Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước nông thôn bền vững tại xã thanh trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 35 - 40)

CHƢƠNG 1 : CƠ Sở LÝ LUậN CủA Đề TÀI NGHIÊN CứU

1.3. Đặc trưng cơ bản về vùng nghiên cứu

1.3.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của vùng nghiên cứu

Thanh Trạch là một xã ven biển, có diện tích 24,39 km2, nằm ở phía Đông Bắc của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 25 km về phía Bắc. Thanh Trạch có đường Quốc lộ số 1 đi qua, phía Đông giáp biển, phía Bắc tiếp giáp với cửa sông Gianh, phía Tây và phía Nam tiếp giáp với các xã Bắc Trạch, Sơn Lộc, Phú Trạch và Lý Hóa, cũng của huyện Bố Trạch. Xã có khoảng 6 km bờ biển.

Theo báo cáo Khảo sát nền kinh tế xã hội, tổng số dân của xã vào đầu năm 2012 là 12.191 người, trong đó có 6.103 người là nữ, chiếm 50,07% dân số của xã. Số hộ là 2.587

hộ, trong đó có 1.548 hộ có chủ hộ là nữ, chiếm 60% tổng số hộ. Mật độ dân số là 500 người/km2. Dân sống tập trung phần lớn gần khu vực Cảng Sông Gianh, một số nhỏ sinh sống và làm dịch vụ du lịch ở khu vực Đá Nhảy. Các khu vực khác là nơi trồng cây lương thực và trồng rừng. Xã Thanh Trạch có 8 thôn gồm: thôn Thanh Vinh, Thanh Xuân, Thanh Khê, Thanh Giang, Thanh Hải, Quyết Thắng, Tiền Phong và Đá Nhảy.

Hình1.1: Vị trí xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Thanh Trạch có tốc độ tăng trưởng trung bình trong bảy năm gần đây từ 14 - 15%. Xã có nền kinh tế dựa vào tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ - du lịch, chiếm tới 60% cơ cấu kinh tế, có giá trị sản xuất là 50 tỷ trong năm 2011. Nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 40% giá trị sản xuất, trong đó, ngư nghiệp là ngành có thu nhập cao, chiếm tới 65%, còn trồng trọt và chăn nuôi chỉ chiếm 35%. Ngoài ra, xã hiện có trên 600 lao động đang ở nước ngoài (chủ yếu là nam), hàng năm gửi về địa phương trên 50 tỷ đồng. Thu nhập bình quân trên đầu người của xã là 18 triệu đồng/năm trong năm 2011. Theo phân loại của UBND xã, có bốn nhóm thu nhập ở xã Thanh Trạch, trong đó số hộ giàu chiếm tới 30%; hộ khá chiếm 35%; hộ trung bình chiếm 29%; và hộ nghèo chỉ còn 122 hộ chiếm 4,7%.

Xã Thanh Trạch có một trường mầm non, hai trường tiểu học và một trường trung học cơ sở. Không có trẻ em nào trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở trong năm học 2011-2012 phải nghỉ học vì lý do gia đình khó khăn hoặc ốm đau bệnh tật. Tất cả các trường đều có nhà vệ sinh riêng cho nam và nữ.

Hiện tại tất cả các thôn đã được trang bị loa phát thanh truyền thông về tất cả các chính sách của Đảng và Nhà nước và chính quyền địa phương. Phương pháp truyền thông qua hệ thống loa đài này được người dân ưa thích, vì phương pháp này có thể cung cấp thông tin rộng rãi tới nam, nữ, người già, trẻ em, và đặc biệt là người nghèo.

1.3.3. Hiện trạng cấp nước và vệ sinh môi trường tại địa bàn nghiên cứu

Cấp nước và vệ sinh môi trường vùng nông thôn đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam khi 70,2% (trong năm 2009)dân số nông thôn chưa tiếp cận với nước máy, 60% chưa được tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh từ tất cả các nguồn [43]. Thậm chí với những nơi nước máy đã có, nó thường cũng chưa đạt tiêu chuẩn an toàn. Chất lượng công trình vệ sinh kém cộng với hành vi không hợp vệ sinh làm xấu hơn tới tình hình sức khỏe và giảm hiệu quả lao động trong khu vực dự án. Ô nhiễm từ nhiễm mặn, chất thải gia súc, chất thải từ buôn bán và các chất hóa học nông nghiệp ngày càng đe dọa sức khỏe cộng đồng. Có tới nửa các trường hợp bệnh tật của cộng đồng ở Việt Nam là liên quan tới cấp nước và vệ sinh kém

Theo báo cáo khảo sát nền kinh tế xã hội, tại xã Thanh Trạch chưa có hệ thống cấp nước máy ngoại trừ một vài hộ dân được kết nối với đồn biên phòng gần nhà. Nguồn nước chính là giếng đào/giếng khoan, ở đây nước bị nhiễm phèn cao và thậm chí một số nơi bị nhiễm dầu bị lưu lại trong đất từ thời chiến tranh. Do đó, hầu hết mọi người sử dụng nguồn nước giếng để sinh hoạt trong gia đình: tắm rửa, giặt giũ và phải mua nước cho ăn uống từ nhà cung cấp và được đưa tới bằng xe tải với giá cao (150.000 đồng/m3).

Tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh riêng chiếm tới 90%, trong đó nhà vệ sinh tự hoại chiếm khoảng 50%; nhà vệ sinh một, hai ngăn và tự đào chiếm 40%, nhưng không phải tất trong số này có nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Hầu hết những hộ gia đình mà không có nhà vệ sinh riêng là hộ nghèo và hộ cận nghèo. Họ thường dùng chung nhà vệ sinh với họ hàng hoặc

hàng xóm, hoặc đi vệ sinh ngoài đồng ruộng hoặc bìa rừng.

Hệ thống thoát nước của các hộ dân hoàn toàn là tự thấm, một số khu vực công cộng đã xây hệ thống thoát nước nhưng đã bị xuống cấp và tắc do rác thải. Toàn xã thường bị ngập sau khi mưa với độ sâu trung bình từ 0,5 đến 1m. Xã đã có dịch vụ thu gom rác nhưng hoạt động chưa tốt do ngân sách hạn chế và nhiều người vẫn xả rác không ở các điểm tập trung rác

Các vấn đề bức xúc nhất về môi trường của địa phương vào thời điểm khảo sát là thiếu nước sạch sinh hoạt, thiếu hệ thống thoát nước, thu gom rác thải và thiếu nhà vệ sinh hợp vệ sinh cho các hộ nghèo và cận nghèo.

1.3.4. Tình hình bệnh tật liên quan đến cấp nước và vệ sinh tại địa bàn nghiên cứu

Tổng số ca khám bệnh được ghi nhận tại trung tâm y tế xã trong năm 2011 là 878 ca với dân số 12.191 người, trong đó có 250 ca liên quan tới bệnh ngoài da như ghẻ, chấy rận, 120 ca bệnh đường ruột, 455 ca bệnh phụ khoa, 28 ca bệnh về mắt, và 25 ca ung thư. Tổng số ca bệnh phụ nữ là 670 ca.

(Nguồn; Báo cáo khảo sát kinh tế - xã hội của dự án)

Hình 1.2: Các ca bệnh tật liên quan đến cấp nƣớc và vệ sinh đƣợc báo cáo trong cộng đồng xã Thanh Trạch

Nguyên nhân số ca mắc bệnh đường ruột tương đối cao là do người dân vẫn có thói quen uống nước chưa đun sôi, ăn rau sống, thức ăn không đảm bảo, không rửa tay trước khi ăn. Trong các gia đình, phụ nữ vẫn là người đảm nhận chính các công việc nhà: nấu cơm, giặt giũ, rửa ráy, dọn nhà vệ sinh, chăm sóc người già và trẻ nhỏ. Do vậy, phụ nữ trong gia đình là người tiếp xúc với nước thường xuyên hơn nam giới nên số ca mắc bệnh lên quan đến nước xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới (số ca mắc bệnh ở phụ nữ chiếm tỷ lệ cao, bằng một nửa tổng số ca).

Việc không có thời gian để để ý đến các hành vi vệ sinh đúng (rửa tay, uống nước đun sôi, trực tiếp sờ đến phân (vệ sinh cho trẻ và người bị ốm, dọn nhà vệ sinh,…) không những khiến bản thân người phụ nữ mắc bệnh mà còn có thể khiến những đứa con của họ (do phụ nữ chăm sóc) cũng mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Bênh cạnh đó, đặc điểm sinh học của phụ nữ cũng dễ bị tổn thương hơn khi phải sử dụng nguồn nước không sạch, do vậy phụ nữ trong khu vực dự án thường mắc các bệnh phụ khoa khi nguồn nước giếng (dùng cho tắm, giặt) không đảm bảo.

Ngoài ra, bệnh hô hấp cũng xảy ra khá phổ biến đối với trẻ em trong khu vực dự án. Theo cán bộ trạm y tế xã nguyên nhân chủ yếu do thời tiết khắc nghiệt và ô nhiễm từ mùi nước thải của các hộ chăn nuôi, cồng rãnh và việc đốt rác trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước nông thôn bền vững tại xã thanh trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)