Truyền thông của cộng đồngtrong khu vực dựán nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước nông thôn bền vững tại xã thanh trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 65 - 69)

Các chủ đề truyền thông trong kế hoạch hành động dựa vào cộng đồng và thông

Tuyên truyền/Truyền thông về dự án Truyền thông cái gì? Truyền thông bằng hình thức nào? Đối tượng truyền thông là ai?

tin – giáo dục- truyền thông cho cộng đồng trong khu vực nghiên cứu, bao gồm: i. Những thông tin chung về dự án

ii. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh iii. Vệ sinh môi trường nông thôn iv. Rửa tay với xà phòng

v. Sử dụng nước máy.

Công trình cấp nước sau đầu tư sẽ không hiệu quả nếu người dân không sử dụng hoặc sử dụng lãng phí, không có ý thức bảo vệ nguồn nước, hệ thống trang thiết bị cấp nước và đường ống nước. Vì thế, bên cạnh việc đầu tư xây dựng các công trình cấp nước, điều quan trọng hiện nay là làm thế nào để người dân thuộc khu vực dự án hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng nước máy, sử dụng nước máy đúng cách và có ý thức bảo vệ nguồn nước cũng như công trình cấp nước để công trình được vận hành một cách hiệu quả, bền vững.

Bảng 3.3 dưới đây cung cấp nội dung thông tin truyền thông của các tuyên truyền viên trong khu vực dự án nghiên cứu về việc sử dụng nước máy:

Bảng 3.3: Nội dung thông tin truyền thông về việc sử dụng nƣớc máy Nội dung thông tin truyền thông về việc sử dụng nƣớc máy

1. Thông tin về sử dụng nước trên Thế giới, Việt Nam và trong khu vực dự án. 2. Kiến thức chung về nước:

- Tầm quan trọng của sử dụng nước máy; - Tại sao nguồn nước bị ô nhiễm;

- Hậu quả của việc sử dụng nước ô nhiễm;

- Nước máy và hệ thống cấp nước tập trung : Nước máy là gì; Nước máy được sản xuất như thế nào;

- Phí đấu nối, giá nước và phí sử dụng nước máy. 3. Sử dụng và bảo quản công trình cấp nước:

- Quyền lợi, nghĩa vụ của đơn vị cấp nước và người sử dụng nước; - Làm thế nào để sử dụng nước máy hợp lý, tiết kiệm và hợp vệ sinh; - Bảo vệ nguồn nước và công trình cấp nước.

chi tiết và cụ thể. Tuy nhiên, một trong những vấn đề mà người dân nơi đây quan tâm nhất là giá nước, số tiền nước phải trả hàng tháng (Phí sử dụng nước) và chi phí đấu nối. Các thông tin về giá nước, phí sử dụng nước và chi phí đấu nối của dự án như sau:

Bảng 3.4: Thông tin về giá nƣớc, phí sử dụng nƣớc và chi phí đấu nốicủa khu vực nghiên cứu

- Giá nước: do UBND tỉnh quy định, áp dụng cho ba năm vận hành đầu tiên có thể ở mức 7.800 đồng/m3

- Phí sử dụng nước: là số tiền mà các hộ gia đình phải trả khi sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung. Phí sử dụng nước được tính bằng lượng nước (số m3) sử dụng nhân với giá nước. Phí này được dùng để chi trả cho việc vận hành, bảo dưỡng nhà máy nước, chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, chi phí sửa chữa đường ống hỏng, lương cho cán bộ, nhân viên nhà máy nước,…

- Theo số liệu thống kê của UBND xã, thu nhập bình quân trên đầu người xã Thanh Trạch là 1,5 triệu đồng/người/tháng, tương ứng với 7,1 triệu đồng/hộ/tháng. Hóa đơn tiền nước của các hộ thấp hơn so với 3% thu nhập bình quân tháng của hộ gia đình.

- Phí đấu nối là phí đối ứng của người hưởng lợi để xây dựng hệ thống cấp nước tập trung. Theo Hiệp định Vay vốn giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), người hưởng lợi sẽ đóng góp tối đa 5% tổng vốn xây dựng công trình cấp nước. Vì thế, hộ gia đình ở mỗi dự án khác nhau sẽ đóng góp một khoản phí đấu nối khác nhau tùy thuộc vào quy mô và công suất của công trình cấp nước.

Để mọi người trong cộng đồng, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương đều có cơ hội sử dụng nước sạch, dự án sẽ miễn phí đấu nối cho tất cả hộ nghèo và những hộ cận nghèo mà phụ nữ có thu nhập duy nhất.

Phỏng vấn sâu tại thôn Thanh Xuân, các tuyên truyền viên sức khỏe và vệ sinh chưa giải thích được các vấn đề về giá nước và số tiền nước phải trả hàng tháng cho người dân:“Có nước sạch sử dụng thì tốt, còn mua bán nước như thế nào thì người ta, Ban quản lý nước ấy, người tacó barem (khung giá) của người ta. Như thế nào thì người ta có hết rồi, bây giờ người dân nếu mà dùng nước mất tiền ấy thì chắc chắn là khó khăn,…” (PVS Nam, 44 tuổi, thôn Thanh Xuân, xã Thanh Trạch).

phải có sách, mách có chứng”: “Đến bọn tớ còn chả nắmđược thông tin gì cả, ông (dự án) đến đâu rồi, đồng hồ đến đâu là phải cập nhật thông tin đến người dân, rồi đồng hồ cách nhà dân bao nhiêu mét cũng chả nắm được, chứ không dânngười ta vặn cho đấy” (PVS, nam, 36 tuổi,thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch).

Điều này cho thấy, việc tuyên truyền ở địa phương không hẳn lúc nào cũng rõràng, người dân tin vào tuyên truyền viên hơn là tin vào một con số cụ thể. Bên cạnh đó, nội dung tuyên truyền cũng có sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ.Nam giới tập trung tuyên truyền nhiều hơn về vấn đề kỹ thuật, trong khi đó phụ nữlại quan tâm nhiều hơn đến vấn đề lợi ích. Điều này cũng cho thấy, tuyên truyền viên nữ thường đi tuyên truyền cho chị em phụ nữ, trong khi đó nam giới thường hướng đến đối tượng là nam nhiều hơn.Các hình thức truyền thông về chủ đề sử dụng nước máy được áp dụng tại địa bàn nghiên cứu (Bảng 3.5).

Bảng 3.5: Các hình thức truyền thông về chủ đề sử dụng nƣớc máy

i. Truyền thông tại các hộ gia đình

ii. Lồng ghép truyền thông trong các cuộc họp cộng đồng iii. Truyền thông tại chợ và các nơi công cộng

iv. Truyền thông qua loa phát thanh

v. Tổ chức ngày « Thứ Bảy xanh » trên toàn xã

vi. Truyền thông qua tờ rơi, băng rôn, biểu ngữ, pano, áp phích bảng thông tin vii. Tổ chức các buổi văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu về nước sạch, vệ sinh môi

trườngtrong cộng đồng nhân dịp các ngày Môi trường Thế giới, tuần lễ nước sạch,…

viii. Bổ sung nội dung về bảo vệ nguồn nước, sử dụng và bảo quản công trình cấp nướcvào quy định, hương ước của thôn/xóm.

Phụ nữ khi truyền thông thường dùng cách tuyên truyền gần gũi với người dânhơn nam giới. Nam giới thường tập trung vào các kênh thông tin chính thức, trong khi đó, phụ nữ tập trung nhiều vào các thông tin phi chính thức nhiều hơn. Mặc dù có những cách thức, đối tượng và nội dung khác nhau, nhưng có thể nói, truyền thông là một hình thức tham gia phổ biến nhất và là một kênh đem lại nhiều thông tin cho người dân trong dự án này.

3.2.4. Cộng đồng tham gia dự án qua hình thức “tham dự các cuộc họp”

Các dự án của các nhà tài trợ nước ngoài thường có những buổi tham vấn lấy ý kiến của người dân thông qua việc họp dân hay thảo luận nhóm. Vấn đề cần được tham vấn về điều kiện cấp nước, vệ sinh, tái định cư, môi trường, giới, dân tộc thiểu số và các thông tin khác có liên quan. Việc tham vấn lấy ý kiến cộng đồng thường được thực hiện thông qua hình thức họp cộng đồng, khảo sát, hòm thư góp ý, thảo luận nhóm hoặc gặp gỡ trực tiếp để phỏng vấn, trong đó đặc biệt quan tâm đến ý kiến của nhóm người nghèo, nhóm phụ nữ và nhóm dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước nông thôn bền vững tại xã thanh trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)