Phươngpháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước nông thôn bền vững tại xã thanh trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 46)

CHƢƠNG 2 : ĐốI TƢợNG, PHạM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CứU

2.4. Cách tiếp cận và phươngpháp nghiên cứu

2.4.2. Phươngpháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, học viên sử dụng thông tin thu thập được trong khuôn khổ của dựán cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn vùng miền Trung (dự án), bên cạnh đó, học viên sử dụng một số phương pháp để tự thu thập thông tin, cụthể như sau:

2.4.2.1. Cácphươngphápthuthậpthôngtinđượcsửdụngtrongkhuônkhổdựán

a) Thu thập và phân tích thông tin nguồn thứ cấp

Các thông tin thu thập và phân tích là các dữ liệu thống kê và báo cáo thường niên của Ban quản lý dự án tỉnh, UBND xã, Trung tâm Y tế, và trường học. Bên cạnh đó, thiết kế một bảng thu thập thông tin thống kê cấp xã để tìm hiểu tình hình dân số, nhân khẩu, lao động việc làm, cơ sở hạ tầng và bệnh tật ở địa phương tại thời điểm khảo sát.

b) Đánh giá nhanh nông thôn

Phương pháp Đánh giá nhanh nông thôn (RRA) là một quá trình đánh giá có người dân tham gia với mục đích là cung cấp cho cộng đồng về thực trạng nguồn tài nguyên, hiện trạng môi trường, tiềm năng, thuận lợi, khó khăn của cộng đồng. Đặc biệt tìm hiểu sự đóng góp và khả năng chi trả của người sử dụng nước; khả năng, năng lực quản lý và các cơ chế tài chính của dịch vụ đáp ứng nhu cầu. Sự thoả mãn nhu cầu và sự hài lòng của người sử dụng là mục tiêu hàng đầu mà bất kỳ các dịch vụ cấp nước nào cũng đều phải hướng đến. Để làm điều này, học viên tạo ra những cơ hội cho người sử dụng bày tỏ tiếng nói và nguyện vọng của mình. Trên cơ sở đó, giúp chúng ta nắm bắt nhanh chóng và chính xác ở mức độ nào, các dự án đã quan tâm đến tiếng nói và nhu cầu của người sử dụng và người sử dụng hài lòng như thế nào đối với các dịch vụ cấp nước.

c) Phương pháp phỏng vấn cấu trúc

Phương pháp này sử dụng một phần dữ liệu gốc của khảo sát kinh tế - xã hội bằng bảng hỏi (Xem phần Phụ lục 2- Bảng hỏi khảo sát hộ gia đình), kết hợp phỏng vấn sâu các đối tượng là các cán bộ xã, cán bộ thôn và một số người dân trong khu vực xã. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề các thông tin về tình hình cấp nước, vệ sinh và sức khỏe tại địa phương. Khả năng tham gia và chi trả trong việc sử dụng các dịch vụ cấp nước và vệ sinh. Mức độ hiểu biết và khả năng tham gia vào dự án.

Khảo sát bằng bảng hỏi trong khảo sát kinh tế - xã hội được tiến hành chọn mẫu khoảng 5% số hộ gia đình trên địa bàn xã Thanh Trạch. Tổng số có 130 hộ gia đình của 4 trong số 8 thôn của xã Thanh Trạch được tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi trong khảo sát kinh tế - xã hội.

Cách chọn mẫu: Để mẫu chọn mang tính đại diện, có 4 thôn được lựa chọn làm đại diện cho xã để thực hiện điều tra, dựa trên tiêu chí: 1 thôn khá giả hơn và nằm ở địa bàn thuận lợi hơn, 1 thôn nghèo hơn và nằm ở vị trí kém thuận lợi hơn, và 2 thôn trung bình cả trong 2 tiêu chí trên. Số lượng các hộ được phỏng vấn được tính theo tỉ lệ quy mô dân số của các thôn. Nhằm tập trung vào vấn đề giảm nghèo và vấn đề giới, số lượng hộ nghèo trong khảo sát tương ứng với tỷ lệ nghèo mà UBND xã cung cấp và khoảng 50% người được phỏng vấn là nữ. Các hộ thuộc nhóm dễ bị tổn thương (như hộ nghèo, hộ có phụ nữ làm chủ hộ) cũng được chú trọng. Một danh sách các hộ gia đình được các trưởng thôn chuẩn bị dựa trên các tiêu chí trên. Việc lựa chọn các hộ để phỏng vấn theo danh sách sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên cho đến khi đủ số lượng đề ra.

2.4.2.2. Cácphươngphápthuthậpthôngtinđượchọc viên sử dụng

a) Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp này tập trung phân tích, đánh giá điểm mạnh - điểm yếu – thuận lợi (cơ hội) - khó khăn (thách thức) đối với sự tham gia của cộng đồng trong dự án cấp nước sạch nông thôn theo hướng xây dựng nông thôn mới.

SWOT dùng trong nghiên cứu này để phân tích thực trạng sự tham gia của cộng đồng với điểm mạnh đề cập đến những thuận lợi, ưu điểm, thế mạnh hiện tại của sự tham gia của cộng đồng theo hướng xây dựng nông thôn mới mà địa phương cần duy trì, tận dụng và phát triển.

Điểm yếu đề cập đến những lĩnh vực giống như điểm mạnh, nhưng là những tồn tại, khó khăn mà địa phương đang gặp phải. Chúng được coi là những rào cản đang hạn chế sự phát triển của địa phương/ngành, đo đó cần được khắc phục, thay đổi hoặc chấm dứt. Ví dụ, các tổ chức xã hội tham gia mang tính hình thức vào công tác tuyên truyền vận động; năng lực hạn chế của một phần đội ngũ cán bộ công chức, v.v.

Cơ hội đề cập đến thời cơ đang xuất hiện và sẽ xuất hiện trong tương lai mà địa phương cần nắm bắt và tận dụng để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. Những cơ hội này có thể là: Cơ chế chính sách, chương trình đầu tư; Sự phát triển hoặc kém phát triển của các địa phương lân cận; Các thay đổi về thể chế và nhân sự ở cấp trên.

Thách thức đề cập đến các đe dọa có thể làm suy yếu hoặc tổn hại đến sự phát triển, đến những điểm mạnh của địa phương, các nguy cơ cản trở sự xuất hiện các cơ hội, v.v mà địa phương phải tìm ra các giải pháp đối phó có hiệu quả. Ví dụ: Thiên tai và tình trạng biến đổi khí hậu; Khó khăn về ngân sách,...

Sau khi đã tìm ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự tham gia của cộng đồng trong dự án cấp nước sạch nông thôn theo hướng xây dựng nông thôn mới, tiến hành tổng hợp và phân loại chúng nhằm tìm ra đâu là những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức lớn/cơ bản đối với sự thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. Qua đó, xác định được những ưu tiên cho việc khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước sạch để góp phần xây dựng nông thôn bền vững ở khu vực nghiên cứu.

b)Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc

Học viên tiến hành phỏng vấn 15 trường hợp cho cả3 thôn (thôn Quyết Thắng, thôn Thành Vinh và thôn Thanh Xuân). Mỗi thôn có 5 phỏng vấn (10 đối với nữ và 5 đối với nam).

Nội dung trao đổi bao gồm: Xác định các vấn đề về cấp nước sạch và vệ sinh, đánh giá hoạt động, cách thức tham gia và vai trò tham gia của cộng đồng, đề xuất giải pháp thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước sạch để góp phần xây dựng nông thôn bền vững ở khu vực nghiên cứu.

Việc lựa chọn đối tượng để phỏng vấn bao gồm các tiêu chí: phải là những người tham gia vào dựán (ít nhất họ cũng đã từng được mời đi họp về dựán một lần).

Phỏng vấn này dựa trên những vấn đềđã nêu trong hướng dẫn phỏng vấn (Phụ lục 1- Hướngdẫn phỏng vấn bán cấu trúc).

c)Phương pháp quan sát thực tế

Mục đích quan sát được sử dụng trong luận văn với tư cách là phương pháp thu thập thông tin bổ sung nhằm xem xét vai trò, thái độ tham gia của cộng đồng trong các hoạt động của dự án: Quan sát vai trò tham gia của cộng đồng trong các hoạt động truyền thông; Quan sát thái độ của lãnh đạo khi được hỏi về sự tham gia của cộng đồng trong các giai đoạn của dự án...Vị trí quan sát sẽ không cố định, tùy thuộc vào thời điểm nơi xảy ra hoạt động và việc ghi chép được thực hiện theo trình tự thời gian.

d)Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Ngoài những phương pháp thu thập số liệu trực tiếp nêu trên, học viên còn sử dụngphương pháp nghiên cứu tài liệu. Mục tiêu của việc thu thập và nghiên cứu tài liệu là tổng hợp và kế thừa lý thuyết, bài học kinh nghiệm thực tế từ các thành quả nghiên cứu trước đây trên thế giới và ở Việt Nam. Trên cơ sở đó phân tích các nguồn tài liệu và số liệu có liên quan đến đề tài một cách có chọn lọc, nhằm đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước nông thôn bền vững tại xã thanh trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)