Kinh tế Xã hội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do ngập lụt khu vực hạ lưu sông cả luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 25)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3.5. Kinh tế Xã hội:

Về kinh tế: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2016 cao hơn mức tăng trƣởng bình quân của cả nƣớc (ƣớc 6,3%-6,5%), với cơ cấu nhƣ sau: Nông, lâm ngƣ nghiệp chiếm 26,3%; Công nghiệp, xây dựng chiếm 32,3%; Dịch vụ chiếm 41,4%.Tổng thu nhập

bình quân đầu ngƣời khoảng 31 triệu đồng/ngƣời/năm. Kinh tế phát triển tập trung chính ở khu vực hạ lƣu sông Cả nhƣ thành phố Vinh - Cửa Lò gắn với khu kinh tế Đông Nam, khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ Quỳ. Một số ngành công nghiệp có thế mạnh nhƣ các ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa, giấy...

Hiện trạng nông nghiệp: Trồng trọt: Diện tích trồng cây lƣơng thực chủ yếu tập trung ở đồng bằng, chủ yếu trồng cây lƣơng thực nhƣ: lúa, ngô, khoai, sắn và các cây ăn quả nhƣ: cam, dứa. Tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm 19%.

Chăn nuôi: Chủ yếu là chăn nuôi theo hộ gia đình gồm: trâu, bò, lợn, gia cầm..., số gia súc trên lƣu vực gần 600.000 con (2012), gia cầm 20.000 con (2012, lợn khoảng 1 triệu con (2012).

Về xã hội: Nghệ An là địa phƣơng có tỷ lệ hộ nghèo, nhất là thƣợng lƣu lƣu vực sông giảm đáng kể (2,6%- năm 2016); giải quyết việc làm cho khoảng hơn 37 ngàn lao động; tỷ lệ dân nông thôn và vùng núi đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh đạt hơn 70%; tỷ lệ dân số đô thị loại 4 trở lên đƣợc dùng nƣớc sạch khoảng 80% và tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo khoảng 59%.

Về dân số: Nghệ An là tỉnh đông dân cƣ với tổng dân số hơn 2,94 triệu ngƣời, mức độ tập trung dân số của tỉnh không cao, mật độ dân số của tỉnh không cao chỉ có 178 ngƣời/ km2, trong đó vùng đồng bằng có mật độ dân số 678 ngƣời/ km2, cao hơn miền núi 8,7 lần. Dân số trong độ tuổi lao động có 1,85 triệu ngƣời chiếm 63,1% dân số toàn tỉnh.

1.3.6. Mạng lưới sông ngòi:

Hệ thống sông Cả có 44 sông nhánh cấp I, với những sông nhánh lớn: Nậm Mô, Nậm Nơn, sông Hiếu, sông Giăng trong đó sông Hiếu là sông có diện tích lớn nhất với F = 5.340km2. Các sông này đóng góp lƣợng dòng chảy đáng kể vào dòng chính.

Dòng chính sông Cả bắt nguồn từ dãy núi cao thuộc tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) có độ cao đỉnh núi: 2.000m, chảy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam vào Viêt Nam. Sông Cả không có phân lƣu, toàn bộ lƣợng nƣớc đều đổ ra biển tại Cửa Hội. Đặc điểm chính của các nhánh chính nhƣ sau:

Sum có độ cao 2.620m, thuộc tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), sông đổ vào sông Cả tại Cửa Rào. Sông chảy qua vùng có lƣợng mƣa năm nhỏ chỉ đạt trung bình từ 1.200- 1.300mm, là tâm khô hạn của Bắc Trung Bộ. Lƣợng dòng chảy năm chỉ chiểm 9,3% tổng dòng chảy năm toàn lƣu vực.

+ Sông Hiếu là sông nhánh cấp I lớn nhất bắt nguồn từ dãy núi cao Phu Hoạt có độ cao đỉnh núi 2.452m trên huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ đổ vào sông chính tại ngã ba Cây Chanh. Diện tích toàn bộ lƣu vực là 5.340km2, chiều dài sông là 228km, lƣợng mƣa trung bình thƣợng nguồn sông là 2.200mm, hạ du là 1.600mm. Dòng chảy năm chiếm 32,3% dòng chảy sông Cả tại Yên Thƣợng. Lũ lớn trên sông Hiếu xảy ra vào các năm 1962, 1978, 1988, 2010, 2013.

+ Sông Giăng: sông bắt nguồn từ vùng núi cao của dãy Trƣờng Sơn, sông có chiều dài 77km. Sông chảy qua vùng có lƣơng mƣa năm lớn trên lƣu vực 2.200mm. Lòng sông hẹp, ngắn và đổ vào sông Cả tại Thanh Tiên. Dòng sông nhiều thác ghềnh.

+ Sông La là hợp lƣu của hai nhánh Ngàn Phố và Ngàn Sâu có tổng diện tích là 3.210km2 đổ vào hạ lƣu sông Cả tại Chợ Tràng. Sông nhánh lớn Ngàn Sâu, Ngàn Phố bắt nguồn từ vùng núi cao phía Tây Hà Tĩnh có lƣợng mƣa năm lớn. Lũ lớn và lũ quét thƣờng xảy ra trên lƣu vực đặc biệt là trên sông Ngàn Phố gây thiệt hại nghiêm trọng tới cuộc sống và tài sản của dân trong vùng. Những năm lũ lớn nhƣ năm 1960, 1989 và đặc biệt năm 2002, 2010, 2013 gây thiệt hại nghiêm trọng.

1.3.7. Mạng lưới trạm KTTV

Mạng lƣới trạm Khí tƣợng Thủy văn trên lƣu vực với mật độ khá thƣa, thƣờng thì ứng với mỗi huyện là 1 trạm Khí tƣợng hoặc Thủy văn, có nơi là cả Khí tƣợng và Thủy văn. Tuy nhiên số liệu quan trắc khá lâu nhƣ các trạm Khí tƣợng đƣợc thành lập từ sau năm 1957. Trƣớc 1957 cũng có một số trạm khí tƣợng hoặc đo mƣa đƣợc thiết lập nhƣng quan trắc không liên tục do ảnh hƣởng của chiến tranh. Ngoài ra, trên phần lãnh thổ của Lào không có trạm quan trắc Khí tƣợng Thủy văn thuộc mạng lƣới quan trắc Việt Nam.

Tổng số trạm đo mƣa trên lƣu vực là 24 trạm;

Trong đó: có 9 trạm khí tƣợng đo các yếu tố nhƣ: mƣa, nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi, gió, nắng…đó là các trạm: Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tây Hiếu, Tƣơng Dƣơng, Con Cuông, Đô Lƣơng, Vinh, Hƣơng Khê, Hƣơng Sơn. Một số trạm có số liệu dài nhƣ

Vinh từ năm 1906, Tƣơng Dƣơng từ 1938, Đô Lƣơng từ 1935. Tuy nhiên số liệu các trạm này đều bị gián đoạn. Chỉ sau năm 1954 tại tài liệu mới đƣợc liên tục.

Có 15 trạm thủy văn gồm:

+ 07 trạm thủy văn cấp I: Quỳ Châu, Nghĩa Khánh, Mƣờng Xén, Dừa, Yên Thƣợng, Hòa Duyệt và Sơn Diệm.

+ 05 trạm thủy văn cấp III vùng sông không ảnh hƣởng triều: Thạch Giám, Con Cuông, Đô Lƣơng, Nam Đàn, Chu Lễ và 03 trạm thủy văn cấp III vùng sông ảnh hƣởng triều: Chợ Tràng, Cửa Hội, Linh Cảm.

Bảng 1.4. Danh sách các trạm thủy văn trên lƣu vực sông Cả

STT Tên trạm Địa danh Sông Vĩ độ Kinh độ Các yếu tố quan trắc I NGHỆ AN:

1 Quỳ Châu Châu Hội, Quỳ Châu Hiếu 19033' 105008' H, X, Q 2 Nghĩa

Khánh Nghĩa Khánh, Nghĩa Đàn Hiếu 19026' 105020' H, X, Q 3 Mƣờng Xén Tà Kạ, Kỳ Sơn Nậm Mộ 19024' 104007' H, X, Q 4 Thạch Giám Thạch Giám, Tƣơng Dƣơng Cả 19017' 104020' H,X

5 Con Cuông Chi Khê, Con Cuông Cả 19004' 104051' H,X 6 Dừa Tƣờng Sơn, Anh Sơn Cả 18059' 105002' H, X, Q

7 Đô Lƣơng Đô Lƣơng Cả 18054' 105017' H,X

8 Yên Thƣợng

Thanh Yên, Thanh

Chƣơng Cả 18041' 105023' H, X, Q

9 Nam Đàn TT Nam Đàn Cả 18042' 105029' H,X

10 Chợ Tràng Hƣng Phú, Hƣng Nguyên Cả 18034' 105038' H,X 11 Của Hội Nghi Hải, Nghi Lộc Lam 18045' 105043' H,X

II HÀ TĨNH:

1 Sơn Diệm Sơn Diệm, Hƣơng Sơn Ngàn

Phố 18030' 105021' H, X, Q 2 Chu Lễ Hƣơng Thuỷ, Hƣơng Khê Ngàn

Sâu 18

013' 105042' H,X

3 Hoà Duyệt Đức Liên, Đức Thọ Ngàn

Sâu 18

0

22' 105035' H, X, Q 4 Linh Cảm Tùng Ảnh, Đức Thọ La 18032' 105033' H,X

1.3.8. Đặc điểm lũ trên lưu vực sông Cả

a. Lũ và chế độ lũ lớn trên lưu vực sông Cả

Mùa lũ sông Cả có thể chia làm hai thời kỳ lũ chính là lũ tiểu mãn và lũ chính vụ. Lũ tiểu mãn vào khoảng tháng V, VI do hoạt động mạnh của tín phong bắc bán cầu và gió mùa Tây Nam. Lũ chính vụ vào khoảng tháng IX, X do hoạt động của các hình thế thời tiết gây mƣa lớn.

Thời gian bắt đầu, kết thúc mùa lũ và thời gian xuất hiện lũ lớn trên dòng chính sông Cả và các sông nhánh khác nhau, cụ thể:

- Trên dòng chính sông Cả mùa lũ bắt đầu từ tháng VII, vào tháng VI có thể có lũ tiểu mãn, ở thƣợng nguồn kết thúc vào tháng X, ở trung lƣu và hạ lƣu kết thúc vào tháng XI. Lũ lớn nhất thƣờng xuất hiện vào tháng VIII ở thƣợng nguồn, tháng IX ở trung lƣu và hạ lƣu.

- Sông Hiếu mùa lũ bắt đầu từ tháng VIII, kết thúc vào tháng XI. Lũ lớn nhất thƣờng xuất hiện vào tháng X.

- Sông La mùa lũ bắt đầu từ đầu tháng IX, kết thúc vào tháng XI, có thể kết thúc muộn vào tháng XII. Lũ lớn nhất thƣờng xuất hiện vào cuối tháng IX hoặc đầu tháng X.

Bảng 1.5. Khả năng xuất hiện lũ vào các tháng trong năm trên lƣu vực sông Cả

TT Trạm Sông VI VII VIII IX X XI XII

1 Cửa Rào Cả 6,0 17,6 52,9 23,5 2 Dừa Cả 3,4 6,9 17,4 37,9 31,0 3,4 3 Thác Muối Giăng 6,2 12,5 43,8 18,8 18,8 4 Nghĩa Khánh Hiếu 3,6 17,9 35,7 32,1 10,7 5 Yên Thƣợng Lam 5,0 15,0 45,0 25,0 10,0 6 Nam Đàn Lam 3,6 28,6 50,0 14,3 3,6 7 Sơn Diệm Ngàn Phố 3,8 3,8 50,0 30,7 11,5

8 Hòa Duyệt Ngàn Sâu 3,4 10,3 37,9 41,4 6,9

9 Linh Cảm La 7,4 37,0 44,4 11,1

Qua phân tích những trận lũ xảy ra trong gần 40 năm lại đây cho ta thấy, có 19 năm mực nƣớc lũ lớn nhất tại Nam Đàn trùng với mực nƣớc lũ lớn nhất tại Linh Cảm trên sông Cả (đạt tần suất xấp xỉ 50%). Thời gian lũ kéo dài có liên quan đến hình thế thời tiết gây mƣa, phân bố mƣa theo thời gian, khả năng thoát lũ do cơ sở hạ tầng, triều

cƣờng và cả tác động lũ lớn trên sông Cả. Do mức độ tập trung lũ và khả năng xảy ra lũ lớn nhất ở các vùng không đồng thời đã phần nào giảm bớt đƣợc nguy cơ gây lũ lớn ở hạ du. Tuy nhiên, cũng có những năm, do mƣa bão lớn trên diện rộng, lũ đặc biệt lớn xảy ra đồng đều trên toàn bộ hệ thống sông nhƣ năm 1978. Mực nƣớc lũ tại Linh Cảm trên sông Cả không chỉ phụ thuộc vào nƣớc lũ các sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu đổ về mà còn chịu ảnh hƣởng nƣớc vật của lũ sông Cả. Trong trƣờng hợp lũ dòng chính sông Cả xuất hiện đồng bộ với lũ các sông bên hệ thống sông Cả thì mực nƣớc lũ ở Linh Cảm rất cao nhƣ các năm 1978, 1960, 1988, 1983, 2010, 2013.

Theo thống kê các trận lũ từ mức BĐ2 trở lên cho ta thấy, thời gian duy trì lũ ở mức cao (trên BĐ3) trung bình ở thƣợng lƣu ngắn, chỉ khoảng 6 - 12 giờ; ở hạ lƣu: 1 - 2 ngày (tại Nam Đàn) và 1 ngày (tại Linh Cảm). Tuy nhiên, trong những trận lũ đặc biệt lớn thì thời gian duy trì lũ trên BĐ3 cũng khá dài, nhƣ trận lũ lịch sử năm 1978 tại Nam Đàn và Linh Cảm kéo dài tới 5 ngày; trận lũ năm 1988 kéo dài tới 8 ngày tại Nam Đàn và 4 ngày tại Linh Cảm… Đặc tính chung, lũ lớn nhất trong năm ở vùng hạ du thƣờng xuất hiện muộn hơn so với đỉnh lũ năm ở thƣợng nguồn khoảng một tháng. Càng về hạ du lòng sông đƣợc mở rộng, nƣớc lũ bị điều tiết mạnh, do ảnh hƣởng của thuỷ triều nên thời gian duy trì đỉnh lũ kéo dài, thời gian nƣớc rút chậm, thời gian duy trì mực nƣớc lũ ở mực nƣớc cao lâu hơn ảnh hƣởng tới việc bảo vệ đê và sản xuất nông nghiệp.

Vùng lƣu vực sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, lũ lớn nhất năm tập trung vào tháng IX, tháng X với tần suất xuất hiện ngang nhau. Từ năm 1976 đến 2010, số trận lũ vƣợt BĐ3 trên hai nhánh sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu khoảng 12 trận (35%).

b. Diễn biến lũ theo không gian trên lưu vực sông Cả

Thời gian truyền lũ trung bình từ Đô Lƣơng tới Yên Thƣợng là 12  18 giờ, trong các trận lũ đặc biệt lớn có thể dƣới 10 giờ. Thời gian lũ lên nhanh 3  5 ngày ở các lƣu vực sông lớn, một vài giờ ở lƣu vực sông nhỏ. Khi các hình thế gây mƣa tác động mạnh và hoạt động liên tiếp, ở hạ du thời gian duy trì đỉnh lũ có thể đạt từ 3  5 giờ, thời gian lũ kéo dài 15  20 ngày nhƣ các trận lũ lớn năm 1978, 1988 [13].

Cƣờng suất lũ lên rất cao từ 1m/giờ các sông suối nhỏ tới (7  8) m/ngày ở các sông suối lớn. Tốc độ dòng chảy lớn nhất ở dòng chính đạt 2  3m/s [13].

Hình thế thời tiết gây mƣa lũ lớn trên khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó có lƣu vực sông Cả ngày càng phức tạp hơn. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích nguyên nhân các trận lũ lớn [6] đã xảy ra trên lƣu vực sông Cả, chúng ta có thể chia thành những dạng hình thế thời tiết chủ yếu gây mƣa lũ lớn trên lƣu vực sông nhƣ sau (bảng 1.6):

Bảng 1.6. Các hình thế thời tiết gây mƣa lớn trên lƣu vực sông Cả TT Hình thế TT Hình thế

thời tiết Trận lũ Đặc điểm thời tiết Đặc điểm lũ

1 Bão hoặc áp thấp nhiệt đới (B/ATNĐ) Tháng IX/1978

- Bão chồng lên bão liên tục. + 15/IX, bão số 7 + 20/IX, bão số 8 + 26/IX, bão số 9 Mƣa lớn trên lƣu vực sông Hiếu, trung lƣu sông Cả, sông Ngàn Phố

- Lũ lịch sử trên sông Lam + X 1ngmax = 788 mm/ngày tại Đô Lƣơng. + X16-28/IX= 754 mm tại Nghĩa Khánh và 1.649 mm tại Đô Lƣơng. + X

1ngmax = 222 mm/ngày tại Sơn Diệm; + Tại Dừa Qmax= 10.200 m3/s; Ilũmax= 57 cm/giờ + Tại Yên Thƣợng Qmax= 13.000 m3/s; Ilũmax= 65 cm/giờ + Tại Sơn Diệm, Qmax= 3.700 m3/s; Ilũmax = 94 cm/giờ Tháng VIII/2007 - ATNĐ Từ 01÷08/VIII Mƣa lớn trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố

- Lũ đặc biệt lớn xảy ra trên sông La: + Tại Chu Lễ X1ngmax = 353 mm/ngày; Ilũmax = 206 cm/giờ + X 1ngmax = 297 mm/ngày tại Linh Cảm + Tại Hòa Duyệt: Ilũmax = 207 cm/giờ; Qmax= 3.520 m3/s + Tại Sơn Diệm: Ilũmax = 152 cm/giờ 2 Bão kết hợp Không khí lạnh (B+KKL) Tháng X/1988

- Bão số 7 suy yếu gặp KKL tăng cƣờng ngày 12÷13/X gây mƣa lũ lớn

- Lũ lớn xảy ra ở trung lƣu sông Cả, sông Hiếu. Lũ lớn thứ 2 sau lũ lịch sử 1978: + Tại Dừa: Qmax= 8.840 m3/s + Yên Thƣợng: Qmax= 7.230 m3/s + Nghĩa Khánh: Qmax= 4.440 m3/ 3 Bão kết hợp với ATNĐ (B+ATNĐ) Tháng IX/1996 ATNĐ mạnh dần thành bão số 6 ngày 14÷22/IX

- Mƣa lớn với lƣợng mƣa trận nhiều nơi vƣợt 1.000 mm: Hòa Duyệt 1.180 mm; Đô Lƣơng: 1.064 mm; Sơn Diệm 1.007 mm; Nam Đàn 812 mm; Con Cuông: 720 mm; Tây Hiếu 637 mm - Tại Dừa > BĐIII 40 cm; Đô Lƣơng >BĐIII là 17 cm; Nam Đàn > BĐIII 40 cm; Linh Cảm > BĐIII 13 cm; Chu lễ > BĐIII 3 cm.

4 Dải HTNĐ kết hợp với đới gió Đông- ĐN (HTNĐ+G) Tháng IX/2002 Từ 18÷22/IX, ảnh hƣởng của Dải HTNĐ có trục đi qua Trung trung bộ kết hợp với gió Đ- ĐN.

- Mƣa lớn diện rộng, lƣợng mƣa trận lớn: Sơn Diệm 753 mm; Chu Lễ 625 mm; Hƣơng Khê 582 mm; Yên Thƣợng 476 mm. - Lũ lịch sử, lũ quét xảy ra trên sông La + Tại Sơn Diệm Ilũmax = 162 cm/giờ, Qmax= 5.200 m3/s. + Tại Hòa Duyệt Ilũmax = 60 cm/giờ, Qmax= 2.770 m3/s 5 Sự kết hợp của lƣỡi áp cao lạnh lục địa, rãnh áp thấp với vùng áp thấp có trục qua NTB (KKL + các hình thế thời tiết khác) Tháng X/2010 - Từ 14-19/X do sự kết hợp lƣỡi áp cao lạnh lục địa, rãnh áp thấp với vùng áp thấp có trục qua NTB nâng truc lên phía Bắc

- Mƣa lớn với lƣợng mƣa trận nhiều nơi trên 1.000 mm: Hà Tĩnh 1.225 mm; Hòa Duyệt 1.056 mm; Chu Lễ 1.092 mm; Hƣơng Khê 978 mm; X1ngmax = 548 mm (Chu Lễ); 502 mm (Hòa Duyệt). Trên sông La xảy ra lũ lịch sử mới: + Tại Chu Lễ lũ lớn > BĐ III là 306 cm, vƣợt lũ 1960 43 cm, Ilũmax = 53 cm/giờ; + Tại Hòa Duyệt lũ lớn > BĐIII 233 cm, vƣợt lũ 1960 là 9 cm, Ilũmax = 53 cm/giờ.

Tháng VI/2011

- Do ảnh hƣởng của hoàn lƣu bão số 2; của rãnh Áp thấp có trục Tây Bắc -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do ngập lụt khu vực hạ lưu sông cả luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)