CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp đánh giá rủi ro do lũ:
2.3.1. Các phương pháp đánh giá rủi ro do lũ:
Các tham số rủi ro trong nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ lụt đã đƣợc thẩm định một cách riêng biệt và số lƣợng các tham số cũng đƣợc giới hạn. Các trận lũ ngày càng tăng và nƣớc biển dâng do nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu cũng đƣợc tính đến một cách thích hợp. Để có đƣợc những tham số này thì các nghiên cứu phải đƣợc tiếp cận theo hƣớng quản lý tổng hợp rủi ro lũ lụt trong vùng đồng bằng ngập lũt. Số lƣợng các tham số có liên quan tới các khía cạnh: hiểm họa lũ, kinh tế, xã hội và môi trƣờng theo sự phân bố có trọng số của rủi ro lũ. Bên cạnh đó thì đặc trƣng tần suất, cƣờng suất lũ, sự thay đổi của mực nƣớc biển coi nhƣ tham số tính nhạy đối với đánh giá tƣơng lai.
Cùng với khái niệm thì phƣơng pháp đánh giá rủi ro cũng ngày càng phát triển đa dạng. Các phƣơng pháp nhƣ: phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp tích hợp bản đồ và phương pháp chỉ số. Mỗi phƣơng pháp đánh giá có những ƣu, nhƣợc điểm riêng, trong nghiên cứu này áp dụng công cụ Delft – FIAT để đánh giá rủi ro do lũ lụt đó là sử dụng bản đồ độ lộ diện, đánh giá tác động của lũ lụt đƣợc thực hiện cho mỗi trận lũ.
2.3.2. Giới thiệu công cụ DELFT - FIAT:
Đây là công cụ đƣợc xây dựng và phát triển bởi Deltares, cho việc đánh giá tác động của lũ lụtvà một số loại hình thiên tai khác dựa trên phƣơng pháp tổn thất đơn vị. Phƣơng pháp này đƣợc đề xuất bởi De Bruijn năm (2005) [20].
Đây là một phần mềm mã nguồn mở, ngƣời dung có thể đăng ký để lấy mã nguồn (thƣ viện python) và sử dụng nhƣ một phần mềm miễn phí. Delft – FIAT tính toán dựa trên các thƣ viện mã nguồn mở khác nhƣ GDAL và numpy, công cụ đã tích hợp các file thực thi độc lập hoặc cũng có thể sử dụng tập lệnh python. Phƣơng pháp
đánh giá tác động do lũ sử dụng Delft – FIAT: Sử dụng bản đồ độ lộ diện, đánh giá tác động của lũ lụt đƣợc thực hiện cho mỗi trận lũ. Bản đồ rủi ro ngập lụt đƣợc kết hợp với dữ liệu độ lộ diện và mô hình thiệt hại (các đƣờng cong tổn thất) để tính toán tác động dự kiến do ngập lụt đối với từng chu kỳ lặp lại.
Hình 2.8. Nguyên lý làm việc của Delft - FIAT
Nếu thiệt hại là những tổn thất gây ra do 1 sự kiện lũ (đơn vị tính là đơn vị tiền tệ) thì rất khó để so sánh thiệt hại đó giữa các khu vực không gian khác nhau, với các điều kiện về lũ khác nhau (giá trị ngập lụt với cùng tần suất hay độ lặp lại ở mỗi khu vực là không giống nhau). Do đó, để có thể so sánh đƣợc mức độ rủi ro gây ra do lũ ở từng tỉnh thì cần có cách tiếp cận khác. Để đánh giá rủi ro do lũ, giá trị rủi ro đƣợc xem là một thƣớc đo bao gồm xác suất xảy ra và giá trị tác động có liên quan. Giá trị này thể hiện tác động dự kiến hằng năm (tổn thất hàng năm trung bình -AAL). Giá trị rủi ro đƣợc tính toán theo phƣơng pháp đƣợc mô tả nhƣ Hình 2.8. Một quá trình tính toán tƣơng tự đƣợc áp dụng cho tính toán số ngƣời cũng nhƣ các đối tƣợng khác có nguy cơ bị tác động.Mỗi chỉ số đƣợc môtả thể hiện một giá trị rủi ro. Giá trị rủi ro sẽ có đơn vị tính là tiền/năm (đối với các đối tƣợng có thể quy đổi ra tiền), hoặc đối tƣợng/năm (đối với các đối tƣợng không thể quy đổi, ví dụ con ngƣời) [14].
Hình 2.9. Nguyên lý tính toán mức độ rủi ro từ thiệt hại trong Deltf – FIAT
Công cụ Delft – FIAT cho phép tính toán tác động do của lũ lụt lên nhiều đối tƣợng khác nhau. Công cụ gồm 2 thành phần chính: thành phần thiết lập thông số (gồm các file đầu vào dạng GeoTiff hoặc ASCII của các đối tƣợng phơi bày, các hàm thiệt hại của những đối tƣợng cần đánh giá và giá trị ngƣỡng thiệt hại lớn nhất của chúng), việc khai báo các thông số kỹ thuật sẽ thực hiện trên file excel cấu hình; và thành phần lõi tính toán (gồm chƣơng trình tính đã đƣợc đóng gói). Sau khi thiết lập các tham số trong thành phần 1, lõi tính toán này sẽ sử dụng để đƣa ra các kết quả đánh giá dƣới dạng bản đồ &báo cáo. Các bản đồ này có thể đƣợc mở bằng nhiều chƣơng trình GIS phổ biến hiện nay nhƣ ArcGIS… Ngoài ra, với mã nguồn mở, ngƣời dùng cũng có thể tích hợp lõi tính toán này trên các chƣơng trình, giao diện riêng biệt (Hình 2.10).
Hình 2.10. Các thành phần của công cụ Delft – FIAT
Kết luận:
Luận văn đã nghiên cứu đƣợc các cơ sở, điều kiện sử dụng của bộ mô hình MIKE đó là mô hình thủy văn Mike Nam, mô hình thủy lực Mike 11; mô hình thủy động lực Mike 21 và mô phỏng ngập lụt bằng mô hình Mike 21.
Nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc áp dung bằng phƣơng pháp tính chỉ số dựa vào các tiêu chí nhƣ: Độ phơi bày, độ nhạy, khả năng phục hồi qua đó xây dựng đƣợc chỉ số dễ bị tổn thƣơng.
Nghiên cứu công cụ Delft – Fiat hiện nay đang đƣợc áp dụng vào việc tính toán rủi ro do ngập lụt.
Nguyên lý và các số liệu đầu vào cũng đƣợc để cập đây là những dữ liệu rất quan trọng đƣợc đƣa vào tính toán ở trong chƣơng tiếp theo.
CHƢƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG VÀ RỦI RO DO LŨ LỤT Ở LƢU VỰC HẠ LƢU SÔNG CẢ: