Biến vọng Kỳ dấu
NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước
NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước
NHTM niêm yết trên HOSE
NHTM niêm yết trên HNX
Kết
quả hồi quy Hệ số Mức ý nghĩa Kết quả hồi quy Hệ số Mức ý nghĩa Kết quả hồi quy Hệ số Mức ý nghĩa Kết quả hồi quy Hệ số Mức ý nghĩa
BSIZE + - -0.066860 không ý nghĩa thống kê + 0.081894 1% + 0.030066 không có ý nghĩa thống kê + 0.065196 5% CRISK - - -2.214.675 5% - - 1.723.678 1% - - 1.586347 1% + 1.299068 5% EQUITY + - -2.444.939 1% + 0.116911 không ý nghĩa thống kê - - 0.275950 không có ý nghĩa thống kê + 0.268727 không ý nghĩa thống kê LDR + + 0.227241 5% + 0.064893 10 + 0.022798 không có ý nghĩa thống kê - - 0.045370 không ý nghĩa thống kê LOAN + - -0.745202 5% - -0.210583 1% - - 0.111869 không có ý nghĩa thống kê - - 0.244332 5% QOM + + -0.192128 không ý nghĩa thống kê + -0.008464 1% + - 0.008604 1% + - 0.415143 1%
70
Theo bảng 5.2, đối với nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước, đề tài đã xác định được 4 yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng này với xu hướng và mức độ ảnh hưởng cụ thể là:
(i) Rủi ro tín dụng ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận.
(ii)Tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận.
(iii)Quy mô vốn chủ sở hữu ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận. (iv) Quy mô cho vay ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận.
(v) Mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận từ nhiều đến ít lần lượt là các yếu tố như sau: quy mô vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng, quy mô cho vay, tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động.
Đối với nhóm NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước, theo bảng 5.2 đề tài đã xác định được 5 yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng này với xu hướng và mức độ ảnh hưởng cụ thể là:
(i) Quy mô NHTM ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận.
(ii)Tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận.
(iii)Hiệu quả quản lý chi phí ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận. (iv) Rủi ro tín dụng ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận.
(v)Quy mô cho vay ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận.
(vi)Mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận từ nhiều đến ít lần lượt là các yếu tố như sau: rủi ro tín dụng, quy mô cho vay, quy mô NHTM, tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động, hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng.
Đối với nhóm NHTM niêm yết trên HOSE, theo bảng 5.2 chỉ có 2 yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng này với xu hướng và mức độ ảnh hưởng cụ thể là:
(i) Rủi ro tín dụng ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận.
(ii)Hiệu quả quản lý chi phí ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận.
(iii)Mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận từ nhiều đến ít lần lượt là các yếu tố như sau: rủi ro tín dụng, sau đó là hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng.
71
Đối với nhóm NHTM niêm yết trên HNX, theo bảng 5.2 đề tài đã xác định được 4 yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng này với xu hướng và mức độ ảnh hưởng cụ thể là:
(i) Quy mô NHTM ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận. (ii)Rủi ro tín dụng ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận. (iii)Quy mô cho vay ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận.
(iv) Hiệu quả quản lý chi phí ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận.
(v) Mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận từ nhiều đến ít lần lượt là các yếu tố như sau: rủi ro tín dụng, hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng, quy mô cho vay, quy mô NHTM.
Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Cần có gợi ý, khuyến nghị gì để hỗ trợ cho các
nhà quản trị tài chính của các NHTM niêm yết trên TTCK tại Việt Nam áp dụng trong thực tiễn hoạt động nhằm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng mình? Để trả lời cho câu hỏi này, đề tài sẽ đưa ra những gợi ý, khuyến nghị được trình bày tại phần 5.2.
5.2. GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC NHÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH NHTM NHTM
5.2.1. Gợi ý cho các NHTM về quy mô ngân hàng
Theo kết quả nghiên cứu, quy mô ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận của các NHTM, quy mô ngân hàng càng tăng thì lợi nhuận càng tăng. NHTM có thể sử dụng lợi thế kinh tế về quy mô trong việc gia tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần từ đó tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng, bán chéo nhiều sản phẩm. Đồng thời, với quy mô mở rộng, các NHTM có thể gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao hình ảnh uy tín trong mắt khách hàng từ đó có thể tiếp cận được nguồn vốn huy động với giá thấp hơn. Tuy nhiên, các NHTM cũng cần tính toán và có biện pháp sử dụng một cách tối ưu nguồn lực hiện có khi mở rộng quy mô nhằm gia tăng tối đa lợi nhuận. Việc đánh giá danh mục tài sản cần được thực hiện thường xuyên, định kỳ nhằm giúp NHTM phát hiện kịp thời những vấn đề phải giải quyết, từ đó có ứng xử phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo an toàn hiệu quả hoạt động.
72
Đối với nhóm NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước và nhóm NHTM niêm yết trên HNX, các NHTM này cần tập trung tăng trưởng về quy mô ngân hàng, tăng cường mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ hiên đạị..trên cơ sở tận dụng hiệu quả nguồn lực và thực hiện tốt công tác quản trị điều hành.
5.2.2. Gợi ý cho các NHTM về quản trị rủi ro tín dụng
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài, rủi ro tín dụng là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến lợi nhuận và theo hướng ngược chiềụ Kiểm soát rủi ro tín dụng tốt đồng nghĩa hạn chế được nợ xấu, từ đó dự phòng rủi ro được trích lập ít hơn và lợi nhuận của các NHTM sẽ được cải thiện đáng kể. Để làm được điều đó các NHTM cần nghiên cứu, xây dựng chính sách tín dụng phù hợp như chính sách tiếp thị khách hàng, chính sách áp dụng cho từng đối tượng khách hàng tương ứng với từng nhóm khách hàng cụ thể (rủi ro cao - rủi ro thấp, khách hàng mới - khách hàng truyền thống...). Bên cạnh đó, công tác thẩm định cho vay cũng phải được đặc biệt quan tâm, NHTM cần phải có chương trình đào tạo nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ làm công tác tín dụng và thực hiện đào tạo một cách thường xuyên gắn với kiểm tra năng lực. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây xuất hiện tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ nhân viên ngân hàng làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của NHTM, do đó, các nhà quản trị NHTM cần nghiên cứu, có biện pháp chế tài gắn với việc kiểm tra một cách thường xuyên để phát hiện vi phạm và ngăn chặn, xử lý kịp thờị Đối với nợ xấu hiện hữu, các NHTM cần quyết liệt trong việc áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu đối với các tổ chức tín dụng, tận dụng một cách có hiệu quả những chính sách mà Nghị quyết 42 cho phép để thực hiện thu hồi nợ xấu một cách có hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng.
Việc kết hợp giữa hoạt động bảo hiểm và hoạt động ngân hàng cũng cần được nghiên cứu và áp dụng một cách hiệu quả trong thực tiễn. Một số NHTM đã có hoạt động bancasurance, tuy nhiên hoạt động này vẫn còn chưa phát triển mạnh mẽ. Việc mua bảo hiểm cho các khoản vay là cần thiết cho cả bên cho vay là NHTM và bên vay, đặc biệt đối với các khoản vay tín chấp không có đảm bảo
73
bằng tài sản, hoặc đối với các khoản vay hỗ trợ khởi nghiệp cho doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh khi vốn ngân hàng là đòn bẩy giúp doanh nghiệp bắt đầu “khởi nghiệp”.
5.2.3. Gợi ý cho các NHTM về tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động
Kết quả nghiên cứu đúc kết rằng tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động có ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng. Với điều kiện phải đảm bảo được vấn đề thanh khoản, NHTM nên tập trung tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý trên cơ sở tận dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được. Như thế, nguồn thu từ hoạt động tín dụng sẽ giúp NHTM giảm bớt gánh nặng về chi phí huy động vốn, nếu NHTM có thể sử dụng tối ưu nguồn vốn huy động để cho vay thì NHTM sẽ tối đa hóa được lợi nhuận như mong muốn.
Do đó, các NHTM cần nghiên cứu, có chiến lược chính sách phù hợp nhằm gia tăng hơn nữa nguồn vốn huy động trong dân cư, tổ chức kinh tế, nhất là nguồn vốn có giá rẻ, đặc biệt là nguồn vốn của các ngân hàng nước ngoài tài trợ gián tiếp bên cạnh việc tăng trưởng quy mô cho vay và đảm bảo được thanh khoản tốt.
5.2.4. Gợi ý cho các NHTM về quy mô cho vay
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô cho vay cho ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận. Điều này trái với kỳ vọng ban đầu khi đặt giả thuyết nghiên cứụ Điều này cho thấy thực tế các ngân hàng tích cực phát triển kinh doanh tín dụng và chấp nhận mức lợi nhuận thấp, do áp lực phải chiếm lĩnh thị phần càng ngày càng tăng caọ Bên cạnh đó, có giai đoạn kinh tế khủng hoảng, doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, rủi ro tín dụng phát sinh nhiều, nợ xấu tăng caọ Có thể thấy, giữa giả thuyết nghiên cứu và kết quả thực tế đều có sự hợp lý riêng của nó gắn với từng bối cảnh cụ thể. Tuy nhiên, để có thể phát triển một cách bền vững và đạt hiệu quả như mong muốn, các NHTM nên có chiến lược tăng trưởng quy mô cho vay một cách hợp lý trên cơ sở quản trị tốt rủi rọ Nếu không kiểm soát tốt việc tăng quy mô có thể gây ra những hậu quả đáng lo ngại, gây mất an toàn vốn, nợ xấu tăng, lạm phát cũng đẩy lên caọ Việc mở rộng quy mô cho vay phải gắn liền với việc kiểm soát chặt chẽ về chất lượng tín dụng như thẩm định, đánh giá năng lực khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu quả, khả thi,
74
xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng đảm bảo đánh giá khách quan, toàn diện và thống nhất trong toàn ngân hàng, có chính sách mở rộng cho vay ở những lĩnh vực có tiềm năng phát triển, đưa ra các sản phẩm cho vay mới phù hợp với phân khúc khách hàng và tình hình của nền kinh tế hiện tại để vừa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng vừa đảm bảo việc cho vay được quản lý trong tầm kiểm soát nhằm đánh giá, phát hiện kịp thời rủi rọ Các NHTM cần tuân thủ các điều kiện về an toàn tín dụng theo quy định của NHNN theo từng thời kỳ. Thực hiện tốt điều đó, các NHTM có thể mở rộng quy mô cho vay an toàn và đem lại hiệu quả bền vững hơn.
5.2.5. Gợi ý cho các NHTM về hiệu quả quản lý chi phí
Việc tăng cường các biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao lợi nhuân của các NHTM. Các NHTM cần chú trọng hơn việc nâng cao trình độ quản trị của bộ máy lãnh đạo, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên thông qua các lớp học đào tạo, bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm quản lý. Cần có chính sách và hệ thống rà soát chi phí chi tiêu hàng năm và định kì, phân định các mức chi tiêu hợp lý. Bên cạnh đó, cần cơ cấu, sắp xếp lại bộ máy hoạt động, bố trí hợp lý cán bộ công tác trong các phòng ban, tinh gọn bộ máy hoạt động nhằm cắt giảm chi phí nhân viên. Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng suất lao động, tránh tuyển dụng quá nhiều nhân sự không cần thiết. Nghiên cứu phát triển hệ thống ngân hàng điện tử, phát triển các hệ thống quản trị rủi ro đáp ứng các chuẩn mực của Basel.
5.2.6. Khuyến nghị liên quan đến quy mô vốn chủ sở hữu
Quy mô vốn chủ sở hữu không đảm bảo được ý nghĩa thống kê trong mẫu nghiên cứu nàỵ Thực tế để đáp ứng theo yêu cầu tiêu chuẩn Basel theo quy định của NHNN, các NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước gặp phải nhiều vấn đề rất lớn trong việc tăng vốn như chi trả cổ tức bằng tiền mặt theo yêu cầu của Bộ tài chính (điển hình như NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTM cổ phần Công thương Việt Nam), chi phí huy động vốn gia tăng do áp lực huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để có thể tăng quy mô vốn chủ sở hữu, giảm quy mô cho vay để đáp ứng hệ số CAR làm lợi nhuận ngân hàng giảm đi đáng kể.
75
Do đó, biện pháp tăng vốn chủ sở hữu bằng cách chia cổ tức bằng cổ phiếu là phương án tối ưu cho các NHTM trong giai đoạn nàỵ
5.3. GỢI Ý CHO NHÀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC CHỦ THỂ KHÁC
Căn cứ kết quả nghiên cứu trên mẫu là 13 NHTM niêm yết trên HOSE và HNX giai đoạn 2008 - 2018, ngoài việc đánh giá so sánh chỉ số EPS (Earning per share) của từng NHTM trong việc ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần có một cái nhìn khái quát, toàn diện và có đánh giá hướng phát triển của NHTM đối với danh mục đầu tư của mình. Trong phạm vi nghiên cứu này, nhà đầu tư nên chú ý nhóm NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước và niêm yết trên HNX do quy mô có ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng, rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều với mức độ ảnh hưởng thấp hơn và đặc biệt là nhóm NHTM niêm yết trên HNX rủi ro tín dụng lại có tác động cùng chiều với lợi nhuận, quy mô cho vay có tác động ngược chiều nhưng với mức độ ít hơn nhóm NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần xem xét về hiệu quả quản lý chi phí cũng như việc cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự, công tác quản trị điều hành để có thể đưa ra quyết định đầu tư hợp lý vào những ngân hàng có triển vọng lợi nhuận tăng trưởng khả quan.
5.4. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 5.4.1. Hạn chế của đề tài 5.4.1. Hạn chế của đề tài
Đề tài nghiên cứu trường hợp của 13 NHTM đang niêm yết trên TTCK Việt Nam, trong đó có 10 ngân hàng niêm yết trên HOSE và 03 ngân hàng niêm yết trên HNX trong thời gian 11 năm từ năm 2008 đến năm 2018, như vậy, đề tài chưa bao quát tất cả các NHTM tại Việt Nam để có kết quả tổng quan hơn về hệ thống ngân hàng trong nước.
Phạm vi nghiên cứu về nội dung của đề tài chỉ giới hạn ảnh hưởng của các yếu tố đặc thù bên trong của các NHTM dẫn đến kết quả nghiên cứu chỉ giải thích được ở một mức độ nhất định và chưa bao quát hết. Thực tế kết quả nghiên cứu cho thấy cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu ở mức 52,71%. Sự ảnh hưởng còn được giải thích bởi nhiều yếu tố khác chưa được nghiên cứu trong đề tài này như rủi ro tín dụng thông qua chi phí trích dự phòng
76
rủi ro, nợ tiềm ẩn xấu, lãi suất đầu vào – đầu ra, các yếu tố bên ngoài như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, các chính sách của chính phủ…