Thống kê mô tả các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 58)

Biến Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát

PROF 0.1271 0.3153 -0.5633 0.0926 143 BSIZE 8.1267 9.0996 6.0825 0.5157 143 CRISK 0.0202 0.0658 0.0000 0.0117 143 EQUITY 0.0860 0.4220 0.0411 0.0421 143 LDR 0.8563 1.9155 0.2351 0.1924 143 LOAN 0.5340 0.7377 0.1139 0.1254 143 QOM 1.0961 86.3024 0.2798 7.1768 143

41

Căn cứ vào bảng 4.1, tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu đều có 143 quan sát từ 13 NHTM trong thời gian 11 năm, như vậy dữ liệu nghiên cứu có dạng bảng cân bằng. Kết quả thống kê mô tả từng biến như sau:

Thứ nhất, biến phụ thuộc PROF được đo lường bởi lợi nhuận của NHTM và

theo thống kê tại bảng 4.1, PROF có giá trị trung bình 12,71% cho thấy các NHTM đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đảm bảo được hiệu quả lợi nhuận trong quá trình hoạt động. PROF lớn nhất là 31,53% cho trường hợp ACB năm 2008 và nhỏ nhất -56,33% là NHTMCP Tiên Phong vào năm 2011.

Hình 4.1. Lợi nhuận trung bình từng NHTM

Hình 4.1 thể hiện lợi nhuận trung bình theo từng NHTM, theo đó có 7 NHTM có lợi nhuận cao hơn mức trung bình mẫu nghiên cứu bao gồm tất cả 3 NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước là NHTM cổ phần Công thương Việt Nam, NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam và NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và 4 NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước gồm NHTM cổ phần Á Châu, NHTM cổ phần Quân đội, NHTM cổ phần Kỹ thương Việt

0% 4% 8% 12% 16% 20%

42

Nam, NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. Có tổng cộng 06 NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước có lợi nhuận trung bình thấp hơn mức trung bình mẫu nghiên cứu là NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, NHTM cổ phần Phát triển TPHCM, NHTM cổ phần Quốc dân, NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín, NHTM cổ phần Tiên Phong.

Nếu phân tích lợi nhuận trung bình theo năm, hình 4.2 cho thấy lợi nhuận trung bình có xu hướng giảm trong giai đoạn 2009 – 2015, nhiều năm có lợi nhuận trung bình thấp hơn mức trung bình mẫu nghiên cứu và thấp nhất là năm 2013, giai đoạn 3 năm (2013 – 2015) có lợi nhuận trung bình thấp nhất, chỉ đạt khoảng 9%.

Hình 4.2. Lợi nhuận trung bình từng năm

Thứ hai, biến độc lập BSIZE được đo lường bởi logarit của tổng tài sản bình

quân. Theo thống kê tại bảng 4.1, BSIZE dao động từ mức thấp nhất là 6.0825 đến mức cao nhất là 9.0996, cho thấy mẫu nghiên cứu có sự đa dạng về quy mô NHTM, trong đó NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2018 là

8% 10% 12% 14% 16% 18% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Trung bình theo năm Trung bình mẫu nghiên cứu

43

trường hợp có quy mô lớn nhất và NHTM cổ phần Tiên Phong năm 2008 là trường hợp có quy mô nhỏ nhất.

Thứ ba, biến độc lập CRISK được đo lường bởi tỷ lệ tổng dư nợ xấu trên

tổng dư nợ cho vay, theo thống kê tại bảng 4.1 trung bình của mẫu nghiên cứu là 2,02% cho thấy các NHTM đang niêm yết trên TTCK Việt Nam có thể trung bình bị tổn thất 2,02 đồng từ 100 đồng cho vay, dao động từ mức thấp nhất là 0% cho trường hợp NHTM cổ phần Tiên Phong (TPB) năm 2008, 2009 đến mức cao nhất là 6,58% cho trường hợp NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) năm 2012.

Thứ tư, biến độc lập EQUITY được đo lường bởi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên

tổng tài sản bình quân. Theo thống kê tại bảng 4.1, EQUITY có giá trị trung bình là 8.6% với độ lệch chuẩn là 4.21%, điều này cho thấy có sự khác biệt lớn về vốn chủ sở hữu giữa các NHTM được nghiên cứu, với EQUITY có giá trị lớn nhất 42.20% đối với trường hợp của NHTM cổ phần Tiên Phong năm 2008 và giá trị nhỏ nhất 4.11% của NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2018.

Thứ năm, biến độc lập LDR được đo bằng tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy

động. Theo thống kê tại bảng 4.1, LDR có giá trị trung bình là 85,63%, cho thấy các NHTM không sử dụng hết vốn huy động được để cho vay, trong đó giá trị lớn nhất thuộc về NHTM cổ phần nhà TPHCM năm 2008 với 191,55% và nhỏ nhất thuộc về NHTM cổ phần Tiên Phong năm 2008 với 23,51%.

Thứ sáu, biến độc lập LOAN thể hiện qua tổng dư nợ cho vay bình quân

chia cho tổng tài sản bình quân, theo thống kê tại bảng 4.1 LOAN có giá trị lớn nhất là 73,77% cho trường hợp NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2018 và thấp nhất là 11,39% cho trường hợp NHTM cổ phần Tiên Phong năm 2008. Giá trị trung bình là 53,40% cho thấy cơ cấu tài sản của các NHTM niêm yết chủ yếu nghiêng về các khoản cho vay, đây là cơ sở quan trọng tạo nên lợi nhuận trong quá trình hoạt động của các NHTM.

Thứ bảy, biến độc lập QOM được đo lường bởi tỷ lệ chi phí hoạt động trên

tổng thu nhập hoạt động. Thống kê mô tả biến QOM tại bảng 4.1 cho thấy các NHTM đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đảm bảo tốt hiệu quả quản lý thể hiện qua giá trị trung bình ở mức 109,61% (có nghĩa rằng chi

44

phí hoạt động vẫn còn cao hơn thu nhập hoạt động của NHTM). Phân tích chi tiết mẫu nghiên cứu theo thời gian và theo từng NHTM cho thấy NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2010 đạt hiệu quả quản lý cao nhất với tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động nhỏ nhất là 27.98%, bên cạnh đó hiệu quả quản lý rất kém của NHTM cổ phần Tiên Phong năm 2011 đã làm xấu đi hiệu quả quản lý cho toàn bộ các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi gộp chung các quan sát. Để lý giải cho trường hợp QOM rất cao của NHTM cổ phần Tiên Phong năm 2011 và cũng là năm duy nhất ngân hàng thua lỗ, đó là NHTM này phải trải qua giai đoạn tái cơ cấu, thay đổi nhận diện thương hiệu, điều này góp phần đẩy chi phí hoạt động của ngân hàng lên rất caọ

4.2. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN

Đề tài thực hiện gộp chung dữ liệu từ 13 NHTM trong giai đoạn nghiên cứu 11 năm và xác định hệ số tương quan giữa các biến, có đính kèm theo bên dưới từng hệ số tương quan là mức ý nghĩa, kết quả được trình bày tại bảng 4.2.

45

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)