3.3.1. Mẫu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và các tài liệu khác có liên quan từ năm 2008 đến năm 2018 của 13 NHTM đang niêm yết trên TTCK Việt Nam, trong đó có 10 ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) và 03 ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), danh sách các NHTM trong mẫu nghiên cứu trình bày tại phụ lục 1.
3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu
Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán từ năm 2008 đến năm 2018 của 13 NHTM niêm yết trên TTCK Việt Nam thông qua hệ thống dữ liệu FiinPro - Hệ thống dữ liệu tài chính toàn diện và chuyên sâu nhất về Việt Nam, được cung cấp bởi Công ty cổ phần StoxPlus. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sẽ được xác định trên cở sở dữ liệu bảng (panel data) với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và phần mềm Eviews 8.0.
Bộ dữ liệu nghiên cứu của đề tài được trình bày chi tiết tại phụ lục 2.
3.3.3. Công cụ nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM niêm yết trên TTCK Việt Nam được xác định dựa trên cơ sở dữ liệu bảng (Panel data) với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và phần mềm Eviews 8.0.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu cũng như thực hiện các mục tiêu nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM niêm yết trên TTCK Việt Nam.
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để (i) tiếp cận và phân tích cơ sở lý thuyết về lợi nhuận của các NHTM, cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM, (ii) lược khảo và thảo luận các nghiên cứu trước
37
tại Việt Nam và các quốc gia khác về ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận của NHTM, (ii) thiết kế mô hình nghiên cứu và luận giải các giả thuyết nghiên cứu cho từng biến độc lập với biến phụ thuộc và (iii) thảo luận kết quả nghiên cứu, đúc rút kết luận và đưa các gợi ý, khuyến nghị có liên quan.
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu xu hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận của các NHTM đang niêm yết trên TTCK Việt Nam, bao gồm các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể như sau: thống kê mô tả (Descriptive Statistics), phân tích tương quan (Correlation Analysis) và phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel Data Regression), trong đó:
(i) Thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng nhằm cung cấp thông tin khái quát về các biến trong mô hình nghiên cứu, các chỉ tiêu thống kê mô tả bao gồm: giá trị trung bình (Mean), giá trị nhỏ nhất (Mininum), giá trị lớn nhất (Maxinum), độ lệch chuẩn (Standard deviation) và số quan sát (Observations).
(ii) Phân tích tương quan
Phân tích tương quan được sử dụng nhằm xác định mức độ tương quan mạnh hay yếu, cùng hay ngược chiều giữa các biến trong mô hình nghiên cứụ Ngoài ra, phân tích tương quan còn gợi ý nhận diện hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng có xảy ra hay không; theo Gujarati, D. N. (2011), nếu hệ số tương quan của một cặp biến độc lập bất kỳ có giá trị tuyệt đối cao hơn 0.8 thì mô hình có thể gặp lỗi đa cộng tuyến nghiêm trọng. Theo Gujarati, D. N. (2011), có ba cách có thể áp dụng để xử lý hiện tượng đa cộng tuyến: (i) bỏ biến có mức độ tương quan cao với biến số khác, (ii) sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính, và (iii) không làm gì; trong đó, phương pháp thứ hai đặc biệt hiệu quả khi xử lý các mô hình có nhiều biến độc lập.
(iii) Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy dữ liệu bảng cân bằng để kiểm định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM đang niêm yết trên
38
TTCK Việt Nam, sử dụng mô hình bình phương tối thiểu thông thường dạng gộp (Pooled Ordinay Least Squared - Pooled OLS), mô hình các yếu tố ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model – FEM) và mô hình các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM); sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM với giả thuyết H0 là chấp nhận REM, và H1 là chấp nhận FEM; kiểm định Redundant Fixed Effects Tests để lựa chọn giữa FEM và OLS với giả thuyết H0 là chấp nhận OLS, và H1 là chấp nhận FEM và kiểm định Lagrange multiplier (LM) test để lựa chọn giữa REM và OLS với giả thuyết H0 là chấp nhận OLS, và H1 là chấp nhận REM.
Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM đang niêm yết trên TTCK Việt Nam, đề tài sử dụng phương pháp kiểm định t hoặc kiểm định F với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% để xác định mức độ tin cậy về ảnh hưởng của các biến độc lập và biến kiểm soát, và căn cứ hệ số β để giải thích xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các biến này đến biến phụ thuộc.
Hiện tượng đa cộng tuyến sẽ được kiểm định và kết luận thông qua hệ số phóng đại phương sai (VIF – Variance Inflating Factor), nếu VIF lớn hơn 10 thì mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng và ngược lạị
Hiện tượng phương sai sai số thay đổi sẽ được kiểm định và kết luận bằng kiểm định White với giả thuyết như sau: H0 là không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và H1 là có hiện tượng phương sai sai số thay đổị
Hiện tượng tự tương quan sẽ được không cần thực hiện kiểm định nếu kết quả hồi quy được lựa chọn theo FEM vì FEM chỉ quan tâm đến những khác biệt mang tính cá nhân đóng góp vào mô hình nên không có hiện tượng tự tương quan; ngược lại hiện tượng tự tương quan sẽ thực hiện kiểm định và kết luận bằng kiểm định Wooldridge với giả thuyết như sau: H0 là không có hiện tượng tự tương quan và H1 là có hiện tượng tự tương quan.
Sau khi kiểm định các khuyết tật của mô hình, nếu có xảy ra thì kết quả hồi quy cuối cùng sẽ được xác định theo phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng
39
quát (GLS - Generalized Least Square); ngược lại kết quả hồi quy cuối cùng sẽ được xác định dựa trên kiểm định Hausman nói trên.
--- KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã mô tả quy trình nghiên cứu của đề tài với 07 bước thực hiện. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng mô hình hồi quy nhằm đánh giá các yếu tố đến ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; mô hình nghiên cứu bao gồm 01 biến phụ thuộc và 06 biến độc lập, được thiết kế dựa theo nghiên cứu của Rami Obeid và Mohammad Adeinat (2017) có điều chỉnh trên cơ sở kết hợp với nghiên cứu của Hồ Thị Lam (2017).
Trên cơ sở giải thích mẫu nghiên cứu là tất cả các NHTM đang niêm yết trên thị trường chứng khoán chính thức, bao gồm HOSE và HNX; và dữ liệu nghiên cứu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán các năm. Căn cứ vào dạng dữ liệu bảng kết hợp với câu hỏi nghiên cứu cũng như mục tiêu nghiên cứu, chương 3 đã xác định sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, trong đó kết quả nghiên cứu được xác định theo phương pháp thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo Pooled OLS, FEM và REM, hoặc GLS nếu mô hình có khuyết tật đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi hay tự tương quan.
40
CHƯƠNG 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 4 sẽ trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy dữ liệu bảng với phương pháp ước lượng OLS, FEM và REM.
Sau khi kiểm định các khuyết tật của mô hình, nếu mô hình có xảy ra khuyết tật thì kết quả hồi quy sẽ được xác định theo GLS.
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ
Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu của đề tài được thực hiện theo tiêu chí giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và số lượng quan sát; kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu được trình bày tại bảng 4.1.
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến
Biến Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát
PROF 0.1271 0.3153 -0.5633 0.0926 143 BSIZE 8.1267 9.0996 6.0825 0.5157 143 CRISK 0.0202 0.0658 0.0000 0.0117 143 EQUITY 0.0860 0.4220 0.0411 0.0421 143 LDR 0.8563 1.9155 0.2351 0.1924 143 LOAN 0.5340 0.7377 0.1139 0.1254 143 QOM 1.0961 86.3024 0.2798 7.1768 143
41
Căn cứ vào bảng 4.1, tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu đều có 143 quan sát từ 13 NHTM trong thời gian 11 năm, như vậy dữ liệu nghiên cứu có dạng bảng cân bằng. Kết quả thống kê mô tả từng biến như sau:
Thứ nhất, biến phụ thuộc PROF được đo lường bởi lợi nhuận của NHTM và
theo thống kê tại bảng 4.1, PROF có giá trị trung bình 12,71% cho thấy các NHTM đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đảm bảo được hiệu quả lợi nhuận trong quá trình hoạt động. PROF lớn nhất là 31,53% cho trường hợp ACB năm 2008 và nhỏ nhất -56,33% là NHTMCP Tiên Phong vào năm 2011.
Hình 4.1. Lợi nhuận trung bình từng NHTM
Hình 4.1 thể hiện lợi nhuận trung bình theo từng NHTM, theo đó có 7 NHTM có lợi nhuận cao hơn mức trung bình mẫu nghiên cứu bao gồm tất cả 3 NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước là NHTM cổ phần Công thương Việt Nam, NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam và NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và 4 NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước gồm NHTM cổ phần Á Châu, NHTM cổ phần Quân đội, NHTM cổ phần Kỹ thương Việt
0% 4% 8% 12% 16% 20%
42
Nam, NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. Có tổng cộng 06 NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước có lợi nhuận trung bình thấp hơn mức trung bình mẫu nghiên cứu là NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, NHTM cổ phần Phát triển TPHCM, NHTM cổ phần Quốc dân, NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín, NHTM cổ phần Tiên Phong.
Nếu phân tích lợi nhuận trung bình theo năm, hình 4.2 cho thấy lợi nhuận trung bình có xu hướng giảm trong giai đoạn 2009 – 2015, nhiều năm có lợi nhuận trung bình thấp hơn mức trung bình mẫu nghiên cứu và thấp nhất là năm 2013, giai đoạn 3 năm (2013 – 2015) có lợi nhuận trung bình thấp nhất, chỉ đạt khoảng 9%.
Hình 4.2. Lợi nhuận trung bình từng năm
Thứ hai, biến độc lập BSIZE được đo lường bởi logarit của tổng tài sản bình
quân. Theo thống kê tại bảng 4.1, BSIZE dao động từ mức thấp nhất là 6.0825 đến mức cao nhất là 9.0996, cho thấy mẫu nghiên cứu có sự đa dạng về quy mô NHTM, trong đó NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2018 là
8% 10% 12% 14% 16% 18% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Trung bình theo năm Trung bình mẫu nghiên cứu
43
trường hợp có quy mô lớn nhất và NHTM cổ phần Tiên Phong năm 2008 là trường hợp có quy mô nhỏ nhất.
Thứ ba, biến độc lập CRISK được đo lường bởi tỷ lệ tổng dư nợ xấu trên
tổng dư nợ cho vay, theo thống kê tại bảng 4.1 trung bình của mẫu nghiên cứu là 2,02% cho thấy các NHTM đang niêm yết trên TTCK Việt Nam có thể trung bình bị tổn thất 2,02 đồng từ 100 đồng cho vay, dao động từ mức thấp nhất là 0% cho trường hợp NHTM cổ phần Tiên Phong (TPB) năm 2008, 2009 đến mức cao nhất là 6,58% cho trường hợp NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) năm 2012.
Thứ tư, biến độc lập EQUITY được đo lường bởi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản bình quân. Theo thống kê tại bảng 4.1, EQUITY có giá trị trung bình là 8.6% với độ lệch chuẩn là 4.21%, điều này cho thấy có sự khác biệt lớn về vốn chủ sở hữu giữa các NHTM được nghiên cứu, với EQUITY có giá trị lớn nhất 42.20% đối với trường hợp của NHTM cổ phần Tiên Phong năm 2008 và giá trị nhỏ nhất 4.11% của NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2018.
Thứ năm, biến độc lập LDR được đo bằng tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy
động. Theo thống kê tại bảng 4.1, LDR có giá trị trung bình là 85,63%, cho thấy các NHTM không sử dụng hết vốn huy động được để cho vay, trong đó giá trị lớn nhất thuộc về NHTM cổ phần nhà TPHCM năm 2008 với 191,55% và nhỏ nhất thuộc về NHTM cổ phần Tiên Phong năm 2008 với 23,51%.
Thứ sáu, biến độc lập LOAN thể hiện qua tổng dư nợ cho vay bình quân
chia cho tổng tài sản bình quân, theo thống kê tại bảng 4.1 LOAN có giá trị lớn nhất là 73,77% cho trường hợp NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2018 và thấp nhất là 11,39% cho trường hợp NHTM cổ phần Tiên Phong năm 2008. Giá trị trung bình là 53,40% cho thấy cơ cấu tài sản của các NHTM niêm yết chủ yếu nghiêng về các khoản cho vay, đây là cơ sở quan trọng tạo nên lợi nhuận trong quá trình hoạt động của các NHTM.
Thứ bảy, biến độc lập QOM được đo lường bởi tỷ lệ chi phí hoạt động trên
tổng thu nhập hoạt động. Thống kê mô tả biến QOM tại bảng 4.1 cho thấy các NHTM đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đảm bảo tốt hiệu quả quản lý thể hiện qua giá trị trung bình ở mức 109,61% (có nghĩa rằng chi
44
phí hoạt động vẫn còn cao hơn thu nhập hoạt động của NHTM). Phân tích chi tiết mẫu nghiên cứu theo thời gian và theo từng NHTM cho thấy NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2010 đạt hiệu quả quản lý cao nhất với tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động nhỏ nhất là 27.98%, bên cạnh đó hiệu quả quản lý rất kém của NHTM cổ phần Tiên Phong năm 2011 đã làm xấu đi hiệu quả quản lý cho toàn bộ các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi gộp chung các quan sát. Để lý giải cho trường hợp QOM rất cao của NHTM cổ phần Tiên Phong năm 2011 và cũng là năm duy nhất ngân hàng thua lỗ, đó là NHTM này phải trải qua giai đoạn tái cơ cấu, thay đổi nhận diện thương hiệu, điều này góp phần đẩy chi phí hoạt động của ngân hàng lên rất caọ
4.2. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN
Đề tài thực hiện gộp chung dữ liệu từ 13 NHTM trong giai đoạn nghiên cứu 11 năm và xác định hệ số tương quan giữa các biến, có đính kèm theo bên dưới từng hệ số tương quan là mức ý nghĩa, kết quả được trình bày tại bảng 4.2.
45
Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến
PROF BSIZE CRISK EQUITY LDR LOAN QOM
PROF 1.0000 --- BSIZE 0.2873* 1.0000 0.0005 ---