Giá trị tính của độ rộng mắt được tính như sau:
Độ rộng mắt = Tcắt 2 -3độ dịch cắt 2 –T cắt 1 -3độ dịch cắt 1 (1-5) trong đó:
+ Tcắt 1: thời điểm xảy ra điểm giao nhau thứ nhất
+ Độ dịch cắt 1: khoảng thời gian xê dịch khỏi Tcắt 1
+ Tcắt 2: thời điểm xảy ra điểm giao nhau thứ 2
+ Độ dịch cắt 2: khoảng thời gian xê dịch khỏi Tcắt 2
- Chiều cao mắt
Được tính toán như sau:
Biên độ mắt = Pđỉnh -3độ dịch đỉnh + -Pnền -3độ dịch nền (1-6) trong đó:
+ Pđỉnh là đỉnh trội nhất trong biểu đồ của tín hiệu mức cao, + Pnền là đỉnh trội nhất trong biểu đồ của tín hiệu mức thấp, + Độ dịch đỉnh là khoảng dịch trung bình của mức tín hiệu cao, + Độ dịch nền là khoảng dịch trung bình của mức tín hiệu thấp.
Công thức tính chiều cao mắt tín hiệu có thể được tính theo mức của các bít “1” và mức của bít “0” như sau:
trong đó:
+ Mức “1” là giá trị trung bình của mức tín hiệu cao tương đương mức logic “1”, + Độ dịch mức “1’ là khoảng dung sai của mức tín hiệu cao ứng với mức logic “1”,
+ Mức “0” là giá trị trung bình của mức tín hiệu thấp ứng với mức logic “0”,
+ Độ dịch mức “0’ là khoảng dung sai của mức tín hiệu thấp ứng với mức logic “0”.
- Biên độ mắt tín hiệu
Đó là giá trị sai khác nhau giữa mức logic “1” và mức logic “0”. Đó là khoảng công suất mang thông tin không bao gồm nhiễu của tín hiệu. Công thức xác định như sau:
Biên độ mắt = mức “1” – mức “0” (1-7) trong đó:
+ Mức “1” là giá trị trung bình của mức tín hiệu logic “1”, + Mức “0” là giá trị trung bình của mức tín hiệu logic “0”.
- Độ nhạy của hệ thống với định thời lỗi
Độ nhạy của hệ thống khi định thời lỗi hiển thị tỉ lệ đóng của mắt. Đó chính là sườn lên của tín hiệu mức cao.
- Khoảng lấy tức thời tốt nhất
Là thời điểm chiều cao của mắt tín hiệu cao nhất, đây là thời điểm tốt nhất để thiết bị quyết định tín hiệu thu được là mức “1” hay mức “0”.
- Biên độ nhiễu
Là khoảng sai khác giữa mức tín hiệu “1” và biên độ cho phép thiết bị quyết định rõ ràng
- Tỉ số tuyệt đối
Là tỉ số giữa năng lượng xung khi tín hiệu có mức logic là bít “1” và bit “0”. Công thức xác định như sau:
Tỉ số tuyệt đối = Pđỉnh/Pcơ sở Trong đó:
+ Pđỉnh: là đỉnh cao nhất trong biểu đồ mắt tương ứng với mức tín hiệu logic “1”,
+ Pcơ sở: là phần thấp nhất trong biểu đồ mắt tương ứng với mức tín hiệu logic “0”.
- Rung pha
Là những biến đổi trong khoảng thời gian ngắn của tín hiệu số so với đồng hồ đồng bộ tiêu chuẩn. Hay nói các khác đó là sự chênh lệch đo được giữa tín hiệu thu
được và tín hiệu lý tưởng. Biến đổi ngắn hạn là những biến đổi có tần số biến đổi lớn hơn hoặc bằng 10Hz.
- Hệ số độ mở mẫu mắt
Là tỉ số so sánh giữa độ mở của mẫu mắt thực tế so với mẫu mắt lý tưởng (truyền dẫn không có nhiễu). Công thức xác định như sau:
Hệ số độ mở mẫu mắt = danhdinh muc danhdinh muc uc trungbinhm uc trungbinhm " 0 " " 1 " " 0 " " 1 " (1-8) trong đó:
+ trung bình mức “1” là giá trị trung bình ứng với mức logic “1” của tín hiệu thực, + trung bình mức “0” là giá trị trung bình ứng với mức logic “0” của tín hiệu thực, + mức “1” danh định là giá trị danh định của tín hiệu logic mức “1” lý tưởng, + mức “0” danh định là giá trị danh định của tín hiệu logic mức “0” lý tưởng.