1.3.3. Kết quả phân tích phổ
Trên đồ thị kết quả OSA sẽ hiển thị tất cả các kênh trên toàn bộ băng tần được phân tích. Số kênh và công suất đa hợp được chỉ ra và với mỗi kênh, các thông số được chỉ ra bao gồm:
- Bước sóng
Kỹ thuật phân tích phổ cho biết được tần số làm việc của tín hiệu cần khảo sát. Giá trị hiển thị của phép đó là giá trị tần số trung tâm của tín hiệu.
- Khoảng cách giữa các kênh
Các phương pháp điều chế tín hiệu số đầu phải sử dụng các sóng mang tương tự để truyền tải các dữ liệu mức “1” và “0”. Để đảm bảo không xảy ra hoặc hạn chế xảy ra chồng chập phổ giữa các tín hiệu liền kề thì mỗi kênh làm việc phải có một khoảng cách kênh đủ lớn. Đối với các thiết bị truyền dẫn quang WDM thì khoảng các kênh này là 100MHz. Mỗi kiểu tín hiệu sẽ có khoảng cách kênh an toan riêng.
- Mức công suất
Phổ của tín hiệu hiển thị trên thiết bị đo là phổ mật độ công suất của tín hiệu. Khi có dạng phổ của một dải tần hoặc có dạng phổ của một kênh thì ta có thể phân tích được công suất của lasare.
- tỉ số tín hiệu trên nhiễu SNR
Là tỉ số giữa công suất tín hiệu trên tạp âm. Tham số SNR cho biết chất lượng của tín hiệu tại đầu thu. Tỉ số SNR càng cao thì chất lượng xung càng tốt. Công thức xác định tỉ số SNR như sau:
SNR (dB) = 10 × log nhieu tinhieu P P + 10 × log r m B B (1-31) Trong đó:
+ Ptín hiệu là công suất tín hiệu trên băng thông phân giải (resolution bandwidth - RBW), theo
đơn vị tuyến tính (W)
+ Pnhiễu là công suất nhiễu trên băng thông phân giải
+ Bm là băng thông đo nhiễu tương đương của thiết bị đo + Br là băng thông tham chiếu