Sơ đồ kết nối thực hiện đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đo lường và phân tích tín hiệu số (Trang 76 - 80)

- Bƣớc 3: thiết lập các tham số đo

Trước khi tiến hành phép đo cần thiết lập các tham số cho máy đo. Việc phân tích tín hiệu điện hay tín hiệu quang về cơ bản các tham số cần thiết lập là giống nhau, chỉ khác nhau về giá trị của từng tham số. Căn cứ vào từng loại tín hiệu cần phân tích mà ta có các giá trị thiết lập sao cho phép đo thực hiện được chính xác nhất.

- Sweeps

Chế độ quét phổ tần số, thông thường có ba chế độ:

+ Chế độ liên tục (Continuous): thực hiện đo và hiển thị kết quả theo thời gian thực

+ Chế độ thực hiện một lần (Single): thực hiện một lần đo và hiển thị kết quả + Chế độ lấy kết quả trung bình của nhiều lần đo (Statistics): thực hiện đo nhiều lần và thống kê để lấy kết quả trung bình. Số lần đo được thiết lập bởi người dùng.

- Averaging

Chế độ lấy trung bình, bao gồm: No, Weak, Average, Strong. Chức năng này có thể giảm mức nhiễu một giá trị tời 5 dB. Khi tín hiệu thu được lấy trung bình, một đồ thị dạng thanh biểu thị trạng thái bậc của trung bình được hiển thị góc dưới bên phải của màn hình.

- Resolution

Độ phân giải của bộ lọc. Đối với mỗi thiết bị đo, độ phân giải là tham số thể hiện sự chính xác của máy đo. Thiết bị có độ phân giải càng cao thì độ chính xác càng lớn. Tùy vào loại tín hiệu phân tích mà đặt độ phân giải phù hợp

- Type

Mỗi tín hiệu cần khảo sát sẽ có một kiểu đo tương ứng phù hợp. Giả sử khi phân tích phổ tín hiệu quang của hệ thốn SDH thì chọn kiểu đo SDH, tương tự chọn kiểu đo WDM cho hệ thống WDM, …

- Channel Detection

Phát hiện kênh, bao gồm các lựa chọn

- Grid:

Nền hiển thị dạng ô lưới để tham chiếu kết quả phép đo.

- Permanent:

Tự động phát hiện kênh. Trong chế độ này, kênh luôn được phát hiện mà không cần đo tham khảo.

- Signal threshold

Ngưỡng phát hiện kênh sử dụng. Để phân biệt giữa nhiễu và kênh truyền tín hiệu. Ta cần thiết lập ngưỡng cho máy đo.

+ Auto: ngưỡng được xác định tự động

+ Manual: ngưỡng được thiết lập bằng phím hướng hoặc Edit key.

- SNR parameters

Để điều chỉnh các tham số này, vào dòng OSNR. Một menu con được hiển thị bao gồm:

+ SNR method: thiết lập con trỏ tham chiếu mức nhiễu được tính (bên trái đỉnh, bên phải đỉnh hoặc cả trái cả phải).

+ S <->N distance khoảng cách giữa đỉnh của kênh và con trỏ tham chiếu mức nhiễu + Auto: khoảng cách được xác định theo khoảng giữa các kênh

+ Khoảng cách giữa các kênh.

+ Noise Acq. Bandwidth: băng thông tham chiếu được sử dụng để đo nhiễu. + Tiêu chuẩn 100 pm.

+ Giá trị nằm giữa 10 pm và 10 000 pm.

- Splitter compensation

Khi phép đo được thực hiện sau một bộ chia tách, cần phải bù suy hao cho bộ chia tách này. Chuyển đến dòng Splitter compensation để vào menu con:

- Gain TiltSlope

No/Yes: kích hoạt chức năng đo giá trị tối đa độ lệch (dB) của độ lợi (gain) và độ dốc (dB mỗi nm) của độ lợi và hiển thị trên đồ thị

- Grid

Lựa chọn lưới đồ thị bằng menu con

- Alarm

Kích hoạt các bảo cảnh: 1) Báo cảnh chung

+ Max. variation level : mức ngưỡng chênh lệch công suất cực đại giữa các kênh. Chọn No hoặc thiết lập ngưỡng từ 0.1 đến 60 dB

+ Max. SNR variation: mức ngưỡng chênh lệch SNR cực đại giữa các kênh. Chọn No hoặc thiết lập mức ngưỡng từ 0.1 đến 60 dB

+ Max composite p.: mức ngưỡng công suất tổng hợp tối đa. Chọn No hoặc thiết lập ngưỡng từ -59.9 dBm đến +20 dBm

2) Báo cảnh kênh

+ Maximum drift: dịch chuyển tối đa. chọn Yes/No

+ Min. Level (channel): mức công suất tối thiểu của kênh. Chọn Yes/No + Max. Level (channel): mức công suất tối đa của kênh. Chọn Yes/No + Min. SNR: mức SNR tối thiểu. Chọn Yes/No

+ Channel number: số kênh. Từ «001» đến số kênh tối đa. + Value of channel: Hiển thị bước sóng của kênh được chọn

+ Delta F: Khoảng tần số. Thiết lập từ 0 đến 2 THz (mặc định 2 THz)

+ Min. P: Mức công suất tối thiểu. Thiết lập từ -80 dBm đến +9.9 dBm (dưới mức ngưỡng tối đa)

+ Max. P: Mức công suất tối đa. Thiết lập từ -79.9 dBm đến +10 dBm (trên mức ngưỡng tối thiểu)

+ Min. SNR: Mức ngưỡng SNR tối thiểu. Thiết lập từ 0 đến 50 dB

- Wavelength range

Thiết lập dải bước sóng đo

- Table Notes

Thiết lập các mục trong kết quả hiển thị. Có thể ghi chú cho mỗi kênh.

- Unit

Đơn vị cho trục x có thể chọn: + Tần số THz

+ Bước sóng nm

Bƣớc 4: Thực hiện phân tích phổ tín hiệu

Sau khi thiết lập các tham số cần thiết, ta tiến hành phép đo phân tích phổ tín hiệu. Khởi động phép đo và đợi quá trình đo kết thúc, trên màn hình thiết bị đo sẽ cho biết phổ của tín hiệu cần đo.

Để biết công suất của một dải tần số nào đó, ta thực hiện di chuyển hai con trỏ A và B chặn ở hai đầu dài tần số đó và chọn chức năng hiển thị công suất giữa hai con trỏ (power A-B). Trong trường hợp phân tích phổ tín hiệu quang, khi cần biết công suất quang của từng bước sóng ta di chuyển hai con trỏ sao cho bước sóng cần đo nằm

vừa trong khoảng hai con trỏ. Căn cứ vào độ cao thấp về phổ của từng tần số ta sẽ biết được kênh truyền có cần bằng với từng bước sóng hay không. Có thể sử dụng tính năng tính toán độ dốc (tilt peak to peak) giữa tần số có công suất cao nhất và tần số có công suất thấp nhất để có được hệ số mất cân bằng công suất giữa các kênh.

Phép phân tích phổ còn cho biết giá trị SNR của tín hiệu. Tham số SNR cho biết chất lượng của tín hiệu. Nhiều trường hợp tín hiệu có công suất cao hơn ngưỡng nhậy thu nhưng hệ thống vẫn không họat đông là do SNR thấp quá ngưỡng.

Thiết bị phân tích phổ sử dụng phổ biến ngày nay còn cho phép biết thêm các tham số về độ lệch khỏi tần số trung tâm danh định của tín hiệu, mức nhiễu tín hiệu, lưu file kết quả đo, …

Ngoài hiển thị kết quả dưới dạng đồ thị, thiết bị đo còn có có thể hiển thị dưới dạng bảng thống kê các kết quả. Điều này rất thuận tiện trong việc sao lưu kết quả đo.

- Bƣớc 5: kết thúc phép đo

Các thiết bị phân tích phổ hiện nay đều có bộ nhớ trong để sao lưu kết quả đo phục vụ cho công tác báo cáo, thống kê. Chọn chức năng ghi file, đặt tên cho file cần ghi để sử dụng khi cần thiết.

Sau khi hoàn tất phép đo, tắt nguồn thiết bị đo, để một khoảng thời gian cho thiết bị tỏa nhiệt. ngắt các kết nối giữa thiết bị đo và hệ thống.

CHƢƠNG 3

MÔ PHỎNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐO

3.1. Giới thiệu phần mềm mô phỏng OptiSystem 7.0

OptiSystem 7.0 là phầm mềm được Viện nghiên cứu Viễn thông Canada phát triển. Phần mềm mô phỏng giúp các quá trình nghiên cứu được thực hiện nhanh chóng và tiết kiệm chi phí tới mức tối thiểu. Chức năng của phần mềm OptiSystem 7.0 như sau [13]:

- Cho phép mô phỏng các mạng truyền dẫn WDM, SDH, Video, PDH, …

- Thư viện các linh kiện phong phú bao gồm cả thiết bị cho mạng truyền tín hiệu điện và mạng truyền tín hiệu quang, cho phép mô phỏng được tất cả các kiểu mạng có trong thực tế. Người sử dụng có thể tự tạo thư viện linh kiện riêng.

- Tích hợp các modul linh kiện như bộ khuếch đại, bộ cách tử, cáp quang,… với đầy đủ các tham số.

- Tích hợp các module đo phân tích tín hiệu như mẫu mắt tín hiệu, tham số chất lượng truyền Q, tham số lỗi bít BER, phân tích vector tín hiệu, tỉ số giữa công suất quang tín hiệu trên tạp âm OSNR …

- Có thể xuất thành các file báo cáo kết quả để phục vụ nghiên cứu. - Sử dụng giao diện đồ họa gần gũi với người sử dụng.

- Cấu hình yêu cầu cần để cài đặt phần mềm thấp, có thể sử dụng trên nhiều môi trường điều hành khác nhau.

Một số thao tác khi sử dụng phần mềm

- Chạy phần mềm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đo lường và phân tích tín hiệu số (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)