2.1.1. Máy đo dạng xung
Để đo kiểm dạng xung tín hiệu số có thể sử dụng các máy hiện sóng (oscilloscope) hoặc các thiết bị đo kiểm chất lượng mạng truyền dẫn. Một số hãng sản xuất thiết bị đo kiểm dạng xung như Rohde-Schwarz, HP Agilent, Anritsu, Sunrisetelecom, ….
Tất cả các thiết bị này về cơ bản đều có chung các khối chức năng tương đương và nguyên lý hoạt động. Tuy nhiên mỗi thiết bị khác nhau có thể có dải đo tốc độ xung tối đa khác nhau. Hiện nay trên thị trường có một số thiết bị có khả năng phân tích dạng xung của tín hiệu tới tốc độ bit là 155Mbps đối với tín hiệu điện và 10Gbps đối với tín hiệu quang.
Dưới đây là một số loại thiết bị phân tích dạng xung tín hiệu phổ biến hiện nay:
- Thiết bị Puma 4300 của hãng Consultronics
Hình 2.1: Thiết bị Puma 4300 của hãng Consultronics
Đây là một loại thiết bị dạng cầm tay, cho phép phân tích dạng xung tín hiệu, có bộ nhớ trong để lưu kết quả phân tích. Ngoài ra thiết bị còn có một số tính năng khác như khả năng đo dòng điện một chiều DC, dòng điện cảm ứng xoay chiều AC, đo điện trở kháng (chi tiết xem phụ lục 1, thiết bị Puma 4300).
- GAO PS1042M Portable Digital Oscilloscope
Là một loại osilloscope số được thiết kế nhỏ gọn thích hợp cho việc đo kiểm tại hiện trường.
Hình 2.2: Thiết bị dao động ký số GAO PS1042M
Thiết bị GAO PS1042M cho phép làm việc với băng thông lên tới 40 MHz, tốc độ lấy mẫu 250 Msa/s. Sử dụng thuật toán FFT để phân tích dữ liệu. Thiết bị có khả năng phân tích được các dạng xung tín hiệu có tần số cao. Ngoài ra còn đo được một số tham số như sau: Vpp, Vamp, Vrms, Vmax, Vmin, Vtop, Vbase, Vavg, Freq, Period, Risetime, Falltime, +Width, -Width, Overshoot, Preshoot, +Duty, -Duty (chi tiếp xem phụ lục 1, thiết bị GAO PS1042M)
- Thiết bị E20C của hãng SunriseTelecom
E20C là một thiệt bị chuyên dụng của hãng SunriseTelecom chuyên dùng để đo kiểm các dạng xung tín hiệu số.
Hình 2.3: Thiết bị E20C của hãng SunriseTelecom
Đây là thiết bị đo đa năng của hãng SunriseTelecom, mỗi modul đo có một tính năng riêng. Thiết bị có khả năng phân tích dạng xung tín hiệu E1 và các tham số vật lý của tín hiệu như điện áp xung, biên độ xung, độ rộng xung. Kết quả đo sẽ được đánh giá đạt/không đạt cho dạng xung thu được tham chiếu theo tiêu chuẩn G.703 của ITU-T, (chi tiết tham khảo phụ lục 1, thiết bị E20C).
2.1.2. Quy trình đo dạng xung
Kỹ thuật phân tích dạng xung tín hiệu là một trong những kỹ thuật đơn giản được áp dụng để đánh giá chất lượng tín hiệu. Quy trình phân tích dạng xung tín hiệu được mô tả trong sơ đồ
sau:
Hình 2.4: Quy trình phân tích dạng xung tín hiệu
- Bƣớc 1: Khởi động thiết bị đo
Để đo dạng xung tín hiệu có thể sử dụng loại thiết bị khác nhau như máy hiện dao động (osilloscope) hoặc thiết bị chuyên dụng khác. Trước khi thực hiện bài đo, khởi động thiết bị đo để thiết bị tải các chương trình ứng dụng, các khối phần cứng chạy ổn định, thông thường khoảng thời gian để thiết bị ổn định là từ 5 đến 10 phút. Thiết bị càng chạy ổn định thì kết quả đo càng chính xác, tin cậy.
- Bƣớc 2: Kết nối thiết bị đo với hệ thống cần phân tích
Đối với mỗi hệ thống cần phân tích tín hiệu thì có một kiểu dao diện khác nhau. Tùy vào loại giao diện của thiết bị mà chọn dây đo phù hợp. Thông thường giao diện phân tích tín hiệu điện là giao điện 120Ohm cần bằng hoặc giao diện BNC 75Ohm không cân bằng. Giao diện quang có thể là các giao diện FC, LC hoặc SC.
Khi hệ thống đo không có các điểm đo thử thì kết nối thẳng máy đo với đầu ra của tín hiệu (chú ý đến ngưỡng đo của thiết bị đo). Cách đo này thường thực hiện khi kiểm tra hệ thống mới, chưa có dịch vụ hoặc đang trong quá trình thử nghiệm. Ưu điểm của
Bắt đầu đo Thực hiện phép đo khác Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Kết nối máy đo Thiết lập tham số Phân tích kết quả đo Kết thúc
kiểu kết nối này là tín hiệu có công suất lớn. Nhược điểm là mất dịch vụ khi tiến hành đo kiểm.
Hình 2.5: Kết nối trực tiếp đo dạng xung tín hiệu
Kết nối dạng cầu để phân tích dạng xung tín hiệu mà không làm mất dịch vụ. Kiểu kết nối cầu sử dụng bộ chia để chi tín hiệu thành 2 phần, một phần đi vào thiết bị đo kiểm. Cách này dễ thực hiện với tín hiệu điện.
Hình 2.6: Kết nối cầu (bridge) đo giám sát dạng xung
Kết nối thiết bị đo với điểm đo kiểm (test point) của thiết bị truyền tín hiệu. Kiểu kết nối này cũng không làm ảnh hưởng tới dịch vụ nhưng lại phụ thuộc vào loại thiết bị truyền dẫn có hỗ trợ hay không. Phương pháp này thường sử dụng khi thực hiện phân tích dạng xung của tín hiệu quang.
Hình 2.7: Kết nối thiết bị đo với cổng đo điểm đo của hệ thống
+ Kiểu giao diện kết nối. Các loại giao diện phổ biến là 120Ohm cần bằng, BNC 75Ohm không cân bằng, giao diện quang, …
+ Tốc độ xung tín hiệu: chọn đúng loại tốc độ tín hiệu đang sử dụng trên mạng + Loại mã tín hiệu
+ Mặt nạ tín hiệu tiêu chuẩn tham chiếu
Hình 2.8: Màn hình thiết lập phép đo của máy EST-125-Acterna
Xung tiêu chuẩn tham chiếu của mỗi loại mã, mỗi tốc độ xung khác nhau thì khác nhau. Để thiết bị đo tự động đánh giá đạt/không đạt (pass/fail) thì cần chọn đúng loại tiêu chuẩn tham chiếu tương ứng với xung tín hiệu đang cần phân tích.
- Bƣớc 4: Phân tích dạng xung tín hiệu
Kết quả hiển thị trên màn hình của thiết bị phân tích dạng xung tín hiệu bao gồm một đồ thị hiển thị dạng xung của tín hiệu vừa đo và giá trị của các tham số độ rộng xung, tỉ lệ vượt ngưỡng của xung, sườn xung, …Nếu ta chọn các ngưỡng đánh giá phù hợp thì kết quả máy đo sẽ hiển thị là đạt (Pass). Nếu lỗi xảy ra lơn, dạng của tín hiệu bị lệch so với tín hiệu tiêu chuẩn thì thiết bị sẽ trả ra kết quả không đạt (faill).
Bật chế độ hiển thị mặt nạ của xung tín hiệu tương ứng để có cái nhìn trực quan về xung tín hiệu và vị trí tương đối của dạng xung tín hiệu so với mặt nạ tiêu chuẩn
Thao tác để thực hiện phép đo phân tích dạng xung tín hiệu rất đơn giản, sau khi thiết lập tham số cần thiết thì khởi động phép đo và ta sẽ có kết quả cuối cùng mà không cần thêm bất kỳ thao tác nào.
- Bƣớc 5: Kết thúc phép đo
Thực hiện lưu kết quả đo vào bộ nhớ thiết bị hoặc thiết bị nhớ mở rộng. Kết quả đo bao gồm phần đồ thị và phần bảng các giá trị. Thông thường hai kết quả đo này nằm trên cùng một file, một số máy đo thế hệ cũ thì kết quả đo nằm trên hai file riêng biệt.
Tắt tất cả các ứng dụng đang chạy rồi tắt nguồn thiết bị. Để cho thiết bị tắt hoàn toàn và tỏa bớt nhiệt trước khi cất giữ.