Sơ đồ khối của hệ điều khiển các van SVC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hệ thống bù cos phi vô cấp cho phụ tải ba pha không đối xứng bằng phương pháp điều khiển hiện đại​ (Trang 45 - 46)

2.2.2. Chức năng hệ điều khiển

Điều chỉnh được vị trí xung điều khiển trong phạm vi nửa chu kỳ đầu của điện áp trên anốt- catốt của Thyristor.

Tạo ra được các xung có đủ điều kiện mở được thyristor. Xung điều khiển thường có biên độ từ 2V đến 10V, độ rộng xung tx = 20 – 100 ms đối với cặp Thyristor đấu song song ngược hoặc .

Độ rộng xung bước xác định theo biểu thức:

𝑡𝑥 = 𝐼𝑑𝑡

𝑑𝑖 𝑑𝑡

⁄ (2.5) Trong đó: Idt là dòng duy trì của Thyristor;

di/dt là tốc độ tăng trưởng của dòng tải.

Cấu trúc của một mạch điều khiển thyristor gồm 3 khâu chính sau đây:

- Khâu tạo xung đồng bộ (ĐB): tạo tín hiệu đồng bộ với điện áp anốt - catốt của thyristor hoặc triắc cần mở. Tín hiệu này là điện áp xoay chiều, thường lấy từ biến áp có sường cấp nối song song với thyristor hoặc triắc cần mở.

- Khâu điều khiển tạo xung (SS - TX): làm nhiệm vụ so sánh giữa điện áp đồng bộ với tín hiệu phản hồi thường được biến thể với tín hiệu điều khiển một chiều để tạo ra xung kích mở thyristor.

- Khâu khuếch đại xung (KĐ): tạo ra xung mở có đủ điều kiện để mở Thyristor hoặc triắc.

- Khâu phản hồi (Uđk): tạo ra tín hiệu điện áp một chiều lây từ điện áp nút trên lưới hệ thống điện.

- Khi thay đổi giá trị điện áp một chiều Uđk thì góc mở α sẽ thay đổi.

2.2.3. Nguyên tắc điều khiển

Sử dụng nguyên tắc điều khiển thẳng đứng “arccos” như hình 2.6 để thực hiện điều chỉnh vị trí đặt xung trong nửa chu kỳ đầu của điện áp đặt trên thyristor.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hệ thống bù cos phi vô cấp cho phụ tải ba pha không đối xứng bằng phương pháp điều khiển hiện đại​ (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)