Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị bù cosφ kết hợp lọc sóng hài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hệ thống bù cos phi vô cấp cho phụ tải ba pha không đối xứng bằng phương pháp điều khiển hiện đại​ (Trang 35 - 37)

Đề tài [3] được nghiên cứu bởi Đào Đức Huy Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại Học Thái Nguyên.

Kết luận của đề tài:

- Đưa ra cơ sở lý thuyết cơ về công suất, hệ số công suất, các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số công suất.

- Trình bày tính chất phụ tải ảnh hưởng tới cosφ.

- Trình bày tính chất của phụ tải ảnh hưởng tới sóng hài.

- Trình bày phương pháp bù công suất phản kháng theo các chỉ tiêu khác nhau.

- Trình bày chi tiết việc thiết kế hệ thống bù công suất phản kháng kết hợp lọc sóng hài, mô phỏng hệ thống trên phần mềm Matlab/Simulink.

- Tiến hành xây dựng mô hình thực nghiệm hệ thống bù công suất phản kháng kết hợp lọc sóng hài một pha, ba pha tại câu lạc bộ sóng hài – Khoa Điện tử – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.

- Tuy nhiên đề tài còn hạn chế là chưa áp dụng được rộng rãi trong thực tế - Hướng phát triển của đề tài: Nghiên cứu và hoàn chỉnh những thiếu sót, đồng thời hoàn thiện mô hình hệ thống bù công suất phản kháng kết hợp lọc sóng hài, và tiến hành áp dụng vào trong thực tiễn sản xuất.

1.4.2. Nghiên cứu điều khiển thiết bị bù tĩnh (SVC) và ứng dụng trong việc nâng cao ổn định chất lượng hệ thống điện

Đề tài nghiên cứu [2]. Nguyễn Thế Vĩnh Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại Học Thái Nguyên.

Kết luận của đề tài:

- Thiết bị bù có điều khiển SVC làm cho hệ thống điện vận hành linh hoạt trong các chế độ bình thường và sự cố đồng thời làm tăng độ tin cậy và tính kinh tế trong vận hành của hệ thống điện lên rất nhiều. Hơn nữa, việc sử dụng SVC trong

quan trọng cần yêu cầu cao về độ ổn định điện áp.

- Nhược điểm thiết bị bù có điều khiển SVC: Xảy ra hiện tượng cộng hưởng sinh ra trong quá trình làm việc của thiết bị bù có điều khiển

+ Việc nghiên cứu ứng dụng thiết bị bù ngang SVC trong hệ thống điện Việt Nam sẽ cải thiện được việc ổn định điện áp tại nút có đặt SVC. Đặc biệt là hệ thống điều khiển góc mở của các van của SVC dùng bộ vi điều khiển PIC 16f877.

- Bộ vi điều khiển PIC16f877 thực hiện nhiệm vụ điều khiển trung tâm có chương trình cài đặt theo luật điều khiển PID, điều khiển các van của SVC đã được nghiên cứu và có những ứng dụng ban đầu.

Hướng phát triển của đề tài: Nghiên cứu sâu chương trình mô phỏng ISIS áp dụng vào các bài toán mô phỏng thiết bị trong hệ điều khiển của các thiết bị bù trong hệ thống điện.

1.4.3. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, lắp đặt hệ thống bù cosphi vô cấp cho phụ tải 3 pha không đối xứng

Đề tài nghiên cứu [1] của Nguyễn Ngọc Kiên cùng với các thành viên Bộ môn Tự động hóa trường Đai học kỹ thuật công nghiệp - Đại Học Thái Nguyên

Sản phẩm thực: Hệ thống gồm tủ điều khiển và tủ tải thay đổi được cos .

Hình 1.16: Tủ phụ tải thay đổi cos

Hình 1.17: Tủ điều khiển hệ thống bù cos

Hệ thống này khi áp dụng mô hình bù cho phụ tải dải hệ số công suất được điều chỉnh và có thể giữ ổn định từ cos = (0,9 ÷ 1.0). Thay đổi cos của tải, hệ thống tự động điều chỉnh và bám giá trị cos đặt. Bộ điều chỉnh được sử dụng trong hệ thống này là bộ điều chỉnh PID kinh điển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hệ thống bù cos phi vô cấp cho phụ tải ba pha không đối xứng bằng phương pháp điều khiển hiện đại​ (Trang 35 - 37)