Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo và khảo sát các tính chất của màng sắt điện không chứa chì BNKT pha tạp fe có cấu trúc micro nano (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.3. Kết luận chương 1

Tổng kết lại, nội dung của chương 1 tập trung vào một số vấn đề chính sau:

Cơ sở lý thuyết, tổng quan về vật liệu, hiện tượng sắt điện, các tính chất và phương pháp chế tạo của vật liệu sắt điện nói chung và vật liệu sắt điện không chì BNKT nói riêng. Các kết quả nghiên cứu gần đây về vật liệu sắt điện không chì BNKT được trình bày trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của việc pha tạp kim loại và dung dịch rắn perovskite A’B’O3

đến tính chất của vật liệu này. Hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định sự cải thiện hệ số dẫn nạp áp điện được quan sát ở trên liên quan đến (i) sự méo cấu trúc, (ii) sự chuyển pha từ pha phân cực sang pha không phân cực, và (iii) sự phát triển của pha phân cực trong ma trận pha không phân cực.

Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra phương hướng cải thiện tính chất của vật liệu sắt điện BNKT: Đầu tiên, tối ưu điều kiện chế tạo màng BNKT khi sử dụng phương pháp sol-gel (cụ thể là nhiệt độ ủ kết tinh và thời gian ủ kết tinh tối ưu). Tiếp theo, pha tạp Fe dưới dạng một perovskite thứ hai BiFeO3 vào BNKT tạo thành (BNKT-xBFO). Khi đó ion Fe3+ với bán kính lớn hơn sẽ thay thế vào vị trí của Ti4+ có bán kính nhỏ hơn tại vị trí B (RTi4+ = 0.605 Å, RFe3+ = 0.645 Å) và pha tạp dưới dạng một perovskite A’B’O3 khác cũng gây nên sự méo mạng tinh thể và các thay đổi cấu trúc này giúp nâng cao tính chất của vật liệu sắt điện BNKT. Màng sắt điện BNKT có vị trí quan trong trong thực tế hiện nay với nhiều ứng dụng mới về siêu tụ, tích trữ năng lượng v.v nên được luận văn chọn để nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo và khảo sát các tính chất của màng sắt điện không chứa chì BNKT pha tạp fe có cấu trúc micro nano (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)