Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu ĐẠI học HÙNG VƯƠNG (Trang 27)

1.3.2 .Thanh toán với khách hàng

1.3.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

1.3.3.1. Phân tích hình công nợ đối với khách hàng và nhà cung cấp

Phân tích tình hình công nợ đối với khách hàng và nhà cung cấp sử dụng một số chỉ tiêu phân tích sau:

-Tỷ lệ các khoản nợ phải thu khách hàng so với các khoản phải trả nhà cung cấp

Tỷ lệ các khoản nợ phải thu khách hàng so với các khoản

phải trả nhà cung cấp

=

Tổng số nợ phải thu khách hàng Tổng nợ phải trả nhà cung cấp

Nội dung: Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản phải trả phản ánh các khoản công ty bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng.

Tỷ lệ này <1 số vốn công ty bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi chiếm dụng. Tỷ lệ này >1 số vốn công ty bị chiếm dụng lớn hơn số vốn công ty đi chiếm dụng.

Tỷ lệ nợ phải trả nhà cung cấp trong tổng nợ phải trả (%) =

Tổng nợ phải trả nhà cung cấp

x 100 Tổng nợ phải trả

Nội dung: Chỉ tiêu này cho thấy mức độ ảnh hƣởng công nợ phải trả nhà cung cấp đối với tổng nợ phải trả trong doanh nghiệp. Do đây là nguồn vốn tín dụng giá rẻ nên doanh nghiệp cần tận dụng. Khi tỷ lệ công nợ này còn nhỏ, doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch tăng cƣờng huy động nguồn vốn từ các đối tƣợng này.

-Tỷ lệ khoản nợ phải thu khách hàng trong tổng nợ phải thu:

Tỷ lệ nợ phải thu của khách hàng trong tổng nợ phải thu (%) =

Nợ phải thu của khách hàng x x 100 Tổng nợ phải thu

Nội dung: Chỉ tiêu này nhằm đánh giá vị trí của nợ phải thu khách hàng trong tổng nợ khách hàng trong tổng nợ phải thu của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng lớn chứng tỏ đối tƣợng nợ phải thu chính của doanh nghiệp là khách hàng và trọng tâm của công tác thu nợ cần phải đƣợc đặt vào các đối tƣợng này.

-Số vòng luân chuyển các khoản nợ phải thu

Số vòng luân chuyển các khoản nợ phải thu (vòng) =

Doanh thu thuần

Số dƣ bình quân nợ phải thu khách hàng Trong đó:

Số dƣ bình quân nợ phải thu khách hàng =

Tổng số dƣ nợ phải thu khách hàng đầu kỳ + cuối kỳ 2

Nội dung: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu quay đƣợc mấy vòng. Các doanh nghiệp thƣờng kỳ vọng số vòng luân chuyển lớn, vì điều này thể hiện các khoản phải thu khách hàng thu hồi càng nhanh, vốn càng ít bị chiếm dụng và đây là một kết quả tốt đem lại từ công tác quản lý nợ

phải thu. Ngoài ra, để đánh giá mức độ vốn bị chiếm dụng ngƣời ta còn sử dụng chỉ tiêu về kỳ thu tiền bình quân.

-Kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) =

360 ngày

Số vòng luân chuyển các khoản phải thu khách hàng

Nội dung: Kỳ thu tiền bình quân là chỉ tiêu cho biết phải mất bao nhiêu ngày thì một đơn vị tiền bán hàng đã bán mới đƣợc thu hồi. Do đó, nhà quản lý phải có biện pháp can thiệp trong trƣờng hợp khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh thu lợi nhuận không tăng vì vốn bị chiếm dụng nhiều.

1.3.3.2. Phân tích tình hình khả năng thanh toán tại doanh nghiệp

Phân tích tình hình khả năng thanh toán tại doanh nghiệp sử dụng một số chỉ tiêu phân tích sau:

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Tổng tài sản Tổng nợ phải trả

Nội dung: Hệ số thanh toán tổng quát phản ánh với toàn bộ giá trị thuần của tài sản hiện có có đảm bảo khả năng thanh toán bao nhiêu lần các khoản nợ của công ty.

Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thừa để thanh toán hết các khoản nợ hiện tại. Tuy nhiên không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng đƣợc dùng để trả nợ và không phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay. Do đó việc đánh giá khả năng thanh toán tùy vào từng trƣờng hợp cụ thể.

- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn:

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cho biết công ty khả năng thanh toán đƣợc bao nhiêu lần các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của mình. Chỉ tiêu này đo lƣờng khả năng thanh toán tạm thời nợ ngắn hạn (những khoản nợ có thời hạn dƣới 1 năm) bằng các tài sản có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn (thƣờng dƣới 1 năm). Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.

Khi Hệ số>1 chứng tỏ doanh nghiệp có vốn luân chuyển, tức là doanh nghiệp đã dùng 1 phần nợ dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Tình hình tài chính của doanh nghiệp là an toàn.

Khi Hệ số<1 chứng tỏ doanh nghiệp không có vốn luân chuyển, doanh nghiệp phải dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro.

-Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền. Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán hiện hành của công ty càng cao và ngƣợc lại.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu các chủ nợ ngắn hạn quan tâm để đánh giá tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tuy nhiên không phải các khoản nợ ngắn hạn nào cũng cần thanh toán ngay tại thời điểm phân tích. Nhƣng nếu có các khoản nợ đến hạn và quá hạn thì cần xem tại sao doanh nghiệp để phát sinh những khoản nợ quá hạn nhất là khi doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán nhanh.

-Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Các khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và quá hạn bằng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp với các chủ nợ.

-Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn

Hệ số khả năng thanh toán

nợ dài hạn =

Giá trị còn lại của TSCĐ Tổng Nợ dài hạn

Đây là chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn bằng giá trị còn lại của tài sản cố định.

-Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán

lãi vay =

Lợi nhuận trƣớc thuế Lãi vay phải trả

Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán lãi vay thể hiện khả năng thanh toán các khoản lãi vay trong kỳ bằng lợi nhuận trƣớc thuế.

-Hệ số các khoản phải thu

Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều.

Để đánh giá tình hình và khả năng thanh toán tiến hành so sánh kỳ này với kỳ trƣớc về từng chỉ tiêu, kết hợp với việc xem xét mức độ biến động của các khoản phải thu phải trả, tìm ra nguyên nhân của các khoản nợ đến hạn mà chƣa đòi đƣợc, chƣa trả đƣợc, những khoản tranh chấp, mất khả năng thanh toán từ đó có hƣớng giải quyết phù hợp.

Khi phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp cần chú ý đến khả năng tạo tiền, sự tăng trƣởng và những nguyên nhân ảnh

hƣởng đến sự gia tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho. Trong nhiều trƣờng hợp đây nguồn gốc của những khó khăn về khả năng thanh toán. Áp lực của các khoản phải trả đến hạn làm cho nhu cầu tiền của doanh nghiệp căng thẳng hơn. Kết quả khả năng thanh toán trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp mà không phải chỉ có lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG HỒNG SỐ 6- CHI NHÁNH SỐ 1 2.1. Khái quát chung về công ty Cổ phần Sông Hồng số 6- Chi nhánh số 1

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Sông Hồng số 6-Chi nhánh số 1 6-Chi nhánh số 1

2.1.1.1. Giới thiệu chung về công ty

-Tên công ty: Chi nhánh số 1 – Công ty cổ phần Sông Hồng Số 6

-Tên tiếng anh: BRANCH NO.1 – SONGHONGNO.6 JOINT STOCK COMPANY

- Địa chỉ : Ngõ 49, Phƣờng Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. - Email: Betongsonghong@gmail.com.vn

- Mã số thuế: 2600104741-005 - Ngƣời ĐDPL: Lê Hải Nam

- Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng nhà các loại - Ngày cấp giấy phép: 06/03/2008

- Ngày bắt đầu hoạt động: 01/04/2008 - Tel: 02113 723 902

- Fax: 02113 723 902

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Sông Hồng số 6- chi nhánh số 1

a. Quá trình hình thành

Chi nhánh thuộc công ty cổ phần Sông Hồng số 6 là doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Sông Hồng - Bộ Xây Dựng đƣợc chuyển đổi từ doanh

nghiệp nhà nƣớc thành công ty cổ phần từ tháng 3 năm 2007 tiền thân là công ty kiến trúc Việt Trì chuyển đổi thành công ty CP Sông Hồng 25 theo quyết định 376/QĐ-BXD ngày 13/3/2007 của Bộ Trƣởng Bộ Xây Dựng. Sau đó, ngày 09 tháng 06 năm 2010 HĐQT Tổng công ty CP Sông Hồng đã ban hành Nghị Quyết số 14/NQ-HĐQT về việc đổi tên công ty CP Sông Hồng 25 thành công ty CP Sông Hồng Số 6.

b. Các giai đoạn phát triển

Năm 2008: Chi nhánh hình thành bƣớc đầu còn gặp nhiều khó khăn. Do

tiền thân của Chi nhánh số 1 là một trạm bê tông hoạt động nhƣ một đội sản xuất của Công ty CP Sông Hồng 25 ( Nay là Công ty CP Sông Hồng số 6) tại địa bàn Tỉnh Phú Thọ, mô hình quản lý tập trung, chỉ đạo trực tuyến và điều hòa hoạt động sản xuất kinh doanh nên khi Chi nhánh đƣợc thành lập đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý điều hành và tìm kiếm thị trƣờng vì có 03 trạm trộn bê tông trên 02 tỉnh là Phú Thọ và Vĩnh Phúc, với thị trƣờng Vĩnh Phúc đây là một ngành kinh doanh còn rất mới nên Phòng kinh doanh của Chi nhánh số 1 rất khó tiếp cận với khách hàng. Nhƣng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh số 1 đã vƣợt qua đƣợc mọi khó khăn thử thách ban đầu để từng bƣớc tạo đà phát triển.

Năm 2009: Sau một năm hình thành Chi nhánh bƣớc đầu đã tiếp cận đƣợc với thị trƣờng, củng cố và hoàn thiện công tác quản lý để vững bƣớc đi lên. Giai đoạn này Chi nhánh số 1 mới chỉ đi sâu vào khai thác thị trƣờng cung cấp vữa bê tông thƣơng phẩm cho các công trình dân dụng và công nghiệp. Lúc này, công tác quản lý Chi nhánh dần đi vào ổn định, hoàn thiện đƣợc Công tác hạch toán kế toán (Vì đây là một loại sản phẩm rất đặc thù nên công tác hạch

toán kế toán có phần phức tạp hơn), khách hàng đã quen dần với sản phẩm của

đơn vị nên việc tìm kiếm thị trƣờng đã đƣợc cải thiện đáng kể. Tổng giá trị sản xuất năm 2009 đạt đƣợc so với năm 2008 đã tăng tới 200%.

Giai đoạn năm 2010 đến nay: Giai đoạn này Chi nhánh số 1 đã đạt đƣợc

mới được 03 trạm bê tông công suất 60m3/h). Giai đoạn này trên thị trƣờng đã xuất hiện thêm nhiều đơn vị kinh doanh sản phẩm tƣơng tự đòi hỏi Chi nhánh số 1 phải đẩy mạnh hơn nữa trong lĩnh vực hoạt động nhằm đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đối mới cách phục vụ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng khu vực. Đồng thời Công ty cũng có kế hoạch cho việc đầu tƣ công nghệ mới, phát triển nghành sản xuất sản phẩm đúc sẵn, sản xuất bê tông thƣơng phẩm, mở rộng hƣớng kinh doanh sang lĩnh vực xây lắp, kiện toàn bộ máy nhằm ổn định tổ chức cho định hƣớng kinh doanh mới.

Với chiến lƣợc kinh doanh hợp lý, nhiều năm qua Chi nhánh số 1 đã gây dựng đƣợc địa bàn hoạt động ngày càng rộng lớn, doanh thu năm sau cao hơn năm trƣớc, không ngừng trang bị thêm máy móc và thiết bị, kho bãi… phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình hoạt động Chi nhánh số 1 đã gặp phải không ítkhó khăn, nhƣng đội ngũ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh không ngừng nỗ lực để đảm bảo cung cấp nguồn vật liệu xây dựng, bê tông thƣơng phẩm, dịch vụ xây dựng… phục vụ cho các công trình dân dụng, công nghiệp, các công trình giao thong, thủy lợi, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Nhờ phát triển ổn định, hiện nay Chi nhánh số 1 công ty Cổ phần Sông Hồng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động ngày càng ổn định, quy mô kinh doanh ngày càng đƣợc mở rộng.

2.1.2 . Khái quát về hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần Sông Hồng số 6-Chi nhánh số 1 6-Chi nhánh số 1

Chi nhánh số 1- Công ty Cổ phần Sông Hồng số 6 thực hiện sản xuất kinh doanh vữa bê tông thƣơng phẩm, cấu kiện bê tông đúc sẵn, khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, đồng thời cũng đảm nhận việc thực hiện xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông vừa và nhỏ trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Thực hiện các chính sách, chiến lƣợc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và uy tín của công ty trên thị trƣờng.

Bảo vệ công ty, bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn an toàn xã hội. Tuân thủ các quy định của pháp luật và của nhà nƣớc.

Nhiệm vụ:

+ Kinh doanh theo đúng ngành nghề kinh doanh, phù hợp với mục đích thành lập chi nhánh số 1, xây dựng và tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh theo kế hoạch.

+ Thực hiện quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, bao toàn đầu tƣ

+ Phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch ngày càng cao

+ Nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thƣơng

+ Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp để đổi mới mặt hàng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm

+ Thực hiện tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ môi trƣờng + Chấp hành nghiêm chỉnh mọi nghĩa vụ đối với nhà nƣớc và các cấp có thẩm quyền

2.1.3. Đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Sông Hồng số 6- Chi nhánh số 1 Chi nhánh số 1

Chi nhánh số 1- Công ty Cổ phần Sông Hồng số 6 là một đơn vị sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, việc tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh mang những đặc điểm chung của ngành công nghiệp xây dựng. Để phù hợp với cơ chế thị trƣờng, chi nhánh công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức theo hƣớng gọn nhẹ, sáng tạo mà vẫn đảm bảo tốt hiệu quả công việc. Ban lãnh đạo công ty tổ chức các trạm trộn và các tổ lao

Một phần của tài liệu ĐẠI học HÙNG VƯƠNG (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)