MẠNG
1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ
Câu 1.Để tái chiếm Đông Dương chính phủ Pháp đã làm gì?
Chính phủ Pháp thành lập đạo quân viễn chinh do tướng Lơ cơ léc chỉ huy, cử Đác giăng li ơ làm Cao Ủy Đông Dương.
Câu 2.Ngày 02/09/1945, ở Sài Gòn - Chợ Lớn diễn ra sự kiện gì?
Nhân dân Sài Gòn - Chợ tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập" Câu 3.Ngày 6/9/1945 quân Anh vào đến Sai gòn thực hiện nhiệm vụ gì?
Giải giáp quân Nhật.
Câu 4.Theo quyết định của Đồng Minh, quân Anh sẽ giải giáp quân đội phát xít Nhật ở Đông Dương từ
Phía nam Vĩ tuyến 16.
Câu 5.Quân nào đã giúp đỡ Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai vào 9-1945? Quân Anh.
Câu 6.Quân Pháp theo sau lưng quân Anh đến Sài Gòn đã yêu cầu ta những điều gì? Quân Pháp. yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang, thả hết tù binh Pháp. Câu 7. Sự kiện nào chứng tỏ, Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai?
Đêm 22 rạng sáng 23/09/1945, Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
Câu 8. Trước những âm mưu và hành động trở lại xâm lược của quân Pháp,nhân dân Nam bộ đã đứng lên kháng chiến như thế nào?
Nhân dân Nam bộ đã anh dũng đánh trả bọn xâm lược bằng mọi hình thức và vũ khí trong tay,gây cho Pháp khó khăn.
Câu 9. Để chi viện cho miền Nam Đảng và Chính phủ ta đã phải làm gì?
Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch lãnh đạo cả nước chi viện cho Nam Bộ và Nam Trung bộ kháng chiến, các “đoàn quân Nam tiến”.
2. Đấu tranh với Trung hoa Dân Quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc
Câu 10. Chủ trương của Đảng và Chính phủ ta đối với Trung hoa Dân Quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc như thế nào?
Tạm thời hòa hoãn,tránh xung đột với quân Trung Hoa dân quốc. Câu 11. Vì sao Đảng và Chính phủ ta chủ trương tạm thời hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân Quốc?
Để tránh cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù,tập trung lực đánh Pháp ở miền Nam.
Câu 12.Ta đã nhân nhượng với quân Trung hoa Dân Quốc những gì?
Nhân nhượng cho quân Trung Hoa dân quốc một số quyền lợi kinh tế,cung cấp lương thực,cho phép lưu hành tiền Trung Quốc trên thị trường nước ta.
Câu 13. Đảng và Chính phủ ta đã nhân nhượng cho bọn Việt Quốc,Việt cách như thế nào?
Nhượng cho Việt Quốc, Việt cách 70 ghế trong Quốc hội,4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp, 1 ghế Phó Chủ tịch nước.
Câu 14.Để giảm bớt sức ép của kẻ thù, tránh hiểu lầm, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Đảng ta có những hành động gì?
Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán” (11-1945), nhưng là tạm thời rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh đạo chính quyền cách mạng.
Câu 15.Nhận xét chung về thái độ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân đội Tưởng Giới Thạch là:
Đảng và Chính phủ ta nhân nhượng có nguyên tắc.
Thạch?
Hạn chế đến mức thấp nhất những các hoạt động chống phá của Quân đội Tưởng Giới Thạch và các lực lượng phản động tay sai,làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách của chúng.
1.Kẻ thù nguy hiểm nhất, là kẻ thù chính của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 là: thực dân Pháp.
2. Theo thỏa thuận của hội nghị Ian ta và Hội nghị Pốtxđam,quân đội nào kéo vào phía bắc vĩ tuyến 16 của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
Quân Trung Hoa Dân Quốc .
3.Theo thỏa thuận của hội nghị Pốtxđam, quân đội nào kéo vào phía Nam vĩ tuyến 16 của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
Quân Anh .
4. Nước nào đã giúp đỡ Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai vào 9-1945 ? Anh
5. Tình hình tài chính của nước ta sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám như thế nào? Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng
6. Nội dung nào phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, thù trong giặc ngoài.
7. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? Xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
8. Trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?
Hòa với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp.
9. Từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19/12/1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?
Hoà với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc
10. Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hòa hoàn nhân nhượng Pháp? Vì Pháp và Trung hoa dân quốc đã bắt tay cấu kết với nhau chống ta.
11. Sau cách mạng tháng Tám“ Bắc đàm Nam đánh” có nghĩa là :
chỉ tình hình đất nước ta trước ngày 6/3/1946 khi miền Bắc đàm phán với Trung Hoa Dân Quốc còn miền nam đánh Pháp.
12.Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta lần thứ hai?
Đêm 22 rạng 23/9/1945, Pháp đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
13.Biện pháp trước mắt của Đảng và chính phủ để giải quyết nạn đói là thực hiện: “nhườmg cơm sẻ áo”.
14.Đảng, chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào thực hiện "Tuần lễ vàng", "Quỹ độc lập" nhằm mục đích gì?
Giải quyết khó khăn về tài chính.
15.Để xóa nạn mù chữ ,Đảng và Chính phủ đã thực hiện biện pháp nào? Thành lập Nha Bình dân Học vụ.
16.Với Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Pháp đã công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia:
tự do.
17.Ta nhân nhượng cho Pháp những quyền lợi gì ở Việt nam khi kí bản Tạm ước 14/9/1946 ? Một số quyền lợi kinh tế và văn hoá.
18.Khó khăn nào là lớn nhất đưa nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"?
Giặc ngoại xâm và nội phản.
19.Biện pháp căn bản và lâu dài của Đảng và chính phủ để đẩy lùi nạn đói là: tăng gia sản xuất.
hoãn với Pháp ?
Hiệp ước Hoa -Pháp 28-2-1946 được kí kết. 21.Lí do Việt Nam kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 là:
để đẩy quân Trung Hoa Dân quốc về nước, tránh cùng lúc đối phó với nhiều kẻ thù. 22.Với việc kí Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, Đảng và chính phủ đã chứng minh được:
sự mềm dẻo của ta trong việc phân hóa kẻ thù.
16.Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 là gì? Không vi phạm chủ quyền quốc gia.
23.Nhân dân ta đã vượt qua tình thế’ Ngàn cân treo sợi tóc” . Đó là kết quả của những chủ trương và biện pháp gì của Đảng và chính phủ?
Giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn tài chính và chống thù trong, giặc ngoài.
24.Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, yếu tố quyết định nhất để giữ vững chủ quyền quốc gia hiện nay là gì?
Đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
25.Điều khoản nào trong Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 có lợi thực tế cho ta?
Hai bên thực hiện hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.
26.Trong các khó khăn mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thì khó khăn nào là chính yếu nhất?
Các thế lực ngoại xâm
27.Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Hội nghị Phôngtennơblô (Pháp) không đạt được kết quả
như mong muốn?
Thực dân Pháp thực hiện âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh xâm lược nước ta.
28.Lý do nào quan trọng nhất để Đảng chính phủ và Hồ Chí Minh lúc thì đánh Trung Hoa dân quốc hòa với Pháp, lúc thì hòa với Pháp đánh Trung Hoa Dân quốc?
Do chính quyền ta còn non yếu chưa thể cùng lúc đối phó với nhiều kẻ thù
29. Thành công bước đầu của lĩnh vực nào trong việc ta kí với Pháp hiệp định sơ bộ 6-3-1946 ? Ngoại giao
30. Bốn ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp mà Quốc hội nước ta đã nhường cho phái thân Trung Hoa Dân quốc dó những bộ nào?
Ngoại giao, kinh tế, canh nông, xã hội.
31.Mục đích quân Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam với danh nghĩa quân đồng minh với âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền tay sai
32.Biện pháp để xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng của Đảng và chính phủ sau tháng Tám năm 1945 là
tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.
33.Tác dụng của những biện pháp đấu tranh với Trung Hoa Dân quốc và tay sai là gì?
Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.
34.Lý do nào là quan trọng nhất làm cho cuộc tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 của nhân dân ta lại diễn ra
gay go, quyết liệt?
Bị các thế lực đế quốc, tay sai chống phá.
35.Nhân dân ta đã vượt qua tình thế’ Ngàn cân treo sợi tóc” . Đó là kết quả của những chủ trương và
biện pháp gì của Đảng và chính phủ?
Giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn tài chính và chống thù trong, giặc ngoài.
36.Chủ tịch Hồ chí Minh trước khi sang Pháp đã dặn: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” . Cái “ bất biến”
của dân tộc ta trong thời điểm này là gì? Độc lập
37.Hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng 1945-1946 là gì?
Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới .
38.Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, yếu tố quyết
định nhất để giữ vững chủ quyền quốc gia hiện nay là gì? Đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
39.Nguyên nhân quyết định nhất làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945
đến trước ngày 19/12/1946 là
sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
40. Nhận xét nào là đúng khi nói về sách lược của Đảng và chính phủ đối với quân Trung Hoa Dân Quốc trước ngày 6/3/1946 ?
Ta nhân nhượng có nguyên tắc
Câu 1: Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ?
ĐA: Pháp bội ước và âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa
Câu 2: Sau ngày 6-3-1946, Pháp mở cuộc tấn công ta ở đâu?
ĐA: Nam Bộ. Nam Trung Bộ và Bắc Bộ
Câu 3: Hành động ngang ngược nhất của Pháp trong âm mưu tấn công nước ta là sự kiện nào?
ĐA: Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ
Câu 4: Để đáp lại tối hậu thư của Pháp, trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung
ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã có chủ trương gì?
ĐA: Tiến hành hội nghị bất thường mở rộng quyết định phát động cả nước kháng chiến
Câu 5: Tác giả của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là ai ?
ĐA : Trường Chinh
Câu 6 : Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào?
ĐA: Đêm 19-12-1946
Câu 7 : “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ...” Câu văn trên trích trong văn kiện nào?
ĐA : Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Câu 8 : Tác giả của tác phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” là ai ?
ĐA : Chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 9 : Đường lối kháng chiến chống Pháp được thể hiện trong những văn kiện nào ?
ĐA : Chỉ thị Toàn dân kháng chiến(Ban Thường vụ TW Đảng) ; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Chủ tich Hồ Chí Minh) ; Kháng chiến nhất định thắng lợi(Trường Chinh)
Câu 10 : Nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta là gì?
ĐA: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 11: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, tác phẩm Kháng chiến
nhất định thắng lợi là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến chống Pháp của
Đảng, trong đó nêu rõ những vấn đề gì?
ĐA: Tính chất, mục đích, nội dung, phương châm của cuộc kháng chiến.
Câu 12: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì ngươi già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân
tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc”. Đoạn văn trên
được trích trong văn kiện nào?
ĐA : Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Câu 13 : “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì ngươi già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân
tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc”. Đoạn văn trên đề
cập đến nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp? ĐA: Toàn dân
Câu 14: Sự kiện nào là tín hiệu tiến công của quân ta, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống
Pháp?
ĐA: Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, Hà Nội mất điện.
Câu 15: Mục tiêu của ta khi tiến hành cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị Bắc vĩ tuyến
16 là gì?
ĐA: Tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận sinh lực địch; làm thất bại kế hoạch đánh nhanh giải quyết nhanh của Pháp.
Câu 16 : “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!” là lời khen ngợi của Hồ Chủ Tịch dành cho lực lượng
ĐA : Trung đoàn Thủ Đô.
Câu 17: Một trong những khẩu hiệu được đưa ra khi cuộc kháng chiến chống Pháp quay lại xâm
lược đã bùng nổ trên quy mô cả nước là gì? ĐA: "Tiêu thổ kháng chiến"
Câu 18: Tính nhân dân của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta biểu hiện ở điểm nào?
ĐA: Nội dung kháng chiến toàn dân của Đảng ta.
Câu 19: Cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 năm 1946, thành phố nào đã kìm được
chân địch lâu nhất? ĐA: Hà Nội
Câu 20: Sau khi rút khỏi Hà Nội, các cơ quan Đảng chính phủ, mặt trận, các đoàn thể của ta đã
chuyển lên căn cứ địa nào? ĐA: Việt Bắc
Câu 21: Ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 là gì?
ĐA: Tạo điều kiện cho cả nước đi vào kháng chiến lâu dài.
Câu 22: Trung đoàn Thủ đô được lệnh rút khỏi Hà Nội vào thời gian nào?
ĐA: 19/12/1947
Câu 23: Em hiểu thế nào là kháng chiến toàn diện?
ĐA: Kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao...
Câu 24: Em hiểu thế nào là kháng chiến trường kì?
ĐA: Kháng chiến lâu dài
Câu 25: Vi sao phải kháng chiến lâu dài?
ĐA: So sánh tương quan lực lượng, Pháp mạnh hơn ta.
BÀI 18: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1950) DÂN PHÁP (1946 - 1950)
Câu 1. Tháng 10 - 1947, thực dân Pháp huy động 12.000 quân tinh nhuệ và hầu hết máy bay ở Đông Dương, chia thành 3 cánh, mở cuộc tiến công lên
Việt Bắc.
Câu 2. Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị nào?
Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp.
Câu 3. Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang
đánh lâu dài.
Câu 4. Âm mưu mới của Pháp sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947 là gì?