BÀI 23 KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973-1975)

Một phần của tài liệu Hệ thống câu hỏi nhanh ôn thi đại học môn Lịch sử lớp 12 (Trang 60 - 61)

V. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bìn hở Việt Nam.

BÀI 23 KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973-1975)

HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973-1975)

Mục II: Miền Nam đấu tranh chống địch “Bình định – lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn

Mục III: Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc 1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam

2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 (Mục a) Chiến dịch Tây Nguyên và b) Chiến dịch Huế- Đà Nẵng)

CÂU HỎI

Câu 1. Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta vào thời gian nào?

Ngày 29/3/1973.

Câu 2. Thời gian nào Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21?

Tháng 7/1973.

Câu 3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 (7/1973) đã nhận định kẻ thù của

cách mạng miền Nam là

đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.

Câu 4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 (7/1973) đã nêu rõ nhiệm vụ cơ

bản của cách mạng miền Nam là

tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiếp tục con đường cách mạng bạo lực.

Câu 5. “Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cuộc cách

mạng dân chủ nhân dân và nhấn mạnh trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao”. Những nội dung trên được đưa ra tại Hội nghị nào?

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 (7/1973).

Câu 6. Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự ở vùng nào?

Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Câu 7. Sau chiến thắng vang dội của quân ta trong chiến dịch đánh Đường 14 - Phước Long, phản

ứng của chính quyền Sài Gòn như thế nào?

Chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh và đưa quân đến hòng chiếm lại, nhưng thất bại.

Câu 8. Sau chiến thắng vang dội của quân ta trong chiến dịch đánh Đường 14 - Phước Long, phản

ứng của Mỹ như thế nào?

Mĩ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa.

Câu 9. Chiến thắng Đường 14 - Phước Long (từ ngày 22-12-1974 đến ngày 6-1-1975) của quân dân

miền Nam cho thấy

so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng.

Câu 10. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong thời

gian

hai năm 1975 và 1976.

Câu 11. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền nam trong hai năm

1975 và 1976. Nhưng Bộ Chính trị nhấn mạnh

“cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

Câu 11. Tại sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công

chủ yếu trong năm 1975?

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, lực lượng địch chốt giữ mỏng và bố phòng sơ hở.

Câu 12. Mở đầu chiến dịch Tây Nguyên, quân ta đánh vào địa điểm nào trước?

Plâyku và Kon Tum.

Câu 13. Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh gì?

Ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung. Hoặc: Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh

rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung.

Hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn.

Câu 15. Kết quả của chiến dịch Tây Nguyên là

Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân được hoàn toàn giải phóng.

Câu 16. Cùng thời gian với chiến dịch Tây Nguyên, ta còn mở chiến dịch đánh địch ở đâu?

Quảng Trị.

Câu 17. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang

giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

Câu 18. Chiến dịch nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cuộc tiến công chiến lược sang Tổng tiến

công chiến lược trên toàn miền Nam? Chiến dịch Tây Nguyên.

Câu 19. Bộ Chính trị có quyết định kịp thời kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước

tiên là tiến hành chiến dịch nào?

Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.

Câu 20. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25/3, quân ta tiến vào đâu?

Cố đô Huế.

Câu 21. Toàn tỉnh Thừa Thiên được giải phóng vào thời gian nào?

Ngày 26/3/1975.

Câu 22. Cùng thời gian giải phóng Huế, quân ta tiến vào giải phóng những nơi nào?

Thị xã Tam Kì, Quảng Ngãi, Chu Lai…

Câu 23. Cùng thời gian giải phóng Huế, quân ta tiến vào giải phóng thị xã Tam Kì, Quảng Ngãi, Chu

Lai…tạo thêm một hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía nam.

Câu 24. Sáng ngày 29/3/1975, quân ta từ ba phía bắc, tây, nam tiến thẳng vào đâu?

Thành phố Đà Nẵng.

Câu 25. Toàn bộ thành phố Đà Nẵng được giải phóng vào thời gian nào?

Vào 3 giờ chiều, ngày 29/3/1975.

Câu 26. Thắng lợi của chiến dịch nào có tác dụng củng cố quyết tâm của Bộ Chính trị Trung ương

Đảng lao động Việt Nam trong việc đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 -1976?

Chiến dịch Đường 14 – Phước Long 1974 -1975.

Câu 27. Tháng 1/1975, quân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong chiến dịch nào?

Chiến dịch Đường 14 – Phước Long.

Câu 28. Trận nào phản ánh đúng giá trị của chiến thắng Đường 14 – Phước Long (Tháng 1/1975)

đối với việc củng cố quyết tâm và hoàn thành kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng lao động Việt Nam?

Trận trinh sát chiến lược.

Câu 29. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành trung ương Đảng lao động Việt Nam (7/1973) chủ trương

đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn trên ba mặt trận nào? Chính trị, quân sự, ngoại giao.

Câu 30. Điều kiện thuận lợi cuối năm 1974 đầu năm 1975 Bộ Chính trị Trung ương Đảng lao động

Việt Nam đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam là gì? So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.

……….

Một phần của tài liệu Hệ thống câu hỏi nhanh ôn thi đại học môn Lịch sử lớp 12 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w