Đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hút, động viên các nguồn lực để triển

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA hồ CHÍ MINH (Trang 117)

7. Tổng quan tinh hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3.3. Những giải pháp chủ yếu

3.3.4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hút, động viên các nguồn lực để triển

để triển khai hiệu quả chính sách (hình thành các quỹ, các hội…)

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 khẳng định: “Tăng trƣởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với việc thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội; không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân; phát triển kinh tế xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trƣờng… kết hợp hài hịa các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trƣờng”.

Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm ASXH là một chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam”. Vì vậy, phát triển kinh tế lớn sẽ có nguồn lực tài chính bảo đảm tính bền vững của chính sách ASXH.

Hiện nay, chính sách ASXH chƣa có mức độ bao phủ rộng đến tất cả mọi ngƣời dân là do hạn chế về nguồn lực. Vì lý do này, lý do khác, một số ngƣời dân, thậm chí là ngƣời nghèo cũng không muốn thụ hƣởng chính sách. Các doanh nghiệp, ngƣời dân khơng muốn đóng góp. Mức độ xã hội hóa ASXH chƣa đủ, chƣa huy động đƣợc sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng xã hội vào việc thực hiện các chính sách ASXH.

Tăng cƣờng vai trò thực hiện an sinh của doanh nghiệp là tất yếu, góp phần quan trọng trong việc chia sẻ với chủ thể Nhà nƣớc trong bối cảnh hiện nay. Hình thức ASXH tự nguyện đang có xu hƣớng phụ thuộc vào vai trò thực hiện của doanh nghiệp ngày càng lớn. Định hƣớng trong quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống ASXH của Việt Nam hiện nay là hoạt động trên nguyên tắc đóng

tiền để đƣợc bảo hiểm và bảo hiểm đó phải bảo đảm mức sống tối thiểu, cho dù có xảy ra tình trạng khủng hoảng kinh tế hoặc lạm phát. Do vậy, hệ thống ASXH ở nƣớc ta đang tất yếu triển khai theo nguyên tắc: đa tầng, linh hoạt, nhằm mục tiêu cơ bản: (1) giải quyết đƣợc những vấn đề cơ bản trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam; (2) phải mang tính xã hội; (3) bảo đảm độ an tồn và có yếu tố bền vững.

3.3.5. Hỗ trợ đầu tư, tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới, hạn chế thất nghiệp, ổn định thu nhập cho người dân

Theo kinh nghiệm của các nƣớc Bắc Âu cũng nhƣ nhiều nƣớc phát triển khác trong khu vực và thế giới, để mở rộng độ bao phủ của chính sách ASXH đảm bảo mọi ngƣời dân đều đƣợc thụ hƣởng chính sách ASXH của Nhà nƣớc, đặc biệt là đối tƣợng ngƣời nghèo, dễ bị tổn thƣơng, ngƣời dân tộc miền núi, vùng sâu vùng xa, nông dân trong điều kiện ngân sách nhà nƣớc hạn hẹp thì Nhà nƣớc nên xã hội hóa cơng tác ASXH, đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc đóng - hƣởng (pay as you go), đồng thời đƣa hệ thống hỗ trợ tích cực và bảo hiểm thu nhập vào hệ thống ASXH. Nhà nƣớc chỉ hỗ trợ một phần khi đóng góp của các bên khơng đủ. Ngồi các hình thức BHXH bắt buộc, ngƣời lao động và mọi cơng dân đều có thể tham gia BHXH tự nguyện, tăng cƣờng hình thức bảo hiểm hƣu trí của doanh nghiệp, cho phép khu vực tƣ nhân kinh doanh bảo hiểm hƣu trí theo đúng luật pháp của Nhà nƣớc.

Muốn vậy, thay vì hỗ trợ q nhiều về chính sách ASXH theo cơ chế một chiều từ Nhà nƣớc, Nhà nƣớc nên hỗ trợ ngƣời dân tiếp cận các cơ hội việc làm để hạn chế tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, thực hiện các doanh nghiệp thơng qua các chính sách của Nhà nƣớc; hỗ trợ cho mọi ngƣời tạo đƣợc việc làm thơng qua chính sách tín dụng ƣu đãi, đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật, phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, trang trại; đẩy mạnh dạy nghề, tiếp tục hỗ trợ học nghề miễn phí cho lao động đặc thù, lao động dân tộc thiểu số nghèo, kết hợp

dạy nghề với tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm; hỗ trợ chi phí sinh hoạt ban đầu cho lao động nghèo, lao động là ngƣời dân tộc thiểu số hoặc thuộc diện chính sách…Đồng thời, Chính quyền các huyện nên ƣu tiên hỗ trợ ngƣời dân tiếp cận đƣợc những ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao những giống cây, con mới cho đồng bào các huyện miền núi chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vật nuôi phù hợp với đặc thù của các huyện miền núi vùng trung du Phú Thọ để tăng thu nhập. Hơn nữa, việc trồng xen canh các mùa vụ sẽ tránh cho ngƣời dân thất nghiệp tạm thời, vừa tạo ra thu nhập. Hƣớng cho ngƣời dân chuyển tƣ duy từ sản xuất theo hƣớng tự cung tự cấp sang sản xuất nơng nghiệp theo hƣớng hàng hóa, khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu, thổ nhƣỡng để phát triển các vùng sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho thị trƣờng trong và ngồi tỉnh.

Khi các chính sách hỗ trợ tạo việc làm phát huy tác dụng, thu nhập của ngƣời dân sẽ tăng lên, chính quyền huyện miền núi nói chung và Phú Thọ nói riêng sẽ có điều kiện để tuyên truyền, thu hút ngƣời dân tham gia chính sách ASXH bắt buộc, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc.

3.3.6. Học tập kinh nghiệm về thực thi chính sách an sinh xã hội của các tỉnh, các nước trong khu vực và trên thế giới đạt được nhiều thành tựu

Với sự nỗ lực không ngừng trong thời gian qua, Việt Nam đạt đƣợc những thành tựu trong việc thực hiện chính ASXH cho ngƣời dân. Song, có thể thấy, muốn phát triển ASXH có hiệu quả, Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các nƣớc khác trong khu vực và thế giới nhƣ Thụy Điển, Singapore, Ôxtrâylia, Nhật Bản… Đó là những quốc gia có nhiều thành cơng về xây dựng các mơ hình thực hiện chính sách ASXH. Q trình hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm quản lý và tránh đƣợc những sai lầm mà các quốc gia khác đã trải qua. Đặc biệt, học tập kinh nghiệm của các nƣớc về xây dựng hệ thống chỉ tiêu, theo

dõi, đánh giá, giám sát. Định kỳ thực hiện phân tích, đánh giá sinh kế, rủi ro của các biện pháp thực hiện chính sách ASXH

Ngồi các nhóm giải pháp trên, cần tích cực vận động tồn dân tham gia các loại hình BHXH. Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp; vận động và mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện. Nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ một phần cho đối tƣợng khó khăn, ngƣời có thu nhập thấp tham gia BHXH, nhất là đối với nông dân (do thƣờng bị rủi ro trong sản xuất). Thực hiện đầy đủ chính sách cho đối tƣợng tham gia BHYT, hỗ trợ 50% chi phí mua BHYT tự nguyện và tranh thủ nguồn hỗ trợ của các dự án hỗ trợ y tế cho các hộ nghèo và cận nghèo. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp, đảm bảo lao động đƣợc ký hợp đồng lao động và đƣợc đảm bảo các quyền lợi theo quy định…

3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách an sinh xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Phú Thọ chính sách an sinh xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Phú Thọ

Một là: Cần hoàn thiện chính sách ASXH theo tăng mức độ bao phủ của

chính sách, đặc biệt đối với các xã vùng sâu, xa, các huyện nghèo.

Để thực thi chính sách ASXH một cách hiệu quả, điều kiện tiên quyết thuộc về bản thân chính sách ASXH. Thực thi chính sách ASXH khơng thể triển khai tốt nếu chính sách ASXH bất cập, khơng có tính khả thi, khơng bao qt hết các đối tƣợng cần trợ giúp xã hội từ hệ thống chính sách này. Vì thế, hồn thiện chính sách ASXH của Nhà nƣớc, trong đó có tính đến yếu tố vùng miền là cơ sở để cấp huyện thực thi tốt chính sách ASXH.

Cùng với sự phát triển kinh tế, hệ thống ASXH đã dần đƣợc hoàn thiện, mức độ bao phủ tăng lên. Hệ thống ASXH đã chú trọng hơn đến các đối tƣợng nông dân, ngƣời nghèo ở các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi trên tất cả các hợp phần của chính sách. Tuy nhiên, trên thực tế thực thi chính sách, những bất cập trong chính sách, đặc biệt là độ bao phủ của chính sách vẫn cịn có một

khoảng cách khá xa so với nhu cầu. Vì thế, để thực thi hiệu quả chính sách ASXH ở các huyện miền núi, chính quyền tỉnh Phú Thọ nói chung và các huyện miền núi nói riêng cần tiếp tục rà sốt cẩn thận các chính sách, phát hiện những bất cập của chính sách trong quá trình thực thi để tổng hợp, kiến nghị các cơ quan liên quan sửa đổi. Cụ thể:

- Đối với chính sách BHXH:

+ Tiếp tục hoàn thiện quản lý thu BHXH: (i) Phối hợp với Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội và các cơ quan liên quan ở Trung ƣơng và địa phƣơng thống kê toàn bộ các đơn vị và ngƣời lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện để thu đủ, thu đúng BHXH; (ii) Tổ chức cấp số BHXH cho ngƣời lao động bằng công nghệ mới để dễ quản lý; (iii) Phân loại các đơn vị tham gia BHXH; (iv) Cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết chế độ BHXH; (v) Phối hợp với thanh tra Lao động, Thanh tra Nhà nƣớc kiểm tra, giám sát việc kê khai lao động, nộp bảo hiểm; Về việc doanh nghiệp nợ và trốn đóng bảo hiểm, hiện nay trốn đóng, nợ, chậm đóng BHXH diễn ra rất phổ biến chủ yếu vẫn là do ngƣời sử dụng lao động chƣa thấy đƣợc trách nhiệm xã hội vì đóng cho ngƣời lao động sẽ làm giảm lợi nhuận của chủ doanh nghiệp. Do vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải tiếp tục tuyên truyền, giải thích để ngƣời chủ lao động thấy trách nhiệm xã hội của mình và tự giác tham gia. Nguyên nhân trốn đóng, nợ BHXH nhiều là do hiện nay chế tài xử lý chƣa mạnh, hành vi trốn, nợ hàng tỷ, vài chục tỷ đồng nhƣng phạt tối đa chỉ 20-30 triệu đồng.

+ Tiếp tục hoàn thiện quản lý chi BHXH: (i) Thƣờng xuyên rà soát hồ sơ để giải quyết chi trả các chế độ bảo hiểm đúng quy định; (ii) Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan BHXH các cấp để quản lý đối tƣợng nộp bảo hiểm và chi trả bảo hiểm; (iii) Tăng cƣờng quản lý chặt chẽ tiền mặt, thƣờng xuyên kiểm tra tồn quỹ ở các đại lý; (iv) Thí điểm chi trả bảo hiểm qua tài khoản cá nhân…

+ Tiếp tục hoàn thiện quản lý hoạt động đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH nhằm bảo toàn, tăng trƣởng quỹ, tránh đầu tƣ vào các hoạt động mạo hiểm làm thất thốt quỹ.

- Đối với chính sách BHYT:

Để đạt mục tiêu BHYT toàn dân, trƣớc hết phải định hƣớng, xây dựng chính sách theo chiều sâu, nghĩa là làm tốt hai yếu tố giảm chi từ tiền túi ngƣời bệnh và bảo đảm quyền lợi của ngƣời dân tham gia BHYT. Với đối tƣợng khám chữa bệnh là những ngƣời nghèo, thuộc diện gia đình chính sách, bảo trợ xã hội thì Nhà nƣớc nên thực hiện khám chữa bệnh miễn phí, tận nơi, tận nhà ngƣời bệnh nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới đã và đang áp dụng hiệu quả. Biện pháp này vừa giúp ngƣời nghèo giảm chi phí đi lại vừa thể hiện rõ sự quan tâm của Nhà nƣớc đối với ngƣời nghèo. Với đối tƣợng khám chữa bệnh là những ngƣời có khả năng tài chính, đủ điều kiện để mua BHYT thì phải quy định theo hƣớng bắt buộc. Ví dụ đối với các doanh nghiệp, nhóm có khả năng tham gia BHYT nhƣng lại thuộc nhóm có tỷ lệ tham gia thấp, hiện chiếm tới 51,3%, thì cần có biện pháp cƣỡng chế việc đóng BHYT nhằm bảo đảm quyền lợi cho ngƣời lao động làm việc tại doanh nghiệp. Việc thực hiện cƣỡng chế mua BHYT trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay của đất nƣớc là không hợp lý. Việc cần và nên làm là tăng cƣờng biện pháp giảm chi gián tiếp từ túi ngƣời bệnh. Nâng cao chất lƣợng và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bằng BHYT, trong đó bao gồm nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh BHYT; đầu tƣ trang thiết bị, xây dựng, cải tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng; nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế tuyến dƣới; chăm lo cho cơng tác y tế dự phịng và chăm sóc sức khỏe ban đầu; bảo đảm nguồn nhân lực... Đổi mới cơ chế tài chính. Tiếp tục tăng đầu tƣ NSNN cho y tế, bảo đảm chi tiêu công cho y tế, giảm chi tiêu trực tiếp từ tiền túi hộ gia đình. Bảo đảm nguồn NSNN đóng BHYT, tăng dần mức hỗ trợ cho những đối tƣợng cận nghèo, học sinh, sinh viên, nơng dân, có cơ chế khuyến khích BHYT tự nguyện. Điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hƣớng tính đúng, đủ, phù hợp với nội dung đầu

tƣ; phù hợp với khả năng chi trả của ngƣời bệnh; chuyển cơ chế cấp kinh phí từ NSNN cho cơ sở cung ứng dịch vụ sang đối tƣợng thụ hƣởng (ngƣời tham gia BHYT).

Cùng với những giải pháp nêu trên thì giải pháp cơ bản, gốc rễ hơn cả vẫn phải là tiếp tục xây dựng và hồn thiện chính sách, pháp luật về BHYT. Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Tiếp tục xây dựng và hồn thiện Đề án thực hiện lộ trình BHYT với ba mục tiêu cụ thể:

Một là: Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT thơng qua việc tiếp tục duy trì

các nhóm đối tƣợng đã đạt tỷ lệ 100%, mở rộng các nhóm đối tƣợng để đến năm 2020 có trên 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Hai là nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh BHYT, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời tham gia BHYT.

Hai là: Hệ thống lại tồn bộ các chính sách ASXH do Chính phủ và tỉnh đã

ban hành.

Hệ thống lại tồn bộ các chính sách ASXH do Chính phủ và tỉnh Phú Thọ ban hành để kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện, rút ra những thiếu sót, hạn chế để có biện pháp khắc phục. Đồng thời, có hình thức tuyên truyền và chú trọng dự báo tình hình, kịp thời đƣa ra các giải pháp phù hợp để đảm bảo phát triển kinh tế và ASXH. Đảm bảo 100% đối tƣợng theo quy định đƣợc tiếp cận các chính sách về ASXH đã ban hành. Phân cơng cụ thể từng sở, ban, ngành, đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện và thƣờng xuyên kiểm tra, sơ kết tình hình…

Ba là: Cần có sự đồng lịng, điều hành nhất qn của Chính quyền tỉnh Phú

Thọ trong việc thực thi chính sách ASXH. Có nhƣ thế mới có thể huy động đƣợc ngƣời dân, doanh nghiệp tham gia và hạn chế gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc vốn đã hạn hẹp nhƣ tỉnh nghèo Phú Thọ.

Bốn là: Cần có sự phân bổ nguồn lực phù hợp trong thực thi chính sách

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua nghiên cứu lý thuyết về ASXH, thực thi chính sách ASXH ở các huyện miền núi tỉnh Phú Thọ, luận văn rút ra một số kết luận sau đây:

1. ASXH là một chính sách xã hội tốt đẹp của Nhà nƣớc ta nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của ngƣời dân trƣớc những rủi ro và tác động bất thƣờng về kinh tế, xã hội và mơi trƣờng; vừa góp phần khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Chính sách ASXH có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội và đƣợc cấu thành từ chính sách BHXH, chính sách BHYT, chính sách Bảo trợ xã hội và xóa đói giảm nghèo.

2. Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực thi chính sách, bao gồm: (i) Chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc; (ii) Bộ máy thực thi và năng lực cán bộ thực thi chính sách; (iii) Năng lực cán bộ giám sát thực thi chính sách: (iv) Chất lƣợng tuyên truyền chính sách; (v) Đối tƣợng thụ hƣởng chính sách và (vi) Các nhân tố khách quan khác. Mỗi nhân tố đều có những tác động tích cực và tiêu cực đến chất lƣợng thực thi chính sách của chính quyền cấp huyện.

3. Kinh nghiệm thực thi chính sách của một số địa phƣơng trong và ngoài

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA hồ CHÍ MINH (Trang 117)