Điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA hồ CHÍ MINH (Trang 120 - 124)

7. Tổng quan tinh hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

chính sách an sinh xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Phú Thọ

Một là: Cần hồn thiện chính sách ASXH theo tăng mức độ bao phủ của

chính sách, đặc biệt đối với các xã vùng sâu, xa, các huyện nghèo.

Để thực thi chính sách ASXH một cách hiệu quả, điều kiện tiên quyết thuộc về bản thân chính sách ASXH. Thực thi chính sách ASXH khơng thể triển khai tốt nếu chính sách ASXH bất cập, khơng có tính khả thi, khơng bao qt hết các đối tƣợng cần trợ giúp xã hội từ hệ thống chính sách này. Vì thế, hồn thiện chính sách ASXH của Nhà nƣớc, trong đó có tính đến yếu tố vùng miền là cơ sở để cấp huyện thực thi tốt chính sách ASXH.

Cùng với sự phát triển kinh tế, hệ thống ASXH đã dần đƣợc hoàn thiện, mức độ bao phủ tăng lên. Hệ thống ASXH đã chú trọng hơn đến các đối tƣợng nông dân, ngƣời nghèo ở các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi trên tất cả các hợp phần của chính sách. Tuy nhiên, trên thực tế thực thi chính sách, những bất cập trong chính sách, đặc biệt là độ bao phủ của chính sách vẫn cịn có một

khoảng cách khá xa so với nhu cầu. Vì thế, để thực thi hiệu quả chính sách ASXH ở các huyện miền núi, chính quyền tỉnh Phú Thọ nói chung và các huyện miền núi nói riêng cần tiếp tục rà sốt cẩn thận các chính sách, phát hiện những bất cập của chính sách trong quá trình thực thi để tổng hợp, kiến nghị các cơ quan liên quan sửa đổi. Cụ thể:

- Đối với chính sách BHXH:

+ Tiếp tục hồn thiện quản lý thu BHXH: (i) Phối hợp với Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội và các cơ quan liên quan ở Trung ƣơng và địa phƣơng thống kê toàn bộ các đơn vị và ngƣời lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện để thu đủ, thu đúng BHXH; (ii) Tổ chức cấp số BHXH cho ngƣời lao động bằng công nghệ mới để dễ quản lý; (iii) Phân loại các đơn vị tham gia BHXH; (iv) Cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết chế độ BHXH; (v) Phối hợp với thanh tra Lao động, Thanh tra Nhà nƣớc kiểm tra, giám sát việc kê khai lao động, nộp bảo hiểm; Về việc doanh nghiệp nợ và trốn đóng bảo hiểm, hiện nay trốn đóng, nợ, chậm đóng BHXH diễn ra rất phổ biến chủ yếu vẫn là do ngƣời sử dụng lao động chƣa thấy đƣợc trách nhiệm xã hội vì đóng cho ngƣời lao động sẽ làm giảm lợi nhuận của chủ doanh nghiệp. Do vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải tiếp tục tuyên truyền, giải thích để ngƣời chủ lao động thấy trách nhiệm xã hội của mình và tự giác tham gia. Nguyên nhân trốn đóng, nợ BHXH nhiều là do hiện nay chế tài xử lý chƣa mạnh, hành vi trốn, nợ hàng tỷ, vài chục tỷ đồng nhƣng phạt tối đa chỉ 20-30 triệu đồng.

+ Tiếp tục hoàn thiện quản lý chi BHXH: (i) Thƣờng xuyên rà soát hồ sơ để giải quyết chi trả các chế độ bảo hiểm đúng quy định; (ii) Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan BHXH các cấp để quản lý đối tƣợng nộp bảo hiểm và chi trả bảo hiểm; (iii) Tăng cƣờng quản lý chặt chẽ tiền mặt, thƣờng xuyên kiểm tra tồn quỹ ở các đại lý; (iv) Thí điểm chi trả bảo hiểm qua tài khoản cá nhân…

+ Tiếp tục hoàn thiện quản lý hoạt động đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH nhằm bảo toàn, tăng trƣởng quỹ, tránh đầu tƣ vào các hoạt động mạo hiểm làm thất thốt quỹ.

- Đối với chính sách BHYT:

Để đạt mục tiêu BHYT toàn dân, trƣớc hết phải định hƣớng, xây dựng chính sách theo chiều sâu, nghĩa là làm tốt hai yếu tố giảm chi từ tiền túi ngƣời bệnh và bảo đảm quyền lợi của ngƣời dân tham gia BHYT. Với đối tƣợng khám chữa bệnh là những ngƣời nghèo, thuộc diện gia đình chính sách, bảo trợ xã hội thì Nhà nƣớc nên thực hiện khám chữa bệnh miễn phí, tận nơi, tận nhà ngƣời bệnh nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới đã và đang áp dụng hiệu quả. Biện pháp này vừa giúp ngƣời nghèo giảm chi phí đi lại vừa thể hiện rõ sự quan tâm của Nhà nƣớc đối với ngƣời nghèo. Với đối tƣợng khám chữa bệnh là những ngƣời có khả năng tài chính, đủ điều kiện để mua BHYT thì phải quy định theo hƣớng bắt buộc. Ví dụ đối với các doanh nghiệp, nhóm có khả năng tham gia BHYT nhƣng lại thuộc nhóm có tỷ lệ tham gia thấp, hiện chiếm tới 51,3%, thì cần có biện pháp cƣỡng chế việc đóng BHYT nhằm bảo đảm quyền lợi cho ngƣời lao động làm việc tại doanh nghiệp. Việc thực hiện cƣỡng chế mua BHYT trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay của đất nƣớc là không hợp lý. Việc cần và nên làm là tăng cƣờng biện pháp giảm chi gián tiếp từ túi ngƣời bệnh. Nâng cao chất lƣợng và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bằng BHYT, trong đó bao gồm nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh BHYT; đầu tƣ trang thiết bị, xây dựng, cải tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng; nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế tuyến dƣới; chăm lo cho cơng tác y tế dự phịng và chăm sóc sức khỏe ban đầu; bảo đảm nguồn nhân lực... Đổi mới cơ chế tài chính. Tiếp tục tăng đầu tƣ NSNN cho y tế, bảo đảm chi tiêu công cho y tế, giảm chi tiêu trực tiếp từ tiền túi hộ gia đình. Bảo đảm nguồn NSNN đóng BHYT, tăng dần mức hỗ trợ cho những đối tƣợng cận nghèo, học sinh, sinh viên, nơng dân, có cơ chế khuyến khích BHYT tự nguyện. Điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hƣớng tính đúng, đủ, phù hợp với nội dung đầu

tƣ; phù hợp với khả năng chi trả của ngƣời bệnh; chuyển cơ chế cấp kinh phí từ NSNN cho cơ sở cung ứng dịch vụ sang đối tƣợng thụ hƣởng (ngƣời tham gia BHYT).

Cùng với những giải pháp nêu trên thì giải pháp cơ bản, gốc rễ hơn cả vẫn phải là tiếp tục xây dựng và hồn thiện chính sách, pháp luật về BHYT. Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Đề án thực hiện lộ trình BHYT với ba mục tiêu cụ thể:

Một là: Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT thơng qua việc tiếp tục duy trì

các nhóm đối tƣợng đã đạt tỷ lệ 100%, mở rộng các nhóm đối tƣợng để đến năm 2020 có trên 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Hai là nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh BHYT, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời tham gia BHYT.

Hai là: Hệ thống lại toàn bộ các chính sách ASXH do Chính phủ và tỉnh đã

ban hành.

Hệ thống lại tồn bộ các chính sách ASXH do Chính phủ và tỉnh Phú Thọ ban hành để kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện, rút ra những thiếu sót, hạn chế để có biện pháp khắc phục. Đồng thời, có hình thức tuyên truyền và chú trọng dự báo tình hình, kịp thời đƣa ra các giải pháp phù hợp để đảm bảo phát triển kinh tế và ASXH. Đảm bảo 100% đối tƣợng theo quy định đƣợc tiếp cận các chính sách về ASXH đã ban hành. Phân cơng cụ thể từng sở, ban, ngành, đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện và thƣờng xuyên kiểm tra, sơ kết tình hình…

Ba là: Cần có sự đồng lịng, điều hành nhất qn của Chính quyền tỉnh Phú

Thọ trong việc thực thi chính sách ASXH. Có nhƣ thế mới có thể huy động đƣợc ngƣời dân, doanh nghiệp tham gia và hạn chế gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc vốn đã hạn hẹp nhƣ tỉnh nghèo Phú Thọ.

Bốn là: Cần có sự phân bổ nguồn lực phù hợp trong thực thi chính sách

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA hồ CHÍ MINH (Trang 120 - 124)