Kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giám sát Quỹ tín dụng nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh tra, giám sát các quỹ tín dụng nhân dân của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 51 - 55)

DỤNG NHÂN DÂN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP

- Kinh nghiệm của Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Cần Thơ

Cần Thơ là thành phố lớn, hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, là đô thị loại 1, thành phố trực thuộc Trung ương, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, là trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, do đó mạng lưới TCTD tại Cần Thơ phát triển nhất so với các tỉnh khác trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tính tháng 11/2016 có 59 chi nhánh ngân hàng và 07 QTDND với 252 điểm giao dịch ngân hàng; nguồn vốn huy động đạt 59.030 tỷ đồng và dư nợ cho vay đạt 60.915 tỷ đồng; tổng nhân sự của thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh Cần Thơ gồm 19 người, gồm 01 Chánh, 03 Phó Chánh, 14 thanh tra viên và 01 chuyên viên.

NHNN chi nhánh tỉnh Cần Thơ là đơn vị thực hiện tốt quy trình tiến hành một cuộc thanh tra, đặc biệt là khâu chuẩn bị công tác thanh tra và tiến hành thanh tra nên quá trình thanh tra tại NHNN chi nhánh tỉnh Cần Thơ đạt được nhiều kết quả, rút ngắn thời gian thanh tra, giành nhiều thời gian để phát hiện các sai sót khác của đối tượng thanh tra giúp nâng cao vị thế của Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh Cần Thơ. Tuy nhiên, trong hoạt động thanh tra còn gặp một số hạn chế như:

Một là, do thiếu hụt nhân sự làm công tác thanh tra trong khi áp lực thực hiện thanh tra định kỳ đối với các TCTD nhiều, nên chưa thường xuyên thực hiện tốt việc đôn đốc, theo dõi việc khắc phục các kiến nghị qua thanh tra, giám sát dẫn tới tính hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra chưa cao.

Hai là, chưa thường xuyên áp dụng các chế tài trong hoạt động của QTDND đối với các đơn vị có sai phạm trong hoạt động như: hạn chế mở rộng địa bàn, hạn chế tăng vốn điều lệ, hạn chế hoạt động nghiệp vụ và đặc biệt là công cụ xử phạt vi phạm hành chính.

- Kinh nghiệm của Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bạc Liêu:

Bạc Liêu có 07 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Bạc Liêu, về số lượng TCTD trên địa bàn có 15 chi nhánh NHTM, 07 QTDND, đến cuối tháng 11/2016 nguồn vốn huy động tiền gửi đạt 17.314 tỷ đồng, trong đó QTDND là 473 tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt 21.542 tỷ đồng, trong đó QTDND là 521 tỷ đồng; nợ

xấu 380 tỷ đồng, chiếm 1,76%/ tổng dư nợ. Nhân sự thanh tra, giám sát tại chi nhánh gồm 10 người, gồm 01 Chánh, 01 Phó Chánh Thanh tra, giám sát, 05 thanh tra viên và 03 chuyên viên).

Những thuận lợi trong hoạt động thanh tra giám sát tại chi nhánh: căn cứ kế hoạch thanh tra, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, chi nhánh Bạc Liêu đã xây dựng kế hoạch thanh tra năm và triển khai thực hiện đúng quy định, chỉ đạo của Trung ương, đảm bảo tiến độ kế hoạch đề ra, đồng thời thực hiện tốt các chỉ đạo khác về công tác thanh tra, giám sát phát sinh đột xuất. Số lượng công chức thanh tra, giám sát đảm bảo đủ theo biên chế, trong đó số lượng được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên chiếm tỷ lệ cao so với một số chi nhánh NHNN lân cận. Bên cạnh những thuận lợi, tại chi nhánh còn tồn tại khó khăn: Một là, khối lượng công việc thanh tra, giám sát chi nhánh tương đối lớn, số lượng các cuộc thanh tra cũng như nội dung thanh tra ngày càng tăng, khối lượng báo cáo định kỳ, đột xuất theo chỉ đạo của NHNN VN, của Tỉnh tương đối nhiều, các công tác khác như giám định tư pháp… ảnh hưởng nhiều đến thời gian và chất lượng thanh tra, giám sát; Hai là,

đề cương thanh tra còn quá rộng với rất nhiều nội dung (từ quản trị, điều hành, kiểm soát, tín dụng, kế toán tài chính đến an toàn kho quỹ) trong khi thời gian thanh tra bị hạn chế nên các Đoàn thanh tra luôn bị sức ép về thời gian, làm ảnh hưởng tới chất lượng kiểm tra, xem xét hồ sơ, có một số vấn đề chưa đủ thời gian để làm rõ và xử lý dứt điểm; Ba là, hoạt động của thanh tra chi nhánh còn lệ thuộc lớn vào chương trình kế hoạch mà thiếu đi các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, do vậy đã bỏ sót một số dạng tồn tại, sai phạm của đối tượng thanh tra.

- Kinh nghiệm của Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long:

Tổng số nhân sự thanh tra, giám sát tại chi nhánh đến thời điểm 15/12/2016 là 11 người, trong đó lãnh đạo gồm: 1 Chánh thanh tra, 1 Phó chánh thanh tra; về chất lượng cán bộ: 1 thanh tra viên chính, 4 thanh tra viên, 6 công chức thanh tra. Số lượng các TCTD trên địa bàn gồm19 chi nhánh NHTM, 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội và 05 QTDND. Tình hình hoạt động, tổng nguồn vốn huy động đạt 26.044 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt 17.747 tỷ đồng. Hoạt động thanh tra , giám sát tại NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Long còn gặp phải một số tồn tại, hạn chế sau:

Việc theo dõi đôn đốc thực hiện kiến nghị sau thanh tra đã được thanh tra giám sát chi nhánh thực hiện thường xuyên nghiêm túc, tuy nhiên một số kiến nghị có tiến độ chấn chỉnh khắc phục còn chậm do nguyên nhân khách quan nhất là các kiến nghị về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu.

Việc triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, đôn đốc xử lý sau thanh tra đối với các cuộc thanh tra pháp nhân, mặc dù đã có kế hoạch ngay từ đầu năm nhưng việc triển khai thực hiện của các đơn vị chủ trì vẫn chưa được triển khai kịp thời nên việc phối hợp thực hiện của Chi nhánh vẫn còn bị động về thời gian nên công tác chuẩn bị chưa được chu đáo theo quy trình tiến hành của một cuộc thanh tra. Mặt khác việc theo dõi khắc phục, chấn chỉnh sau thanh tra đối với các kiến nghị đối với Hội sở chính cũng còn gặp nhiều khó khăn.

2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Tháp

Từ kinh nghiệm hoạt động thanh tra của NHNN Chi nhánh các tỉnh nêu trên, thanh tra NHNN - ĐT có điều kiện để khắc phục các hạn chế mà các Chi nhánh trên gặp phải giúp hoạt động thanh tra của NHNN - ĐT có hiệu quả hơn, cụ thể:

Một là, làm tốt công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm: Rút kinh nghiệm từ hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch quá chi tiết hoặc quá rộng sẽ gặp nhiều khó khăn trong thực hiện kế hoạch, do vậy trên cơ sở bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ hàng năm của cơ quan TTGSNH, NHNN - ĐT tiếp tục xây dựng kế hoạch theo định hướng các QTDND thuộc diện 02 năm chưa thanh tra, QTDND có kết quả xếp loại yếu kém, tuy nhiên nội dung thanh tra sẽ tập trung chuyên đề theo từng hạn chế của từng QTDND, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nhân sự thực hiện kế hoạch thanh tra pháp nhân phát sinh trong năm theo chỉ đạo của cơ quan TTGSNH đối với các TCTD, thanh tra đột xuất theo đề nghị của cấp có thẩm quyền; tham gia các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành.

Hai là, làm tốt công tác kiểm tra, rà soát việc khắc phục, chỉnh sửa các nội dung kiến nghị trong các kết luận thanh tra đối với các QTDND: Đảm bảo thực hiện tốt công tác giám sát từ xa làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng công tác thanh tra tại chỗ, đồng thời bổ trí cán bộ thực hiện rà soát, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị của QTDND qua thanh tra, thành lập Đoàn thanh tra kiểm tra việc thực hiện

các kiến nghị trong kết luận thanh tra và mức độ khắc phục các tồn tại, sai phạm của đối tượng thanh tra khi cần thiết.

Ba là, chủ động trong việc thực hiện chương trình công tác thanh tra: Thanh tra chi nhánh chủ động thực hiện kế hoạch thanh tra đã xây dựng trong những khoảng thời gian chưa có chỉ đạo của NHNN VN, đảm bảo hoàn thành đúng chương trình, kế hoạch thanh tra đã đề ra.

Bốn là, xác định chính xác nội dung thanh tra để xây dựng đề cương thanh tra phù hợp với nguồn lực của thanh tra chi nhánh nhưng vẫn đảm bảo trọng tâm, trọng điểm qua việc xác định phạm vi và mức độ rủi ro chính cần thanh tra để công tác thanh tra đạt kết quả, giúp đưa ra được các cảnh báo, khuyến nghị đối với các QTDND trong quá trình hoạt động nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo hoạt động của QTDND an toàn, hiệu quả.

Năm là, áp dụng các chế tài đủ mạnh (từ hạn chế mở rộng địa bàn, hạn chế tăng vốn điều lệ, hạn chế hoạt động nghiệp vụ, xử phạt vi phạm hành chính,…) nhằm răn đe đối với các QTDND cố tình vi phạm, ít chuyển biến hoặc vi phạm mang tính hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh tra, giám sát các quỹ tín dụng nhân dân của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)