Nội dung hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh tra, giám sát các quỹ tín dụng nhân dân của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 25)

Hoạt động TTGSNH gồm: Hoạt động thanh tra; Hoạt động giám sát; Hoạt động xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; cấp phép (theo Điều 55 và Điều 58 Luật NHNN năm 2010).

Hoạt động của TCTD nói chung, TCTD hợp tác xã nói riêng phải đối mặt với các loại rủi ro trong hoạt động. Do đó, một phần quan trọng trong hoạt động TTGSNH là NHNN có quyền xây dựng và áp dụng các quy định về đảm bảo an toàn để kiểm soát các rủi ro. NHNN có thể ấn định những tiêu chuẩn an toàn tối thiểu để đảm bảo TCTD hợp tác thực hiện hoạt động của mình một cách phù hợp. Tính chất hoạt động của TCTD hợp tác luôn tiềm ẩn rủi ro, do đó đòi hỏi NHNN phải thường xuyên giám sát, định kỳ đánh giá việc đảm bảo các yêu cầu và đánh giá sự phù hợp của các yêu cầu hiện tại nhằm có những điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra những yêu cầu mới.

Hoạt động thanh tra ngân hàng bao gồm:

Một là, Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, quy định khác của pháp luật có liên quan, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do NHNN cấp;

Hai là, xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng; xem xét, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm trị rủi ro của TCTD, bao gồm cả việc nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát rủi ro, kiểm soát và giảm thiểu, xử lý rủi ro thông qua việc xem xét các yếu tố tác động đến an toàn hoạt động, chất lượng, hiệu quả quản trị rủi

ro, khả năng chống đỡ rủi ro của TCTD;

Ba là, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng;

Bốn là, kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành vi dẫn đến vi phạm pháp luật;

Năm là, phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật.

Hình thức thanh tra ngân hàng: Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện đối tượng thanh tra ngân hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phát sinh rủi ro, nguy cơ đe dọa sự an toàn, lành mạnh của đối tượng thanh tra ngân hàng, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

Hoạt động thanh tra tại chỗ: dựa trên những thông tin cung cấp từ bộ phận giám sát từ xa, lên kế hoạch thanh tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các TCTD nhằm xếp hạng các TCTD, cảnh báo các TCTD có nguy cơ gặp rủi ro trong hoạt động. Các cán bộ thanh tra tại chỗ sẽ tiến hành kiểm tra những vấn đề còn nghi vấn, đánh giá và đưa ra các quyết định và yêu cầu.

Hoạt động giám sát ngân hàng đối với các TCTD nói chung phải bao gồm:

Một là, thu thập, tổng hợp và xử lý các tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu giám sát; kết hợp giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các TCTD với giám sát an toàn của từng TCTD.

Hai là, xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng;

Ba là, phân tích, đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của TCTD, rủi ro mang tính hệ thống; thực hiện xếp hạng các TCTD hằng năm theo mức độ an toàn;

Bốn là, phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động, xu hướng biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động đối với từng TCTD và hệ thống các TCTD; các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng;

Năm là, kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Hoạt động giám sát của NHNN đối với TCTD cần được thống nhất đối với từng hoạt động chủ yếu (C-A-M-E-L-S) của TCTD bao gồm hoạt động đảm bảo mức độ an toàn vốn (Capital), hoạt động đánh giá chất lượng tài sản ( ssets), hoạt động quả lý của TCTD (management), hoạt động thu thập (Earning), hoạt động quản lý thanh khoản (Liquidity) và hoạt động quản lý độ nhạy (Sensitivity).

Hoạt động giám sát của NHNN được thực hiện theo nguyên tắc tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương, kết hợp chặt chẽ giữa giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật về tiền tệ, ngân hàng với giám sát trên cơ sở rủi ro.

Hoạt động giám sát từ xa: theo dõi hoạt động của các TCTD một cách thường xuyên liên tục thông qua việc tổng hợp số liệu, phân tích tình hình hoạt động của các TCTD dựa trên những báo cáo và số liệu tài chính do các TCTD cung cấp, từ đó xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm cho các TCTD.

1.2.3. Phƣơng pháp thanh tra, giám sát ngân hàng.

Phương pháp thanh tra, giám sát là phương pháp định hướng cho hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đối với TCTD.

Có 02 phương pháp thanh tra, giám sát TCTD, đó là: thanh tra, giám sát tuân thủ và thanh tra, giám sát rủi ro.

1.2.3.1.Phƣơng pháp thanh tra, giám sát tuân thủ.

Thanh tra, giám sát trên cơ sở tuân thủ là phương pháp thanh tra, giám sát truyền thống đã được cơ quan TTGSNH các nước áp dụng từ lâu. Thanh tra tuân thủ là phương pháp thanh tra chủ yếu tập trung vào việc phát hiện, đánh giá mức độ tuân thủ luật, các quy định hiện hành của đối tượng thanh tra.

Phương pháp này chủ yếu nhằm đảm bảo việc chấp hành các quy định pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và những quy định trong giấy phép hoạt động của các TCTD. Thanh tra tuân thủ sử dụng một hệ quy chiếu là các quy định của pháp luật (có thể gọi thanh tra tuân thủ là thanh tra định lượng).

Phương pháp thanh tra, giám sát tuân thủ có những đặc điểm cơ bản: thanh tra tuân thủ kiểm tra các thông tin, các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ của đối tượng thanh tra; chỉ đánh giá trên phạm vi mà pháp luật quy định (chỉ đánh giá, kết luận có chấp hành đúng các quy định của pháp luật hay không, chấp hành ở mức độ nào và có biện pháp xử lý tương ứng, không đánh giá tổng thể hoạt động của một TCTD); trong quá trình thanh tra, thanh tra viên chưa tính đến rủi ro có thể xảy ra đối với đối tượng thanh tra do tác động của những biến động của tình hình thị trường, kinh tế, chính trị, xã hội...; thực hiện dựa trên phương thức phản ứng (Căn cứ vào các quy định của pháp luật để trả lời câu hỏi có/không vi phạm).

Các bước thực hiện thanh tra, giám sát tuân thủ lần lượt là: Xác định những quy định của pháp luật mà đối tượng thanh tra bắt buộc phải thực hiện; Thực hiện đánh giá mức độ tuân thủ các quy định đó của đối tượng thanh tra; Đưa ra biện pháp xử lý đối với các vi phạm của đối tượng thanh tra; Đưa ra các kiến nghị đối với đối tượng thanh tra và cơ quan có thẩm quyền.

1.2.3.2. Phƣơng pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.

Thanh tra trên cơ sở rủi ro là khái niệm được biết bắt nguồn từ nước Mỹ và dần được xem như một thông lệ tốt trên thế giới về TTGSNH. Kể từ khi xuất hiện, sự biến đổi đa dạng về kỹ thuật thanh tra, giám sát đã được các cơ quan thanh tra, giám sát các nước xây dựng và phát triển, tuy nhiên đều hướng tới ngôn ngữ chung về rủi ro.

Theo Cơ quan Kiểm soát tiền tệ Mỹ (OCC), lý do phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro được các cơ quan giám sát ngân hàng, tài chính của Mỹ áp dụng và coi trọng đó là: nếu các thanh tra viên ngân hàng cứ đi theo phương pháp thanh tra tuân thủ thì không thể hiểu được sự phức tạp của thị trường tài chính, đồng thời việc hoạt động thanh tra được thực hiện như nhau đối với tất cả các TCTD sẽ không còn phát huy được hiệu quả trong tình hình mới. Ngày nay, TCTD là những tổ chức cung cấp đa dạng các loại hình sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nên phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau, những loại rủi ro này có thể độc lập hoặc liên quan với nhau.

Năm 1995, OCC đã giới thiệu thanh tra trên cơ sở rủi ro nhằm đưa ra một thông điệp: ―hãy áp dụng những thứ khác nhau cho những tổ chức khác nhau‖, hướng hoạt động thanh tra tập trung vào hồ sơ rủi ro cụ thể của từng TCTD, đánh giá cách thức mà người chủ sở hữu, người điều hành giám sát rủi ro tại tổ chức của

họ. Phương pháp này yêu cầu thanh tra viên phải xem xét việc TCTD đã, đang và sắp đối mặt với những loại rủi ro nào, trong phạm vi nào thì sẽ dẫn đến rủi ro làm ảnh hưởng đến toàn bộ ngành ngân hàng.

Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là phương pháp thanh tra, giám sát đối với các TCTD mà nội dung trọng tâm là việc đánh giá: mức độ và xu hướng rủi ro trong các hoạt động của TCTD; hệ thống quản trị rủi ro; tình hình tài chính; sự tuân thủ pháp luật của các TCTD.

Những ưu điểm của phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro so với phương pháp thanh tra, giám sát tuân thủ:

Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro tập trung đánh giá tổng thể một TCTD trên cơ sở đánh giá các yếu tố định lượng, định tính (như kiểm tra hồ sơ, tài liệu, các chính sách, quy trình, hệ thống và thực tiễn công tác quản lý, quản trị rủi ro của TCTD) trong đó chủ yếu là các yếu tố định tính đối lập với phương pháp thanh tra tuân thủ đánh giá chủ yếu dựa trên các yếu tố định lượng;

Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đánh giá được mức độ rủi ro của từng TCTD trong khi thanh tra tuân thủ không đánh giá được, mà rủi ro là đặc trưng gắn liền với hoạt động của mọi TCTD (Ví dụ như một TCTD có thể chấp hành tốt văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhưng vẫn gặp rủi ro thể hiện ở chỗ văn bản pháp luật lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn, hoặc khi hệ thống các văn bản pháp luật thay đổi quá nhanh dẫn đến TCTD không kịp thay đổi);

Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro tập trung tốt hơn vào việc phát hiện sớm những rủi ro mới xuất hiện tại từng TCTD cũng như toàn hệ thống. Hay nói khác, thanh tra, giám sát ngân hàng phải thực hiện dự báo, đánh giá mức độ rủi ro mà một TCTD sẽ phải đối mặt bằng cách lập báo cáo giám sát vĩ mô (lập các giả thiết và kiểm định các giả thiết đó thông qua việc sử dụng các mô hình toán) từ đó đưa ra những cảnh báo, biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu cho các TCTD;

Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro cho phép định hướng thanh tra, giám sát vào những lĩnh vực của từng TCTD và những TCTD có mức độ rủi ro cao, có tác động lớn đến an toàn của hệ thống các TCTD từ đó phân bổ nguồn lực thanh tra tốt hơn đồng thời việc thanh tra tại chỗ sẽ mất ít thời gian hơn.

1.3. Các nguyên tắc đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng theo Basel và yếu tố ảnh hƣởng.

1.3.1. Các nguyên tắc đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng theo Basel Basel

Hiện nay, hoạt động TTGSNH ngày càng được chú trọng ở nhiều nước trên thế giới thông qua việc áp dụng các biện pháp theo tiêu chuẩn Basel và khuôn khổ C MELS. Đây là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững của hệ thống ngân hàng. TTGSNH được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của TCTD và kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng TTGSNH. Những nguyên tắc của Basel về TTGSNH được nhiều quốc gia vận dụng để nâng cao chất lượng hệ thống giám sát. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cũng sử dụng các nguyên tắc cốt lõi này trong Chương trình đánh giá khu vực tài chính (FS P), nhằm đánh giá hiệu quả hệ thống và thông lệ giám sát ngân hàng của các quốc gia.

Năm 1997, y ban Basel đã ban hành 25 nguyên tắc cốt lõi đối với giám sát ngân hàng hiệu quả. Trên thực tế, đây là những chuẩn mực tối thiểu đối với việc quản lý và giám sát an toàn các ngân hàng và hệ thống ngân hàng. Năm 2012, số lượng các Nguyên tắc cốt lõi đã tăng từ 25 nguyên tắc lên thành 29 nguyên tắc sau khi Nhóm rà soát về các Nguyên tắc cốt lõi được y ban Basel giao trách nhiệm rà soát và cập nhật các nguyên tắc cốt lõi.

Theo y ban Basel, một hệ thống TTGSNH hiệu quả cần phải có khả năng xây dựng, thực hiện, theo dõi, giám sát và đưa ra các biện pháp xử lý trong trường hợp có các điều kiện quan ngại ảnh hưởng tới tính hiệu quả của việc quản lý, giám sát hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng tới sự an toàn của hệ thống. Uỷ Ban Basel đưa ra 29 nguyên tắc cơ bản cần thiết đảm bảo cho hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động có hiệu quả, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của phối hợp, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa giám sát và thanh tra, một hệ thống TTGSNH hiệu qủa cần phải bao gồm cả giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Nội dung chính của một số các nguyên tắc liên quan trực tiếp đến thẩm quyền, trách nhiệm và chức năng giám sát được tóm tắt như sau:

+ Nguyên tắc 1- Trách nhiệm, mục tiêu và thẩm quyền: Một hệ thống giám sát nghiệp vụ ngân hàng có hiệu quả phải quy định trách nhiệm và mục tiêu rõ ràng đối với từng cơ quan tham gia trong quá trình giám sát các ngân hàng. Phải có một

khuôn khổ pháp lý phù hợp cho hoạt động giám sát ngân hàng để trao cho từng cơ quan có trách nhiệm các thẩm quyền pháp lý cần thiết để cấp phép các ngân hàng, thực hiện giám sát liên tục, giải quyết vấn đề tuân thủ pháp luật và thực hiện các hành động chỉnh sửa kịp thời để xử lý các quan ngại về tính an toàn và lành mạnh.

+ Nguyên tắc 2- Tính độc lập, trách nhiệm giải trình, nguồn lực và sự bảo vệ đối với cơ quan giám sát: Cơ quan giám sát độc lập về mặt hoạt động, có quy trình minh bạch, rõ ràng, quản trị lành mạnh, có các quy trình ngân sách nhưng không làm mất đi tính tự chủ và nguồn lực đầy đủ và phải chịu trách nhiệm giải trình về việc thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm và sử dụng nguồn lực của mình. Khung pháp lý về TTSGNH bao gồm sự bảo vệ cho các giám sát viên/ cơ quan giám sát.

+ Nguyên tắc 3- Hợp tác, phối hợp: Luật, quy định hoặc những cơ chế khác tạo thành một khuôn khổ cho sự hợp tác, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong nước và cơ quan giám sát nước ngoài. Những cơ chế thu xếp này phản ánh nhu cầu bảo mật thông tin.

+ Nguyên tắc 4- Các hoạt động được phép: Các hoạt động được phép của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh tra, giám sát các quỹ tín dụng nhân dân của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)