HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỐI VỚI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN.
2.3.1. Thực trạng về kết quả hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp đối với các Quỹ tín dụng nhân dân
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, có thể tóm tắt các hoạt động TTGSCN đối với các QTDND giai đoạn 2012-2016 qua Bảng 2.7 dưới đây:
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp các hoạt động TTGSCN đã thực hiện đối với QTDND giai đoạn 2012-2016.
ST T
Hoạt động của TTGSCN
đối với QTDND Nhiệm vụ cụ thể
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm
Trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, TTGSCN tham mưu Giám đốc NHNN-ĐT phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của TTSGCN
dẫn triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
tế tình hình quản lý QTDND trên địa bàn, TTGSCN tham mưu văn bản chỉ đạo, hướ
ng dẫn triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
3. Thực hiện công tác giám sát hoạt động QTDND
- Tiếp nhận thông tin, báo cáo từ các QTDND (bằng văn bản/ file điện tử).
- Kiểm tra tính chính xác của các loại báo cáo. Đôn đốc các QTDND nộp báo cáo theo quy định. - Hàng tháng, tổng hợp số liệu, phân tích báo cáo và giám sát hoạt động của các QTDND: kiểm tra, phân tích, đánh giá số liệu cân đối, tình hình chấp hành văn bản chỉ đạo, việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn, công tác nhân sự, …của QTDND.
- Đột xuất: trường hợp có diễn biến bất thường, tham mưu văn bản cảnh báo, chỉ đạo và báo cáo cấp trên.
- Hàng quý, lập báo cáo giám sát QTDND gửi NHNN và các đơn vị liên quan. Nhận xét, cảnh báo và kiến nghị phương pháp xử lý với lãnh đạo nhằm đảm bảo an toàn hoạt động cho các QTDND.
4. Thanh tra tại chỗ đối với QTDND
- Xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra.
- Tiến hành thanh tra tại chỗ theo kế hoạch đã được duyệt (bao gồm thanh tra đột xuất), nội dung đa phần là thanh tra toàn diện (tín dụng, kế toán, nhiệm vụ quyền hạn của HĐQT, BKS, Giám đốc;…).
- Thực hiện theo quy trình thanh tra, gồm 03 bước: chuẩn bị thanh tra; tiến hành thanh tra; kết thúc thanh tra.
xuất hình thức xử lý.
- Lập báo cáo công tác thanh tra gửi NHNN.
5.
Tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Phân công nhân sự trực phòng tiếp công dân, trực đường dây nóng.
- Tiếp nhận đơn thư, theo dõi, tiếp nhận, mở sổ ghi chép, tham mưu hình thức xử lý đơn thư. - Trực tiếp tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
6. Công tác quản lý khác đối với QTDND
- Chuẩn bị nội dung họp và mời QTDND dự họp thường kỳ quý.
- Chấm điểm, xếp hạng QTDND.
- Xét duyệt văn kiện Đại hội QTDND và tham dự Đại hội thành viên QTDND.
- Có ý kiến tham gia xét khen thưởng đối với cá nhân, tập thể QTDND.
- Có ý kiến chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên HĐQT, BKS, Giám đốc QTDND trước khi QTDND trình Đại hội thành viên thông qua. - Có ý kiến về đề nghị tăng giảm vốn điều lệ, sửa đổi nội dung Giấy phép (địa điểm, phạm vi hoạt động,…), mở mới QTDND.
- Kiến nghị với cấp có thẩm quyền về các quy định có liên quan đến hoạt động QTDND (bao gồm việc góp ý dự thảo Thông tư).
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan nhằm kịp thời hổ trợ hoạt động QTDND.
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo công tác TTTGSCN)
Thực tế kết quả hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN-ĐT đối với các QTDND được thể hiện cụ thể như sau:
Về xây dựng kế hoạch thanh tra: hàng năm, dựa trên chương trình kế hoạch thanh tra của Cơ quan TTGSNH, TTGSCN đã xây dựng trình Giám đốc NHNN-ĐT
phê duyệt kế hoạch thanh tra của năm đảm bảo đúng thời gian theo quy định. Việc lập kế hoạch thanh tra được dựa trên cơ sở đảm bảo ít nhất 02 năm một lần tiến hành thanh tra tại chỗ, hoặc QTDND có kết quả xếp loại yếu kém, hoặc QTDND có nợ xấu cao, kết quả thực hiện phương án cơ cấu. TTGSCN đã lồng ghép tổ chức kiểm tra đột xuất công tác an toàn kho quỹ vào trong các cuộc thanh tra theo kế hoạch, đặc biệt là kiểm tra quỹ tiền mặt so với sổ sách (quá trình kiểm tra, không phát hiện trường hợp nào vi phạm) và kiểm tra việc chấp hành khắc phục theo từng nội dung đã được kiến nghị tại các cuộc thanh tra, kiểm tra trước.
Về giám sát hoạt động đối với QTDND:
TTGSCN tổng hợp, phân tích hoạt động QTDND, chấm điểm xếp loại QTDND chính xác, báo cáo NHNN VN theo quy định, từ năm 2012 đến năm 2016, trên địa bàn không có QTDND thuộc diện yếu kém phải kiểm soát đặc biệt hoặc phải giám sát đặc biệt. Tuy chưa tiến hành phân tích, đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các QTDND đầy đủ các chỉ tiêu theo nội dung tiêu chuẩn CAMELS, nhưng qua kết quả giám sát, thanh tra, giám sát NHNN-ĐT đã cảnh báo yêu cầu khắc phục. TTGSCN chủ yếu đánh giá các chỉ tiêu sau:
+ Mức độ an toàn vốn (C): các QTDND trên địa bàn đảm bảo đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, tuy nhiên trong giai đoạn này còn 03 QTDND chưa đáp ứng: năm 2012 (02 QTDND), năm 2013 (01 QTDND). Từ năm 2014 đến nay, các QTDND đã đạt tỷ lệ này từ 8% trở lên.
+ Chất lượng tài sản có (A): đánh giá tốc độ tăng trưởng tín dụng; tỷ trọng cho vay đối với khách hàng là thành viên, không là thành viên; tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ; tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ.
+ Quản lý (M): Đánh giá việc xây dựng quy chế, quy định nội bộ đúng, sai so với quy định; việc triển khai quy chế, quy định tại QTDND.
+ Lợi nhuận (E): Do QTDND hoạt động trên nguyên tắc tương trợ thành viên, do đó TTGSCN thường không chú trọng đánh giá các chỉ tiêu của nội dung này, tuy nhiên TTGSCN đánh giá chỉ số chi phí hoạt động so với tổng tài sản bình quân, đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận so kế hoạch.
+ Thanh khoản (L): TTGSCN phân tích chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi, tỷ lệ khả năng chi trả 01 ngày, 07 ngày.
TTGSCN triển khai đầy đủ các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đầu năm hoặc kế hoạch điều chỉnh trong năm, qua thanh tra đã chỉ ra hạn chế trong hoạt động QTDND (Hoạt động cho vay chưa tuân thủ quy trình, nghiệp vụ, cho vay không đúng đối tượng, không đúng mục đích gây rủi ro cao, nợ quá hạn có chiều hướng tăng; công tác xem xét kết nạp thành viên chưa đúng quy định; chi trả lãi tiền gửi chưa đúng quy định, công tác chu chi tài chính chưa đúng đúng chế độ, như tính và hạch toán dự thu, dự chi thừa, thiếu, thu chi không có chứng từ gốc; .…), kiến nghị biện pháp yêu cầu QTDND chỉnh sửa.
Quy trình Thanh tra tại chỗ đối với các QTDND được TTGSCN thực hiện gồm 03 bước: chuẩn bị thanh tra; tiến hành thanh tra; kết thúc thanh tra, chi tiết được nêu tại Phụ lục 01- Quy trình Thanh tra tại chỗ của NHNN-ĐT đối với các QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.TTGSCN áp dụng trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra theo các văn bản quy định của NHNN VN và các Công văn chỉ đạo theo các thời điểm.
Trong giai đoạn này, TTGSCN đã tiến hành 40 cuộc thanh tra, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch đối với các QTDND trên địa bàn, chi tiết qua Bảng 2.8 , chỉ tiến hành kiểm tra đột xuất đối với 01 QTDND Phong Hòa, kiểm tra theo chỉ đạo của Giám đốc.
Bảng 2.8: Thống kê các cuộc thanh tra, kiểm tra đối với các QTDND giai đoạn 2012 – 2016 Nội dung thanh tra, kiểm tra Năm
2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Thanh tra toàn diện (công tác quản trị điều hành, kiểm soát, công tác tín dụng, công tác an toàn kho quỹ, kế toán tài chính…)
07 05 08 05 07
Kiểm tra (kiểm tra việc thực hiện phương án cơ cấu lại, kiểm tra đột xuất)
0 02 01 05 0
Tổng cộng 07 07 09 10 07
Qua thanh tra, giám sát đã phát hiện các vi phạm của các QTDND: Bên cạnh các kết quả đạt được, trong hoạt động QTDND còn nhiều hạn chế mà hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ của QTDND chưa nhận thấy, TTGSCN đã chỉ ra được những hạn chế, vi phạm của các QTDND (Bảng 2.9), như chưa chấp hành đầy đủ văn bản quy định, các sai phạm chủ yếu liên quan đến công tác quản trị, điều hành, tín dụng, nguyên nhân dẫn đến sai phạm, một phần do trình độ, năng lực, nhận thức của cán bộ, nhân viên QTDND còn nhiều hạn chế, một phần do HĐQT, BKS, Giám đốc điều hành chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình theo quy định hoặc cố tình ―lách luật‖. Bảng 2.9: Tổng hợp hạn chế, vi phạm của các QTDND Đơn vị tính: Số QTDND Hạn chế, vi phạm của QTDND Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1. HĐQT, BKS, Giám đốc chưa đủ tiêu chuẩn 7 5 1 1 1
2. HĐQT, BKS, Giám đốc thực hiện chưa
đúng hoặc chưa đầy đủ chức năng nhiệm vụ. 3 7 9 10 7
3. Chưa tuân thủ quy định về vốn điều lệ, giới
hạn góp vốn, việc trả lãi vốn góp 1 1 2 2 2
4. Vi phạm trong hoạt động huy động vốn 2 1 2 1 0
5. Thực hiện chưa đúng quy định về hoạt động
gửi tiền tại các TCTD khác. 0 0 0 0 2
6. Phân loại nợ, trích lập dự phòng, dùng dự
phòng để xử lý nợ rủi ro chưa đúng quy định 0 1 2 2 4
7. Chấp hành chưa đúng hoặc chưa đầy đủ
quy chế cho vay. 7 7 9 10 7
8. Công tác kế toán, quản lý tài chính. 3 1 2 2 1
9. Vi phạm tỷ lệ đầu tư tài sản cố định. 0 0 1 1 1
10. Vi phạm tỷ lệ an toàn trong hoạt động 2 1 0 0 0
11. Chưa đảm bảo quy định về an toàn kho
quỹ. 5 4 5 5 4
Qua bảng 2.9 trên cho thấy:
Đôi với hạn chế trong công tác cho vay: 100% QTDND được thanh tra hàng năm đều vi phạm các quy định về cho vay. Nội dung các sai phạm chủ yếu: Công tác thẩm định cho vay: cán bộ tín dụng không đi thẩm định thực tế khách hàng vay vốn để xem xét, đánh giá tình hình mà lập hồ sơ cho vay theo chủ quan; xác định thời hạn cho vay chưa phù hợp; báo cáo thẩm định nêu chung chung, chưa phân tích đánh giá về năng lực tài chính, tính khả thi của phương án sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ vay vốn chưa đầy đủ: thiếu giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, thiếu tài liệu chứng minh sử dụng vốn. Công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay: không kiểm tra hoặc kiểm tra sau cho vay còn mang tính hình thức.
Đối với HĐQT, BKS, Ban điều hành chưa đủ tiêu chuẩn: chủ yếu là thành viên HĐQT, thành viên BKS chưa qua đào tạo nghiêp vụ QTDND.
Đối với công tác quản trị, điều hành: HĐQT, BKS, Ban điều hành chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ. Kết quả thanh tra hàng năm, 100% các QTDND được thanh tra đều vi phạm, cụ thể:
+ HĐQT chưa ban hành đầy đủ các quy chế, quy định nội bộ để làm cơ sở thực hiện các nghiệp vụ của QTDND; các quy chế, quy trình chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các văn bản pháp luật, dẫn đến tình trạng nhiều quy chế có nội dung trái với các văn bản pháp luật hoặc không phù hợp với thực tiễn hoạt động của QTDND; Chủ tịch HĐQT thiếu phân công nhiệm vụ cho thành viên HĐQT; họp HĐQT đưa ra nghị quyết thực hiện không phù hợp với các quy định của pháp luật; ban hành các nghị quyết về việc thực hiện huy động vốn và cho vay chưa đúng quy định của NHNN VN; chưa phổ biến đầy đủ, kịp thời và triển khai thực hiện chưa đúng các văn bản chỉ đạo của NHNN VN và NHNN-ĐT.
+ BKS chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của NHNN VN và trong Điều lệ của QTDND. Không xây dựng chương trình kiểm tra, kiểm soát hoạt động QTDND hàng tháng, quý, năm; chưa phân công nhiệm vụ cho từng thành viên BKS và tổ chức họp định kỳ để đánh giá hoạt động của BKS; Chưa mở sổ theo dõi, ghi chép số liệu, kết quả kiểm tra hàng ngày; chưa tổ chức phổ biến các văn bản pháp luật đến các thành viên trong BKS; chất lượng việc kiểm tra chưa cao, chưa phát hiện được các tồn tại, sai sót trong hoạt động của QTDND;
việc kiểm tra của BKS còn chung chung, chỉ mang tính hình thức, chưa chủ động trong công việc, còn thụ động, lệ thuộc vào Ban điều hành, chưa thể hiện được tính độc lập của công tác kiểm tra giám sát; chưa thực hiện việc kiểm toán nội bộ theo quy định.
+ Ban điều hành: không chấp hành nghiêm các quy định về nghiệp vụ, dẫn đến sai sót về nghiệp vụ nhất là các quy định liên quan đến cho vay. Giám đốc, Phó Giám đốc thiếu kiểm tra giám sát bộ phận nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ.
Đối với công tác vốn điều lệ, giới hạn góp vốn, việc trả lãi vốn góp: Kết nạp thành viên không đúng quy định (kết nạp thành viên của QTDND khác), kết nạp thành viên nhưng không có đơn tham gia thành viên.
Đối với công tác huy động vốn: việc tính và trả lãi tiền gửi chưa đúng quy định, cụ thể: khi khách hàng rút tiền gửi trước hạn nhưng QTDND vẫn áp dụng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cho khách hàng; một số khách hàng có tiền gửi đến hạn thanh toán gốc lãi nhưng khách hàng chưa rút, QTDND kéo dài kỳ hạn gửi tiền cho khách hàng với mức lãi suất có kỳ hạn cũ; khách hàng rút một phần, QTDND không tất sổ và mở sổ tiết kiệm mới cho khách hàng để áp dụng lãi suất tại thời điểm rút một phần mà vẫn áp dụng lãi suất tại thời điểm trước đó.
Thực hiện chưa đúng quy định về hoạt động gửi tiền tại các TCTD khác: cụ thể là gửi tiền có kỳ hạn tại Ngân hàng thương mại.
Phân loại nợ, trích lập dự phòng, dùng dự phòng để xử lý nợ rủi ro chưa đúng quy định: Nợ quá hạn lãi (hoặc gốc) nhưng QTDND chưa chuyển nhóm nợ kịp thời; QTDND dùng dự phòng để xử lý rủi ro nhưng chưa đúng nguyên tắc.
Công tác kế toán, quản lý tài chính: Nội dung sai phạm chủ yếu là phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro chưa đúng, chưa kịp thời, chưa tính và hạch toán đầy đủ lãi dự thu và dự chi theo đúng quy định của NHNN làm sai lệch kết quả kinh doanh của QTDND.
Về an toàn kho quỹ: Chưa lắp đặt các thiết bị an toàn kho quỹ như: Camera, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy; Chưa niêm yết công khai tại nơi giao dịch về quy định thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông; chưa xây dựng quy định nội bộ về an toàn kho quỹ, chưa quy định định mức tồn quỹ tiền mặt, chưa mở sổ theo dõi nhập xuất ấn chỉ trắng quan trọng.
vào sử dụng, giá trị còn lại của tài sản cố định vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Tỷ lệ an toàn: chủ yếu QTDND chưa đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% trở lên.
Kết quả kiểm tra việc chấp hành chỉnh sửa, khắc phục theo các kiến nghị tại