Mô hình CORA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng quy trình giám quản kiến trúc tổng thể, đề xuất khung giám quản kiến trúc tổng thể tại tổng cục thống kê (Trang 30)

Thông tin Thống kê của TCTK

3.5.2. Ánh xạ Kiến trúc CNTT vào Kiến trúc Nghiệp vụ trong Khung EA

Nhằm đảm bảo Kiến trúc CNTT của TCTK song hành với các Mục tiêu và Chiến lƣợc của TCTK thì Kiến trúc CNTT phải đƣợc ánh xạ với các Chiến lƣợc và Mục tiêu của TCTK. Trong Khung EA, việc này đƣợc thực hiện qua việc ánh xạ IA tới BA và AA tới BA, còn tài liệu này tiến xa hơn bằng cách cung cấp ma trận đồng bộ giữa CNTT và Nghiệp vụ chiến lƣợc, đƣa ra cách nhìn có cấu trúc từ trên xuống (top-down) về cách một chiến lƣợc ánh xạ vào BA, IA và AA tƣơng ứng.

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

Hình 3. 8: Khung EA –Dóng hàng Kiến trúc CNTT vào Kiến trúc Nghiệp vụ

Sơ đồ này chỉ ra rằng Kiến trúc CNTT có thể song hành với Kiến trúc Nghiệp vụ bằng 4 hoạt động song hành sau:

- Kiến trúc Thông tin song hành với Kiến trúc Nghiệp vụ thông qua ánh xạ IA X BA. Các ánh xạ KIẾN TRÚC THÔNG TIN, NGHIỆP VỤ, VÀ CÁC CHIẾN LƢỢC CỦA TCTK.

- Kiến trúc Ứng dụng song hành với Kiến trúc Nghiệp vụ qua ánh xạ AA X BA. Các ánh xạ KIẾN TRÚC ỨNG DỤNG TCTK.

- Kiến trúc Ứng dụng song hành với Kiến trúc Thông tin qua ánh xạ AA X IA. Các ánh xạ KIẾN TRÚC ỨNG DỤNG TCTK.

- Kiến trúc Công nghệ song hành với Kiến trúc Ứng dụng qua ánh xạ AA X IA. Các ánh xạ KIẾN TRÚC CÔNG NGHỆ TCTK.

Khi 4 ánh xạ này chỉ ra cách Kiến trúc CNTT song hành với Kiến trúc Nghiệp vụ thì Kiến trúc Nghiệp vụ sẽ đƣợc cho là hoàn toàn ánh xạ với các mục đích và chiến lƣợc của TCTK. Trong 1 dự án EA lý tƣởng, khi mọi vấn đề đƣợc cập nhật thì điều này đúng, tuy nhiên trên thực tế các công việc luôn thay đổi và vì vậy chúng tôi tin rằng Kiến trúc CNTT cần mở rộng tính song hành để đạt tới các mục đích và chiến lƣợc của TCTK.Mục đích của Mô hình Trƣởng thành CNTT của TCTK là để lên khung hệ thống CNTT cho TCTK trong tƣơng lai thành không chỉ các loại hệ thống chính xác mà còn làm thế nào để những hệ

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

thống này phải đƣợc phát triển với một lộ trình mang lại kết quả cải thiện về Mục tiêu và Chiến lƣợc tối ƣu cho TCTK.

3.6. Mô hình Trƣởng Thành CNTT của TCTK

Về mặt kiến trúc, TCTK nên đi qua một quá trình chuyển đổi trong cách thu thập, xử lý và báo cáo thông tin thống kê. Quá trình chuyển đổi này là để thực hiện Luật Thống kê đã ban hành thông qua việc sử dụng CNTT & TT, để tích hợp tốt hơn bốn quy trình chính của TCTK lần lƣợt là Lập Phương án Điều tra,

Thu thập và Xử lý dữ liệu, Phân tích và Dự đoán Số liệu, và Báo cáo và Phổ biến Dữ liệu.

Khi thực hiện thành công cuộc chuyển đổi này thì TCTK có thể thống nhất dữ liệu thống kê trên phạm vi cả nƣớc, chuyển từ một hệ thống tập trung vào các thao tác „đẩy‟ thông tin sang một môi trƣờng tập trung vào „kéo‟ thông tin, nơi dữ liệu thống kê luôn đƣợc sẵn sàng cung cấp nhƣ một dịch vụ thông tin. Cuộc chuyển đổi này kéo theo sự thay đổi từ môi trƣờng thu thập và xử lý dữ liệu mang tính đối phó tới một môi trƣờng mới có khả năng cung cấp dịch vụ dữ liệu sẵn sàng, tự động và chủ động. Việc triển khai rộng khắp quá trình chuyển đổi này sẽ đảm bảo chuẩn thao tác và dịch vụ mới cho những ngƣời sử dụng dữ liệu thống kê ở VN

Để thực hiện các mục tiêu trên, TCTK sẽ cần đảm bảo tất cả các phòng ban đều truy cập kịp thời với cách nhìn đồng nhất về dữ liệu nhằm để mỗi phòng ban đều đƣợc trình bày một quan điểm chung và thống nhất về các thông tin thống kê. Ngoài ra, các quy trình xử lý dữ liệu chung phải sẵn sàng để đảm bảo tính nhất quán trong việc trình bày thông tin thống kê.

TCTK cũng sẽ chỉ đạo việc quản lý tính liền mạch và thống nhất việc Thu thập Dữ liệu, Kiểm chứng Dữ liệu, Phổ biến Dữ liệu, Nghiên cứu Dữ liệu và chuẩn hóa Dữ liệu nhằm cung cấp Bối cảnh Đồng nhất cho các dịch vụ Thống kê.

Quá trình chuyển đổi không xảy ra trong một ngày mà phải mất nhiều thời gian thực hiện, qua nhiều pha để đạt đƣợc kết quả mong muốn. Vì vậy, việc phát triển CNTT tại TCTK phải hoàn thiện năng lực theo thời gian. Mô hình Trƣởng thành Năng lực ban đầu do Đại Học Carnegie Mellon và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ xây dựng, sau này trở thành một phƣơng pháp đƣợc toàn thế giới chấp nhận để hƣớng dẫn và đo lƣờng cách một tổ chức có thể đạt đƣợc các kết quả nghiệp vụ tốt hơn qua sự trƣởng thành năng lực.

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

Có rất nhiều Mô hình Trƣởng Thành Năng lực CNTT sẵn có hiện nay và chúng tôi chọn Mô hình IO cho dự án này, đây là một khung mẫu tối ƣu hóa ứng dụng CNTT trong một tổ chức bằng việc cải thiện năng lực.

Mô hình IO, do Đại học MIT, Microsoft và Gartner phát triển, thƣờng đƣợc dùng nhƣ công cụ chiến lƣợc, giúp đánh giá mức độ trƣởng thành của hạ tầng công nghệ chủ chốt (quản lý, bảo mật và lập mạng) của một tổ chức, và xác định các khu vực (ví dụ nhƣ tối ƣu hóa ứng dụng), mà 1 tổ chức có thể thấy rõ sự cải thiện năng lực và giảm thiểu chi phí. Mô hình IO không nhằm vào loại công nghệ hay nhà sản xuất công nghệ nào, mà chú trọng vào khả năng vận hành của từng giai đoạn. Việc đánh giá ứng dụng công nghệ của tổ chức theo Mô hình IO cho phép việc thảo luận chiến lƣợc tập trung vào giá trị nghiệp vụ trong việc triển khai các công nghệ mới và sử dụng nền tảng có sẵn cho toàn tổ chức. Vì vậy, tổ chức có thể tối ƣu hóa hạ tầng thông qua môi trƣờng CNTT không đồng nhất. Bốn giai đoạn liên tục là Cơ bản, Đƣợc Chuẩn hóa, Đƣợc Hợp lý hóa và Năng động, về cơ bản mô hình này hƣớng dẫn cách một tổ chức nhƣ TCTK có thể chuyển đổi từ trạng thái hiện tại tới trạng thái mong muốn trong tƣơng lai.

Hình 3. 9: Mô hình IO

Đồ thị dƣới đây chỉ ra rằng giá trị đóng góp do CNTT tạo ra cho tổ chức sẽ tăng theo cấp số nhân một khi CNTT đƣợc phát triển theo đúng 4 giai đoạn tối ƣu hoá.

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

Hình 3. 10: Mối quan hệ giữa việc Cải thiện Năng lực CNTT và Sáng tạo Giá trị của TCTK

Hãy xem xét kỹ hơn 4 giai đoạn này trong hình dƣới đây:

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

Các hình trên mô tả rõ các đặc điểm của 4 giai đoạn về Trƣởng thành CNTT nói chung. Áp dụng điều này cho TCTK, chúng tôi có thể chỉ ra một số điểm lƣu ý trong 4 giai đoạn mà TCTK sẽ trải qua:

Cơ bản: Các khu vực riêng biệt, các ứng dụng CNTT chƣa khớp và việc

sử dụng công cụ sản xuất thống kê theo mẫu tự do và thủ công.

Đƣợc Chuẩn hóa: Hệ thống CNTT đƣợc quản lý bằng tự động hóa còn

giới hạn.

Đƣợc Hợp lý hóa: CNTT đƣợc quản lý và đƣợc củng cố.

Năng động: Cách sử dụng nguồn lực hoàn toàn tự động và linh hoạt liên

kết với các dịch vụ nghiệp vụ.

Tiếp theo là sự hiểu biết về các năng lực CNTT khác nhau hình thành trong 4 giai đoạn. Năng lực CNTT đƣợc nhóm thành: Mô hình Tối ƣu hóa Nền Ứng dụng; Mô hình Tối ƣu hóa Hạ tầng Sản xuất Nghiệp vụ; Mô hình Tối ƣu hóa Hạ tầng cơ bản đƣợc chỉ ra trong hình dƣới đây:

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

Hình 3. 12: Bốn cấp độ Trƣởng thành CNTT về Hạ tầng, Sản xuất Nghiệp vụ và Nền Ứng dụng

Chúng tôi đã đánh giá và nhận định TCTK nằm trong giai đoạn Cơ bản của Mô hình trƣởng thành IO. Các công việc thực hiện hiện tại hầu hết là thủ công và chủ yếu phụ thuộc vào chất lƣợng và tốc độ của từng Vụ riêng biệt. Do đó, các nỗ lực định hƣớng giúp Kiến trúc CNTT của TCTK phát triển là nhằm cải thiện tính hiệu quả và năng suất trong các năng lực vận hành khác nhau đƣợc chỉ ra trong bảng dƣới đây:

Các năng lực vận hành Các công việc thực hiện hiện tại

Các công việc thực hiện đã đƣợc cải thiện

Thu thập dữ liệu Hầu hết là thu thập dữ liệu thủ công bằng scan

Quy trình thu thập dữ liệu đƣợc chuẩn hóa và triển khai trên nền thu thập dữ liệu tích hợp duy nhất, hỗ trợ một số phƣơng pháp thu thập dữ liệu đƣợc thiết kế cho các cuộc điều tra khác nhau. Xử lý Dữ liệu Xử lý dữ liệu thủ công Đƣa ra các siêu dữ liệu, kho dữ liệu và

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

dùng công cụ đơn giản và đơn lẻ

tiêu chuẩn xử lý chung

Phổ biến Dữ liệu Báo cáo thủ công/cố định Tính đột xuất và linh hoạt trong báo cáo Nghiên cứu Dữ liệu hình hóa bằng

phƣơng pháp thủ công

Nền khai thác dữ liệu chung với khả năng phân tích nhƣ nếu-thì, theo đuổi mục tiêu.

Chuẩn hóa Dữ liệu Chuẩn hóa trên từng nền điều tra

Chuẩn hóa định dạng dữ liệu triển khai sử dụng theo chính sách CNTT, quản lý siêu dữ liệu, tích hợp kho dữ liệu của TCTK.

Đồng hành Thống kê với các Mục tiêu quốc gia

Đồng hành có điều chỉnh bằng phƣơng pháp thủ công

Song hành chuẩn hóa với các mục tiêu quốc gia bằng cách dùng hệ chỉ số quốc gia trong Đầu mối dữ liệu thống kê và hệ thống tích hợp Dữ liệu

Bảng 1: Cải thiện Năng lực CNTT của TCTK

Theo đó, quá trình trƣởng thành CNTT của TCTK trong giai đoạn hiện nay đƣợc trình bày trong hình dƣới đây:

Hình 3. 13: Quá trình trƣởng thành CNTT của TCTK trong giai đoạn hiện nay Các giai đoạn tiếp theo mà TCTK sẽ đi qua là Chuẩn hóa và với các kinh nghiệm chỉ ra thì việc đi từ Cơ bản đến Đƣợc Chuẩn hóa là một cố gắng rất quan trọng và nhiều thách thức, tạo ra các tác động đặc biệt lên cung cách làm việc của tổ chức.

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

Nhằm quản lý các tác động này đạt tới hiệu quả cao nhất, TCTK phải giám quản quy trình thay đổi, gồm quy trình thay đổi cả về nghiệp vụ và CNTT. Phần tiếp theo sẽ trình bày về khung giám quản CNTT nhằm quản lý các thay đổi về CNTT của TCTK cho đƣợc hữu hiệu.

3.7. Định hƣớng phát triển của Kiến trúc tổng thể của TCTK

Trong chiến lƣợc phát triển nghiệp vụ của TCTK [10] đã đề xuất 4 chƣơng trình chiến lƣợc phát triển nghiệp vụ nhƣ sau:

- Sản xuất Thống kê Hƣớng Siêu dữ liệu - Một Cơ sở dữ liệu Logic Tập trung - Thu thập Dữ liệu Đồng bộ

- Phân tích và Mô hình hóa Thống kê Thông minh

Các chiến lƣợc này đƣợc thể hiện trong mối quan hệ nhƣ trong hình

Hình 3. 14: Mô hình các chiến lƣợc phát triển nghiệp vụ và CNTT của TCTK

Kiến trúc CNTT của TCTK đƣợc xây dựng nhằm mục đích thực hiện các chiến lƣợc trong hình . Do đó kiến trúc của nó cũng tuân theo mô hình trên.

Sau đây tôi sẽ phân tích sơ qua từng chƣơng trình chiến lƣợc:

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

Do dữ liệu của từng ngành, lĩnh vực đƣợc thu thập từ các Vụ nghiệp vụ, các Cục Thống kê và các đơn vị Thống kê thuộc các Bộ ngành tạo ra thƣờng không đồng nhất, không tƣơng xứng và bị trùng lặp, dẫn đến tình trạng các số liệu thống kê tổng hợp và các chỉ tiêu quốc gia kém chính xác và độ tin cậy không cao cho việc lập kế hoạch, xây dựng chính sách phát triển kinh tế xã hội và đƣa ra quyết định. Điều này ảnh hƣởng tiêu cực tới việc tổng hợp và tích hợp dữ liệu thống kê ở cấp quốc gia và sự so sánh dữ liệu theo thời gian giữa các khu vực địa lý. Nó đã dần dẫn đến một bức tranh thiếu chính xác về thực trạng nền kinh tế và xã hội Việt Nam để hỗ trợ các nhà lãnh đạo đƣa ra các quyết định đúng đắn, xây dựng các chính sách và các chƣơng trình phù hợp.

Do đó dữ liệu mà TCTK tạo ra phải đƣợc chuẩn hóa trong tất cả các khâu thu thập dữ liệu trong vòng đời sản xuất số liệu thống kê. Điều này buộc tất cả các cuộc điều tra thu thập số liệu thống kê phải tuân thủ quy luật của siêu dữ liệu. Tức là dữ liệu tạo ra sẽ đƣợc tích hợp tổng hợp thành dữ liệu nhiều chiều, đa chỉ tiêu. Tổng quan về các nghiệp vụ sản xuất số liệu theo chƣơng trình chiến lƣợc siêu dữ liệu đƣợc mô tả trong hình 3.15.

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

3.7.2. Cơ sở dữ liệu logic tập trung

Do dữ liệu các Vụ nghiệp vụ, các Cục Thống kê và các đơn vị thống kê thuộc các Bộ ngành thu thập, xử lý và tạo ra đƣợc lƣu trữ theo nhiều định dạng dữ liệu khác nhau trong nhiều cơ sở dữ liệu đƣợc phân bổ tại nhiều địa điểm vật lý. Điều này dẫn đến tình trạng không thống nhất, không tƣơng thích và trùng lặp dữ liệu một cách tràn lan. Khó có thể có đƣợc một bức tranh đồng nhất và chung về thực trạng nền kinh tế và xã hội Việt Nam tại một thời điểm nhất định. Điển hình hơn là có rất nhiều phiên bản dữ liệu khác nhau thu thập đƣợc từ cùng một cuộc điều tra, dữ liệu thống kê mà mà các Cục Thống kê trình lên TCTK có thể khác so với dữ liệu đƣợc trình lên Hội đồng Nhân dân cấp Tỉnh. Tức là con số để xây dựng bức tranh tổng thể kinh tế và xã hội ở trung ƣơng là khác so với con số xây dựng bức tranh phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phƣơng là khác nhau. Do đó cần có một bộ cơ sở dữ liệu chung cho toàn ngành thống kê. Một bản chính mà trong quá trình sao chép, chỉnh sửa, phân tích không đƣợc làm sai lệch méo mó đi. Mô hình xây dựng cơ cở dữ liệu logic tập trung đã đƣợc TCTK đề xuất đƣợc minh họa ở hình.

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

3.7.3. Thu thập dữ liệu đồng bộ

Hiện nay, quy trình thu thập dữ liệu thống kê ở Việt Nam khá rƣờm rà và mất nhiều thời gian, các quy trình này đa phần đƣợc thực hiện một cách thủ công thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp, sử dụng các bảng hỏi điều tra giấy. Việc này rất dễ phát sinh lỗi từ kỹ năng phỏng vấn của các điều tra viên và việc nhập các số liệu thu thập trên giấy vào máy. Thậm chí với việc sử dụng máy scan và các phần mềm nhận dạng, lỗi vẫn có thể phát sinh khi ta không thể đọc đƣợc các câu trả lời viết tay trong các bảng hỏi điều tra giấy. Tất cả những việc này ảnh hƣởng đến chất lƣợng dữ liệu thu thập đƣợc, ảnh hƣởng tiêu cực tới các bƣớc tiếp theo trong vòng đời sản xuất thống kê. TCTK hiện đang bắt đầu áp dụng giải pháp công nghệ khác nhau để đơn giản hóa công việc thu thập dữ liệu và giảm thiểu việc phát sinh lỗi ở mức thấp nhất nhƣ: sử dụng các mẫu điều tra điện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng quy trình giám quản kiến trúc tổng thể, đề xuất khung giám quản kiến trúc tổng thể tại tổng cục thống kê (Trang 30)