Mô hình Giám Quản EA và CNTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng quy trình giám quản kiến trúc tổng thể, đề xuất khung giám quản kiến trúc tổng thể tại tổng cục thống kê (Trang 47 - 49)

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

Trung tâm của mô hình này là vai trò của Văn phòng Kiến trúc sƣ trƣởng EA (CEA) có trách nhiệm trực tiếp và trách nhiệm giải trình cho toàn bộ công việc EA nói chung. Đặc biệt, các trách nhiệm chính của CEA bao gồm:

 Lãnh đạo nghiệp vụ và công nghệ cho việc sử dụng và phát triển kiến trúc đảm bảo tính toàn vẹn của các quy trình phát triển kiến trúc và nội dung của các sản phẩm EA.

 Lãnh đạo việc truyền đạt và liên hệ tới các bên liên quan nghiệp vụ và công nghệ của toàn doanh nghiệp nhằm đảm bảo tất cả các bên liên quan hiểu đƣợc mục đích của các hoạt động EA và tiềm năng sử dụng thông tin từ EA để hỗ trợ việc đƣa ra quyết định trong các bối cảnh nghiệp vụ và kỹ thuật.

 Chịu trách nhiệm trong việc tích hợp EA với tất cả lĩnh vực về lên kế hoạch chiến lƣợc, bảo mật thông tin, dự toán ngân sách, phân bổ quỹ và thực hiện, quản lý và đánh giá hiệu suất.

 Giám sát tất cả các chƣơng trình hỗ trợ EA bao gồm việc sử dụng và phát triển EA và các công cụ EA hỗ trợ bao gồm việc bảo trì EA, các hoạt động tăng cƣờng, kho tƣ liệu EA và các công cụ hỗ trợ.

 Điều hành Ban thẩm định Kiến trúc Tổng thể (EARB). EARB đóng vai trò là hội đồng chỉ đạo tất cả các hoạt động Chƣơng trình EA và giúp xây dựng các nhiệm vụ và lĩnh vực ƣu tiên cho tất cả các nhóm của EA thực hiện. Ban thẩm định rà soát và duy trì liên tục việc giám sát các dự án doanh nghiệp chính phải tƣơng thích với EA. Ban thẩm định EA cũng thực hiện các phân tích song hàng đầu tƣ CNTT và tuân thủ EA là một phần của các quy trình kiểm soát đầu tƣ và hoạch định vốn.

4.4.2. Tổng hợp Giám quản EA và CNTT: Mô hình Giám quản Linh hoạt

Kiến trúc tổng thể thƣờng đƣợc quản lý nhƣ một chức năng trong CNTT của tổ chức, và vì vậy các quy trình quản lý và cơ cấu kiểm soát của giám quản CNTT thƣờng không cân xứng cho việc giám quản toàn bộ của Kiến trúc tổng thể. Với việc áp dụng phƣơng pháp tiếp cận EA, TCTK phải hiểu rõ việc giám quản EA để có thể đáp ứng đƣợc tính chiến lƣợc và hƣớng tới tƣơng lai của EA trong khi cài đặt khung giám quản, nhƣ thế mới chỉ đạo sự phát triển của việc trƣởng thành về CNTT tới cấp tiếp theo là Đƣợc chuẩn hóa. Qua các nghiên cứu và kinh nghiệm làm việc thực tế từ trƣớc về giám quản CNTT, nhóm Tƣ vấn đề xuất mô hình Giám quản Linh hoạt để định ra một khung giám quản liên lạc cho

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

cả EA và CNTT thích hợp với TCTK. Hình 4.3 mô tả Mô hình Giám quản Linh hoạt bao gồm 2 nội dung: lập kế hoạch và thi hành, và phân loại việc đƣa ra quyết định thành 4 cấp: chiến lƣợc, chiến thuật, vận hành và thời gian thực. Mỗi cấp độ bao gồm hai vòng trừu tƣợng, trong đó một hay nhiều bộ phận giám quản có trách nhiệm quy định vai trò, trách nhiệm giải trình và các chính sách trong nội dung công việc và để đƣa ra các quyết định liên quan đến việc lên kế hoạch và thi hành ở từng cấp độ theo trình tự. Cấp độ chiến lƣợc là một ngoại lệ, trong đó việc lên kế hoạch và thi hành đƣợc kết hợp với nhau trong cùng một bộ phận giám quản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng quy trình giám quản kiến trúc tổng thể, đề xuất khung giám quản kiến trúc tổng thể tại tổng cục thống kê (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)