Cải thiện Năng lực CNTT của TCTK

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng quy trình giám quản kiến trúc tổng thể, đề xuất khung giám quản kiến trúc tổng thể tại tổng cục thống kê (Trang 37)

Theo đó, quá trình trƣởng thành CNTT của TCTK trong giai đoạn hiện nay đƣợc trình bày trong hình dƣới đây:

Hình 3. 13: Quá trình trƣởng thành CNTT của TCTK trong giai đoạn hiện nay Các giai đoạn tiếp theo mà TCTK sẽ đi qua là Chuẩn hóa và với các kinh nghiệm chỉ ra thì việc đi từ Cơ bản đến Đƣợc Chuẩn hóa là một cố gắng rất quan trọng và nhiều thách thức, tạo ra các tác động đặc biệt lên cung cách làm việc của tổ chức.

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

Nhằm quản lý các tác động này đạt tới hiệu quả cao nhất, TCTK phải giám quản quy trình thay đổi, gồm quy trình thay đổi cả về nghiệp vụ và CNTT. Phần tiếp theo sẽ trình bày về khung giám quản CNTT nhằm quản lý các thay đổi về CNTT của TCTK cho đƣợc hữu hiệu.

3.7. Định hƣớng phát triển của Kiến trúc tổng thể của TCTK

Trong chiến lƣợc phát triển nghiệp vụ của TCTK [10] đã đề xuất 4 chƣơng trình chiến lƣợc phát triển nghiệp vụ nhƣ sau:

- Sản xuất Thống kê Hƣớng Siêu dữ liệu - Một Cơ sở dữ liệu Logic Tập trung - Thu thập Dữ liệu Đồng bộ

- Phân tích và Mô hình hóa Thống kê Thông minh

Các chiến lƣợc này đƣợc thể hiện trong mối quan hệ nhƣ trong hình

Hình 3. 14: Mô hình các chiến lƣợc phát triển nghiệp vụ và CNTT của TCTK

Kiến trúc CNTT của TCTK đƣợc xây dựng nhằm mục đích thực hiện các chiến lƣợc trong hình . Do đó kiến trúc của nó cũng tuân theo mô hình trên.

Sau đây tôi sẽ phân tích sơ qua từng chƣơng trình chiến lƣợc:

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

Do dữ liệu của từng ngành, lĩnh vực đƣợc thu thập từ các Vụ nghiệp vụ, các Cục Thống kê và các đơn vị Thống kê thuộc các Bộ ngành tạo ra thƣờng không đồng nhất, không tƣơng xứng và bị trùng lặp, dẫn đến tình trạng các số liệu thống kê tổng hợp và các chỉ tiêu quốc gia kém chính xác và độ tin cậy không cao cho việc lập kế hoạch, xây dựng chính sách phát triển kinh tế xã hội và đƣa ra quyết định. Điều này ảnh hƣởng tiêu cực tới việc tổng hợp và tích hợp dữ liệu thống kê ở cấp quốc gia và sự so sánh dữ liệu theo thời gian giữa các khu vực địa lý. Nó đã dần dẫn đến một bức tranh thiếu chính xác về thực trạng nền kinh tế và xã hội Việt Nam để hỗ trợ các nhà lãnh đạo đƣa ra các quyết định đúng đắn, xây dựng các chính sách và các chƣơng trình phù hợp.

Do đó dữ liệu mà TCTK tạo ra phải đƣợc chuẩn hóa trong tất cả các khâu thu thập dữ liệu trong vòng đời sản xuất số liệu thống kê. Điều này buộc tất cả các cuộc điều tra thu thập số liệu thống kê phải tuân thủ quy luật của siêu dữ liệu. Tức là dữ liệu tạo ra sẽ đƣợc tích hợp tổng hợp thành dữ liệu nhiều chiều, đa chỉ tiêu. Tổng quan về các nghiệp vụ sản xuất số liệu theo chƣơng trình chiến lƣợc siêu dữ liệu đƣợc mô tả trong hình 3.15.

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

3.7.2. Cơ sở dữ liệu logic tập trung

Do dữ liệu các Vụ nghiệp vụ, các Cục Thống kê và các đơn vị thống kê thuộc các Bộ ngành thu thập, xử lý và tạo ra đƣợc lƣu trữ theo nhiều định dạng dữ liệu khác nhau trong nhiều cơ sở dữ liệu đƣợc phân bổ tại nhiều địa điểm vật lý. Điều này dẫn đến tình trạng không thống nhất, không tƣơng thích và trùng lặp dữ liệu một cách tràn lan. Khó có thể có đƣợc một bức tranh đồng nhất và chung về thực trạng nền kinh tế và xã hội Việt Nam tại một thời điểm nhất định. Điển hình hơn là có rất nhiều phiên bản dữ liệu khác nhau thu thập đƣợc từ cùng một cuộc điều tra, dữ liệu thống kê mà mà các Cục Thống kê trình lên TCTK có thể khác so với dữ liệu đƣợc trình lên Hội đồng Nhân dân cấp Tỉnh. Tức là con số để xây dựng bức tranh tổng thể kinh tế và xã hội ở trung ƣơng là khác so với con số xây dựng bức tranh phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phƣơng là khác nhau. Do đó cần có một bộ cơ sở dữ liệu chung cho toàn ngành thống kê. Một bản chính mà trong quá trình sao chép, chỉnh sửa, phân tích không đƣợc làm sai lệch méo mó đi. Mô hình xây dựng cơ cở dữ liệu logic tập trung đã đƣợc TCTK đề xuất đƣợc minh họa ở hình.

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

3.7.3. Thu thập dữ liệu đồng bộ

Hiện nay, quy trình thu thập dữ liệu thống kê ở Việt Nam khá rƣờm rà và mất nhiều thời gian, các quy trình này đa phần đƣợc thực hiện một cách thủ công thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp, sử dụng các bảng hỏi điều tra giấy. Việc này rất dễ phát sinh lỗi từ kỹ năng phỏng vấn của các điều tra viên và việc nhập các số liệu thu thập trên giấy vào máy. Thậm chí với việc sử dụng máy scan và các phần mềm nhận dạng, lỗi vẫn có thể phát sinh khi ta không thể đọc đƣợc các câu trả lời viết tay trong các bảng hỏi điều tra giấy. Tất cả những việc này ảnh hƣởng đến chất lƣợng dữ liệu thu thập đƣợc, ảnh hƣởng tiêu cực tới các bƣớc tiếp theo trong vòng đời sản xuất thống kê. TCTK hiện đang bắt đầu áp dụng giải pháp công nghệ khác nhau để đơn giản hóa công việc thu thập dữ liệu và giảm thiểu việc phát sinh lỗi ở mức thấp nhất nhƣ: sử dụng các mẫu điều tra điện tử, các dịch vụ trực tuyến, điều tra trên các thiết bị di động.

3.7.4. Phân tích và Mô hình hóa Thống kê Thông minh

Từ trƣớc tới nay, TCTK là cơ quan nhà nƣớc sản xuất, vừa là ngƣời quản lý các thông tin thống kê có giá trị liên quan tới sự phát triển của đất nƣớc Việt Nam cũng nhƣ các chỉ tiêu quốc gia đánh giá tình trạng sức khỏe của nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Do năng lực phân tích của TCTK còn hạn chế nên nhiều giá trị mang tính chiến lƣợc ẩn chứa trong các thông tin thống kê chƣa đƣợc khám phá hay phát hiện. Đồng thời việc thu thập, xử lý, phân tích, công bố các thông tin thống kê chƣa có sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận. Nên sự khách quan về số liệu thống kê chƣa cao. Do đó, các lãnh đạo, ngƣời lập kế hoạch, nhà hoạch định chính sách và ngƣời đƣa ra quyết định không thể tiếp cận đƣợc hết sự phong phú của thông tin để đƣa ra các kế hoạch, chính sách và quyết định tốt hơn trong hiện tại và tƣơng lai đất nƣớc.

Do đó, định hƣớng chiến lƣợc của TCTK là phát triển năng lực phân tích và mô hình hóa thống kê thông minh, dựa trên rất nhiều công cụ phân tích và mô hình hóa trên cơ sở CNTT đƣợc làm sẵn cho ngƣời dùng để trích xuất thông tin và kiến thức từ các thông tin thống kê đã đƣợc tạo ra. Năng lực phân tích và mô hình hóa thống kê thông minh này sẽ đƣợc phát triển trên cơ sở dữ liệu logic tập trung. Đặc biệt hơn là cần có sự so sánh và đồng bộ với sự phân tích đánh giá số liệu với các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận.

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

3.7.5. Kiến trúc CNTT phát triển song hành cùng chiến lƣợc phát triển nghiệp vụ của TCTK nghiệp vụ của TCTK

Dựa trên các chiến lƣợc nghiệp vụ của TCTK trong tƣơng lai, để đồng nhất trong EA thì CNTT cần đƣợc đầu tƣ, nâng cấp để phát triển song hành cùng với sự phát triển của kiến trúc nghiệp vụ. Mô hình kiến trúc CNTT phát triển song hành cùng các chiến lƣợc phát triển nghiệp vụ đƣợc minh họa ở hình.

Hình 3. 17: Kiến trúc CNTT phát triển cùng chiến lƣợc nghiệp vụ

Đây là mô hình của hệ thống CNTT tích hợp, tạo nên một hệ thống CNTT hoàn chỉnh cho TCTK. Trong hệ thống này, ngƣời dùng có thể sử dụng các ứng dụng khác nhau để hỗ trợ công việc nhƣng tất cả các ứng dụng này đều đƣợc tổng hợp và hỗ trợ bằng bộ Hạ tầng Thống kê CNTT bao gồm một Cơ sở dữ liệu Logic Tập trung, các quy trình hƣớng siêu dữ liệu và khả năng cung ứng các thông tin thống kê.

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

CHƢƠNG IV

KHUNG GIÁM QUẢN VÀ ĐỀ XUẤT KHUNG GIÁM QUẢN KIẾN TRÚC TỔNG THỂ CHO TỔNG CỤC

THỐNG KÊ VIỆT NAM

4.1. Giám quản và Kiểm định EA và CNTT

TCTK cần phải có hệ thống giám quản để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho cấp độ trƣởng thành phát triển từ cấp Cơ bản (phản ứng/bất thƣờng/định hƣớng theo vấn đề/ “tránh việc hệ thống không chạy”) tới cấp Đƣợc chuẩn hóa (phản ứng/CNTT bền vững/định hƣớng theo nhu cầu/quản lý và lên kế hoạch thay đổi/ “duy trì hoạt động”). Các từ khóa ở đây là “CNTT bền vững”, “định hƣớng theo yêu cầu” và “quản lý và lên kế hoạch thay đổi”. Một hệ thống Giám quản EA và CNTT cho Kiến trúc tổng thể (EA) của TCTK sẽ đƣợc đề xuất trong phần tiếp theo của chƣơng này.

4.2. Khung Giám quản EA và CNTT

Vai trò của CNTT ngày càng quan trọng và là một phần không thể thiếu trong các tổ chức hiện đại nên việc kiểm soát CNTT chiến lƣợc và tổng thể cũng trở nên cần thiết. Do tính liên kết giữa CNTT và nghiệp vụ và việc siết chặt quy định giám quản tổ chức nhà nƣớc, các nhà quản lý cấp cao phải tham dự nhiều hơn đến việc giám quản CNTT. Nói chung, Giám quản CNTT có thể đƣợc định nghĩa nhƣ sau:

“Cấu trúc, giám sát và quy trình để đảm bảo cho CNTT có thể cung cấp các lợi ích mong muốn một cách có kiểm soát, để giúp tăng cường sự thành công ổn định lâu dài cho doanh nghiệp”, và

“Giám quản không phải là về quyết định nào được đưa ra – đó là quản lý – mà là về ai là người quyết định và cách các quyết định được đưa ra”

Cụ thể hơn, giám quản CNTT có thể đƣợc định nghĩa là bộ cấu trúc, quy trình và cơ cấu dùng để quản lý và kiểm soát công nghệ thông tin và các tài sản liên quan của một tổ chức. Có nhiều phƣơng pháp tiếp cận và khung mẫu cho giám quản CNTT đã đƣợc đề xuất CobiT [11] hoặc ITIL [12] đáp ứng các lĩnh vực liên quan đến tính chỉnh hợp và hiệu quả nhƣng có thể thấy rằng nói chung các

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

đƣờng lối giám quản CNTT có xu hƣớng quá tập trung về sự tƣơng thích, quản lý rủi ro, và trách nhiệm giải trình tƣơng ứng hiệu quả trong vận hành CNTT.

4.3. Một số nghiên cứu liên quan về Giám quản EA

Nhƣ đã giới thiệu ở trên, chúng tôi xin trình bày cơ bản một số khung giám quản CNTT và giám quản EA trên thế giới và Việt Nam.

Hiện nay đã có rất nhiều phƣơng thức để giám quản kiến trúc tổng thể và CNTT đƣợc đề xuất trên thế giới nhƣ nhóm dịch vụ tƣ vấn giám quản kiến trúc tổng thể KPMG (KPMG‟s Management Consulting Services) [12], quản lý dịch vụ tƣ vấn của KPMG, cung cấp một bộ các dịch vụ để giúp các cơ quan, tổ chức nâng cao nền tảng cho sự thành công của họ ở mọi giai đoạn của chu kỳ hoạt động. Nhóm này bao gồm các dịch vụ: Tƣ vấn CNTT; Chiến lƣợc và hoạt động; ngƣời và thay đổi; Tƣ vấn quản lý tài chính. Bộ chiến lƣợc sẽ mang lại sự phát triển bền vững cho một cơ quan tổ chức. Bộ dịch vụ này xuất phát từ Canada và đã và đang áp dụng trên đất nƣớc Canada và trên một số nƣớc phát triển nhƣ Mỹ. Cộng đồng Rogers [13] cũng đã đề xuất một khung cho việc giám quản CNTT với các tiêu chí nhƣ: Đơn giản hóa và đổi mới; Hãy sở hữu của những gì và nhƣ thế nào; Trang bị cho ngƣời để thành công; Thực hiện với kỷ luật và niềm tự hào; Nói thẳng, xây dựng lòng tin, và hơn cung cấp. Khung này sẽ hƣớng dẫn phát triển Web và các chƣơng trình cần thiết để hỗ trợ các cơ quan tổ chức trong việc đạt đƣợc các mục tiêu, các chiến lƣợc và cơ hội trong một môi trƣờng phát triển với nhịp độ nhanh. Họ phải đảm bảo rằng những chiến lƣợc đƣợc quản lý trong cơ quan, tổ chức và cung cấp kết quả có hiệu quả và phù hợp với phạm vi hoạt động và khoảng thời gian.

Kalevi Pessi [14] đã phân tích các nguyên tắc quản lý việc đầu tƣ các dự án CNTT sao cho hiệu quả nhất. Trong bài báo này, các tác giả đã đƣa ra các nguyên tắc quả lý các quản lý dự án đầu tƣ CNTT đến kiến trúc CNTT trong bối cảnh của các tổ chức lớn. Mục đích của nghiên cứu này là để cung cấp một cái nhìn sâu hơn về mối quan hệ giữa kiến trúc và quản lý CNTT. Đầu tƣ của doanh nghiệp cho các dự án CNTT dựa trên hai nguyên tắc: nguyên tắc khoanh vùng và nguyên tắc tƣơng hợp (tích hợp). Các tác giả đã đƣa ra kết về sự lựa chọn nguyên tắc ảnh hƣởng đến kiến trúc theo sự liên kết giữa các hệ thống thông tin và nhu cầu hoạt động và về quản lý đầu tƣ CNTT. Tác động này liên quan đến ít

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

nhất là bốn khía cạnh: (1) Trách nhiệm đối với các khoản đầu tƣ CNTT (2) Thời gian đạt tới giá trị (3) liên kết dài hạn, (4) Điều phối các khoản đầu tƣ vào các hệ thống thông tin với những thay đổi trong quy trình kinh doanh.

Trong đó tiêu biểu là khung giám quản EA và CNTT của CobiT [15]. Nó là một khung do Hiệp hội Kiểm soát và Kiểm định các Hệ thống Thông tin (ISCA) về quản lý và Giám quản CNTT tạo ra. Đây là bộ công cụ hỗ trợ cho phép các nhà quản lý thu hẹp khoảng cách giữa các yêu cầu kiểm soát, các vấn đề kỹ thuật và các rủi ro nghiệp vụ. COBIT đƣợc công bố đầu tiên năm 1996.

Khung giám quản tiêu biểu thứ hai là ITIL [16]. Nó là khung quản lý CNTT cung cấp các kinh nghiệm thực hành cho việc Quản lý các Dịch vụ CNTT, phát triển CNTT và vận hành CNTT. ITIL đƣa ra các khái niệm chi tiết nhiều kinh nghiệm thực hành CNTT quan trọng và cung cấp các danh sách kiểm tra, các nhiệm vụ và thủ tục toàn diện mà bất kỳ tổ chức CNTT nào cũng có thể đáp ứng các nhu cầu của mình. ITIL đƣợc xuất bản bằng một loạt sách mà mỗi quyển chuyên về một chủ đề quản lý CNTT khác nhau. Tên ITIL và Information Technology Infrastructure Library là các thƣơng hiệu đã đăng ký bản quyền tại Văn phòng Thƣơng Mại của Anh Quốc (OGC).

Ở Việt Nam hiện nay có tập đoàn DTT là một trong số đơn vị duy nhất về việc nghiên cứu và tƣ vấn việc xây dựng kiến trúc tổng thể và giám quản CNTT, EA. Hầu hết các nghiên cứu của tập đoàn DTT về lĩnh vực này đều dựa trên hai khung CobiT, ITIL.

4.4. Mô hình Giám quản EA và CNTT Cổ điển

Khung giám quản CNTT kiểu cổ điển tập trung vào tính chỉnh hợp, trách nhiệm giải trình tƣơng ứng và quản lý rủi ro về hiệu quả vận hành CNTT. Hình 4.1 mô tả phƣơng pháp tiếp cận đã thành nếp trong việc giám quản CNTT.

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành

Hình 4. 1: Mô hình Giám quản CNTT Mô hình này chỉ ra 6 lĩnh vực chính trong việc giám quản: Mô hình này chỉ ra 6 lĩnh vực chính trong việc giám quản:

1) Cấu trúc tổ chức của các hoạt động CNTT xác định dòng trách nhiệm và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng quy trình giám quản kiến trúc tổng thể, đề xuất khung giám quản kiến trúc tổng thể tại tổng cục thống kê (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)