Kinh nghiệm về sản xuất hồng ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây hồng không hạt theo hướng bền vững trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 36)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển sản xuất hồng ở một số địa phương

1.3.2. Kinh nghiệm về sản xuất hồng ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Hồng không hạt ở huyện Quản Bá được người dân trên địa bàn trồng từ lâu đời. Đây là giống hồng địa phương, được trồng trong khu vực có độ cao hàng nghìn mét so với mặt nước biển nên chất lượng có sự khác biệt. Quả hồng ăn ngọt đậm, giòn và nhiều bột mịn; vỏ quả cứng, thịt quả chắc, dễ bảo quản, vận chuyển nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Với các đặc điểm điển hình như: thịt quả giòn, ngọt, thơm bát, nhiều bột mịn; quả tròn, màu vàng sáng, đường kính quả từ 3,4 - 5,2 cm, trọng lượng quả từ 20 -25 quả/kg, vỏ quả cứng, thịt chắc rất dễ bảo quản và vận chuyển.

Sự thơm ngon của loại quả này có được cũng là nhờ đặc thù của khu vực địa lý Quản Bạ với các điều kiện phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của loại quả này như: là khu vực địa lý có độ cao trung bình trên 1.000 mét so với mực nước biển, độ dốc dưới 20o, tầng đất dày, ít bị xói mòn; thổ nhưỡng thuộc loại đất Feralit đỏ vàng trên đá biến chất, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, kết cấu tầng đất mặt tơi xốp, độ phì tiềm tàng khá, hàm lượng mùn tổng số tương đối cao, đất thoát nước tốt. Tổng lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.200 - 2.100 mm, tổng lượng nhiệt cả năm từ 5.000 - 6.500oC, nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 14 - 18oC. Biên độ dao động nhiệt độ ngày đêm từ 8,6 - 9,5oC, lớn hơn các khu vực khác. Độ ẩm trung bình năm từ 81 - 87%. Là khu vực có khí hậu ôn đới, hầu như mát mẻ quanh năm nên Hồng không hạt sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao và ổn định.

Nhằm phát huy thế mạnh của địa phương, thời gian qua, huyện Quản Bạ đã có chủ trương đẩy mạnh việc phát triển cây Hồng không hạt; trong quy hoạch bảo tồn đa dạng tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (được phê duyệt theo Nghị quyết số 187/NĐ-HĐND ngày 07/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh) cũng đã đưa cây Hồng không hạt huyện Quản Bạ vào nội dung bảo vệ. Nhiều đề tài, giải pháp kỹ thuật đã được triển khai nhằm nghiên cứu, xác định phương pháp nhân giống phù hợp; lựa chọn cây mẹ, cũng như xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hát và bảo quản… từ đó, tạo căn cứ tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân trồng, phát triển diện tích, nâng cao sản lượng trước thực tế nhu cầu ngày càng tăng của du khách thập phương với sản phẩm này.

Để phát triển hồng không hạt huyện đã đưa ra một số kinh nghiệm như: vận dụng chính sách của Nhà nước hỗ trợ một phần giá giống và 200 kg phân bón NPK/ha để giúp các hộ về kỹ thuật ươm giống, trồng, chăm sóc, thu hái nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng. Bên cạnh tác động chính sách, nghiên

cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, năm 2016 với sự hỗ trợ của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, huyện Quản Bạ đã xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cây hồng không hạt. Đến tháng 7/2017, Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) đã chính thức quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho hồng không hạt Quản Bạ (Quyết định số 2148/QĐ-SHTT), trong đó giao UBND tỉnh Hà Giang là đơn vị tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này. Và mới đây nhất, ngày 22/9/2017 lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với Lãnh đạo tỉnh Hà Giang đã dự Hội nghị công bố chỉ dẫn địa lý “Quản Bạ” cho sản phẩm Hồng không hạt huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang do UBND tỉnh Hà Giang tổ chức tại huyện Quản Bạ. Trong phòng trừ sâu bệnh: Đối với những cây hồng bị nấm, người nông dân sẽ phun thuốc trong lúc cây đang ra lộc đầu xuân hoặc cắt tỉa thủ công. Với sâu bệnh, người dân dùng bông tẩm thuốc trừ sâu đặt vào những lỗ trên thân tán, cành cây hoặc dùng kim tiêm bơm thuốc trực tiếp vào nơi mà sâu đang trú ngụ để loại trừ. Sâu chỉ đục thân cây 1-2 lỗ nhỏ nên khi dùng thuốc bảo vệ thực vật không ảnh hưởng đến chất lượng hồng không hạt. Ngoài ra, người dân cũng có bí quyết trừ sâu hiệu quả mà không cần dùng thuốc đó là dùng dây cáp 0,2 mm luồn vào lỗ sâu đục để loại trừ.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Từ những thành công, kinh nghiệm thực tiễn phát triển cây hồng bền vững trên thế giới cũng như một số tỉnh của Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai như sau:

* Sản xuất hồng không hạt trên quy mô rộng lớn và chuyên nghiệp

Cây hồng không hạt tại huyện Văn Bàn cần phát triển trên quy mô rộng lớn và chuyên nghiệp. Diện tích trồng cần tập trung mà rộng lớn, cần vận động người dân trồng sản xuất hồng không hạt trên quy mô rộng lớn và liên kết các nông hộ theo mô hình hợp tác xã để thuận tiện trong quá trình chăm

sóc cây Hồng không hạt và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

* Ứng dụng khoa học kỹ thuật cao trong quá trình chăm sóc và thu hái hồng không hạt

Khuyến khích các nông hộ tích cực học hỏi và nghiên cứu các quy trình cũng như phương pháp chăm sóc và nhân giống cây hồng không hạt giúp giảm tỷ lệ chết, kéo dại tuổi thọ cây, thu ngắn thời gian cho quả và nâng cao chất lượng quả.

Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng phải tích cực trong hoạt động liên hệ và yêu cầu sự giúp đỡ của các tổ chức và chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là cây hồng không hạt giúp nông hộ nâng cao trình độ canh tác từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm hồng không hạt địa phương.

* Đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm của địa phương

Tích cực đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm hồng không hạt tại các hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài nước. Kết hợp phát triển giữa du lịch dịch vụ và sản xuất nong nghiệp bằng hình thức du lịch trải nghiệm và du lịch sinh thái vốn là sản phẩm du lịch thế mạnh của địa phương

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Văn Bàn nằm về phía Tây Nam, tỉnh Lào Cai với tổng diện tích tự nhiên là: 142.345,46 ha có toạ độ địa lý từ 21052’22” - 22015’22” vĩ độ Bắc; 103055'37” - 104026'04” kinh độ Đông.

- Phía Đông giáp huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

- Phía Tây giáp huyện Than Uyên và huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu - Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái; - Phía Bắc giáp huyện Bảo Thắng và huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính (22 xã và 1 thị trấn). Thị trấn Khánh Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá có quốc lộ 279 chạy qua cách thành phố Lào Cai 75 km về phía Tây Bắc (theo tỉnh lộ 151 và quốc lộ 279), cách thành Phố Yên Bái 95 km về phía Tây Nam (theo quốc lộ 279 và 32c).

2.1.1.2. Đất đai

- Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện: 142.345,52 ha, trong đó:

+ Nhóm đất nông nghiệp: 105.277,41ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 15.171,11 ha.

+ Nhóm đất phi nông nghiệp: 5.204,02ha, trong đó đất thổ cư: 636,30 ha. + Nhóm đất chưa sử dụng: 31.864,02ha.

- Địa hình của huyện thuộc khối nâng kiến tạo mạnh và rất phức tạp, nằm giữa 2 dãy núi lớn: Hoàng Liên Sơn ở phía Tây và dãy núi Con Voi ở phía Đông Nam. Phần lớn địa hình là đồi núi cao xen lẫn các thung lũng, bồn địa nhỏ hẹp và hệ thống khe suối đan xen, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, nhiều nơi tạo thành vách đứng có thể xảy ra sạt lở, trượt khối.

Bảng 2.1. Tình hình đất đai của huyện Văn Bàn giai đoạn 2016 - 2018 ĐVT: ha ĐVT: ha Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Tổng diện tích đất tự nhiên 142.3 45,45 142.345,46 142.345,45 100,00 100,00 I. Nhóm đất nông nghiệp 105.368,57 105.277,41 105.616,33 99,91 100,32

1. Đất sản xuất nông nghiệp 14.875,25 15.171,11 15.169,56 101,99 99,99 - Đất trồng cây hàng năm 11.107,83 11.262,43 11.255,10 101,39 99,93

- Đất trồng cây lâu năm 3.767,42 3.908,69 3.914,46 103,75 100,15

2. Đất lâm nghiệp 89.912,04 89.525,02 89.865,51 99,57 100,38 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 580,71 580,71 580,69 100,00 100,00 4. Đất nông nghiệp khác 0,57 0,57 0,57 100,00 100,00

II. Nhóm đất phi nông nghiệp 5.130,34 5.204,02 5.223,30 101,44 100,37

1. Đất ở 636,21 636,24 636,61 100,00 100,06 2. Đất chuyên dùng 2.717,07 2.795,78 2.816,23 102,90 100,73 3. Đất phi nông nghiệp khác 1.777,06 1.772,00 1.770,46 99,72 99,91

III. Nhóm đất chưa sử dụng 31.846,54 31.864,02 31.505,82 100,05 98,88

1. Đất bằng chưa sử dụng 345,02 344,30 343,60 99,79 99,80 2. Đất đồi núi chưa sử dụng 30.082,43 30.100,64 29.744,07 100,06 98,82 3. Núi đá không có rừng cây 1.419,09 1.419,09 1.418,15 100,00 99,93

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Văn Bàn, 2018)

- Đánh giá chung về thổ nhưỡng huyện Văn Bàn cho thấy trên địa bàn huyện có một số nhóm đất chính sau:

+ Đất phù sa sông suối (P): Diện tích 3.901 ha chiếm 2,7% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành từ sự bồi lắng các vật liệu phù sa sông, suối, do các suối chảy qua nhiều vùng đất đá, nhiều kiểu địa hình khác nhau tích tụ lại. Đất

có độ phì tương đối cao, giàu chất hữu cơ, thích hợp cho việc phát triển các loại cây lương thực (lúa, ngô, đậu, rau màu), cây công nghiệp.

+ Đất đỏ vàng (F): Hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện ở độ cao 900m trở xuống, diện tích khoảng 58.151,0 ha chiếm 40,9% diện tích tự nhiên. Đất thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ rực rỡ, Hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh ở độ cao 900m trở xuống, Nhóm đất này có độ phì nhiêu khá cao, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây hàng năm.

+ Nhóm đất mùn vàng đỏ (HF): Phân bố ở phía Tây và Nam huyện nơi có độ cao 900 - 1800m thuộc các xã: Nậm Xây, Nậm Xé, Nậm Tha... với diện tích khoảng 44.215,0 ha, chiếm 31,1% diện tích tự nhiên. Đất có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng, được hình thành từ đá mẹ Granit, tầng dày trung bình 50 – 100 cm. Đạm, Kali khá, lân trung bình đến nghèo. Đất thích hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp, nông nghiệp, dược liệu.

+ Nhóm đất mùn Alit trên núi cao (HA): Diện tích khoảng: 19.505,0 ha chiếm 14% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành từ nhiều loại đá mẹ khác nhau ở độ cao từ 1.700 – 1.800 m, thuộc các xã Nậm Chày, Nậm Xây, Nậm Xé... Đất có màu xám, chua, tỷ lệ các chất hữu cơ giàu nhưng độ phân giải chậm. Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, tầng dày 50 – 120 cm. Đất có thảm rừng đầu nguồn khá tốt, thích hợp với một số loại cây trúc cần câu, đỗ quyên, trúc lùn, rừng hỗn giao. Với các loại cây lâm nghiệp (Sồi, dẻ, thông...), cây đặc sản, cây dược liệu (thảo quả, huyền sâm,...), cây lương thực có giá trị (lúa mì, khoai tây, rau đậu,...). Các nhóm đất khác và núi đá chiếm 11,3%.

2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết và khí hậu

Huyện Văn Bàn nói chung nằm trong vành đai á nhiệt đới bắc bán cầu nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Một năm khí hậu chia làm 4 mùa rõ rệt, mùa hạ, mùa đông thường kéo dài, mùa xuân, mùa thu thường ngắn. Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,90C. Độ ẩm không khí trung bình năm

là 86% và có sự chênh lệch khá lớn giữa các mùa trong năm. Ngoài chịu ảnh hưởng của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa gió chính (gió Đông Bắc, gió Tây Nam). Huyện Văn Bàn còn chịu ảnh hưởng lớn của gió Lào, gió Lào thường xuất hiện vào các tháng 5, 8, 9 nóng và khô gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng cũng như đời sống, sinh hoạt của con người.

Đánh giá một cách tổng quát khí hậu thời tiết của huyện Văn Bàn vẫn mang đặc thù chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên mùa mưa thường có lũ cục bộ, mùa khô nắng hạn kéo dài ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất và đời sống nhân dân.

2.1.1.4. Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê hiện trạng và sử dụng đất quy hoạch lâm nghiệp tính đến ngày 31/12/2016 của toàn huyện Văn Bàn là 90.612 ha chiếm 62,89% diện tích tự nhiên, trong đó: Đất rừng sản xuất có 41.045,59 ha chiếm 28,84% diện tích tự nhiên toàn huyện; Đất rừng phòng hộ có 26.397,84 ha chiếm 18,55% diện tích tự nhiên toàn huyện; Đất rừng đặc dụng có 22.081,59 ha chiếm 15,51% diện tích tự nhiên toàn huyện.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

2.1.2.1. Tình hình kinh tế

Tình hình tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao; bình quân giai đoạn 2016 - 2018 tăng bình quân 14,1%/năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm 7%/năm, năm 2018 đạt 25,85 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2015. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng bình quân 25%/năm, dự kiến đến năm 2020 cao hơn gần 03 lần so với giai đoạn 5 năm trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 43,7% năm 2011 xuống còn 34,9 %; công nghiệp và xây dựng tăng từ 32,4 % năm 2011 lên 39,1%; thương mại dịch vụ

tăng từ 23,9% năm 2011 lên 26% (so với mục tiêu: Lĩnh vực NLN còn cao hơn 4,9%, CNTTCN - XDCB thấp hơn 5,9%, thương mại - dịch vụ vượt 1%).

Bảng 2.2. Tình hình phát triển nông - lâm - thủy sản của huyện Văn Bàn giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tổng giá trị sản xuất theo giá 2010 (tỷ đồng) 104,65 124,25 139,39

Nông nghiệp (tỷ đồng) 45,06 46,97 56,40

Lâm nghiệp (tỷ đồng) 18,84 18,12 21,00

Thủy sản (tỷ đồng) 40,76 59,16 62,08

Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành (%) 100 100 100

Nông nghiệp (%) 37,2 32,2 31,3

Lâm nghiệp (%) 18,1 14,8 15,0

Thủy sản (%) 44,7 53,0 53,7

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Văn Bàn, 2019

- Công nghiệp: Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, là nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng cao, tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng. Kết cấu hạ tầng nông thôn có bước phát triển rõ rệt, nhất là hệ thống đường giao thông, thủy lợi, cấp điện, trường học, trạm y tế, chợ... Trong giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn toàn huyện đã nâng cấp, làm mới 223 công trình đường GTNT với tổng chiều dài 267,54 km. Tính đến hết năm 2018 huyện Văn Bàn đã có 23/23 xã, thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%; 242/271 thôn bản có điện lưới quốc gia đạt 89,3%; có 90,26% số hộ được sử dụng điện, tăng hơn 5% so với năm 2010.

- Nông, lâm và thủy sản: Trong giai đoạn vừa qua, nhìn chung ngành nông - lâm - thủy sản của huyện phát triển ổn định theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, tích cực chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành. Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thủy sản, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp.

2.1.2.2. Dân số- lao động

có nguồn nhân lực lao động dồi dào, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần qua các năm tính đến hết năm 2018 đạt 32,8%, dần dần cải thiện theo hướng toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực; năng động, sáng tạo, trẻ hoá, có khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây hồng không hạt theo hướng bền vững trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)