KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng sản xuất hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai tỉnh Lào Cai
3.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn giai đoạn 2016-2018
STT Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2 Năm 2016 38 52,63 200 3 Năm 2017 38 52,63 200 4 Năm 2018 96 53,95 205
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Văn Bàn, 2019.
Nhận thấy cây hồng không hạt là loại cây đặc sản thế mạnh của địa phương, cây trồng xóa đói giảm nghèo giúp các hộ dân có thu nhập, ổn định cuộc sống, thực hiện chủ trương của huyện, UBND các xã đã khuyến khích bà con phát triển mở rộng diện tích. Trên địa bàn huyện Văn Bàn, cây hồng không hạt được trồng chủ yếu tại 4 xã, bao gồm: Tân Thượng, Tân An, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, trong đó diện tích hồng không hạt của huyện tập trung nhiều nhất ở 02 xã Tân Thượng và Tân An. Năm 2016, diện tích hồng không hạt toàn huyện là 38 ha, đến năm 2018 diện tích hồng không hạt tăng lên đạt 96 ha. Mục tiêu đến năm 2020 diện tích hồng không hạt huyện Văn Bàn lên, đồng thời phát triển vùng hồng không hạt theo hướng hàng hóa, bền vững.
Từ bảng trên ta thấy, năng suất và sản lượng cây hồng không hạt của huyện Văn Bàn từ năm 2016 đến năm 2018 không có sự biến động lớn. Năm 2018 được đánh giá là năm được mùa hồng không hạt, năng suất đạt 53,95 tạ/ha, sản lượng đạt 205 tấn trên toàn huyện.
3.1.2. Các yếu tố nguồn lực phục vụ sản xuất hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
3.1.2.1. Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được bằng bất cứ tư liệu sản xuất nào, vì vậy nó được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đất đai là yếu tố sản xuất thuộc nguồn lực tự nhiên, giới hạn về mặt diện tích, cố định, chất lượng không đồng đều; nếu sử dụng hợp lý thì đất đai sẽ ngày càng tốt hơn, cho sản phẩm nhiều hơn. Trong sản xuất hồng không hạt, đất là yếu tố quan trọng nhất.
Bảng 3.2. Nguồn lực về đất đai của các hộ trồng hồng không hạt
ĐVT: ha TT Chỉ tiêu Xã Tân An (n=30) Xã Tân Thượng (n=30) Bình quân chung 1 Diện tích đất bình quân hộ 2,93 2,34 2,66
2 Diện tích đất bình quân dùng cho
trồng hồng không hạt 0,64 0,52 0,58
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều, 2018
Bảng 3.2 cho thấy, các hộ dân trên địa bàn hai xã Tân An, Tân Thượng có tài nguyên đất khá dồi dào, trung bình đạt 2,66 ha/hộ. Đây là điều kiện quan trọng, giúp có thể mở rộng diện tích hồng không hạt trong những năm tiếp theo.
3.1.2.2. Về nguồn lực vốn
Các hộ muốn đầu tư phát triển sản xuất hồng không hạt theo hướng bền vững cần phải có vốn để có thể đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, từ đó giúp tăng năng suất, chất lượng quả. Muốn làm được điều đó, vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới bước tiếp theo của quá trình sản xuất.
Hầu hết các hộ điều tra đều có phương châm “lấy ngắn nuôi dài” tận dụng tối đa mọi nguồn lực để phát triển. Thiếu vốn để đầu tư cho diện tích trồng mới là vấn đề gặp phải ở hầu hết các hộ trồng hồng với quy mô lớn ở huyện Văn Bàn, đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của hộ trồng hồng
Bảng 3.3. Nguồn lực về vốn của các hộ trồng hồng không hạt
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Xã Tân An Xã Tân Thượng Bình quân chung SL (n=30) CC (%) SL (n=30) CC (%) SL (n=60) CC (%)
Bình quân nguồn vốn cho
trồng hồng không hạt/hộ 3,95 37,39 6,61 62,61 5,28 100
- Tự có 3,95 37,39 6,61 62,61 5,28 100
- Đi vay 0 0 0 0 0 0
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2018
Phần lớn các hộ trồng hồng không hạt ở huyện Văn Bàn đã hoạt động khá lâu nên nhìn chung các hộ đều có nguồn vốn tự có. Bình quân các hộ có vốn sản xuất khoảng 5,28 triệu đồng, trong đó tất cả là vốn tự có của hộ nông dân.
3.1.2.3. Khoa học – công nghệ
Đã áp dụng nhiều phương pháp canh tác mới, đặc biệt nhiều hộ đã sản xuất hồng không hạt theo hướng hữu cơ, hướng an toàn để tăng chất lượng và giá bán sản phẩm.
3.1.2.4. Cơ sở vật chất
Nhìn chung hệ thống giao thông phục vụ phát triển kinh tế nói chung, phục vụ phát triển sản xuất, tiêu thụ hồng không hạt nói riêng đã được cải thiện. Mạng lưới điện trên địa bàn huyện được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh đảm bảo cấp điện cho trên 95% tổng số hộ.
3.1.3. Tình hình thâm canh sản xuất hồng không hạt
3.1.3.1. Giống
Qua thực tế điều tra cho thấy giống cây có ảnh hưởng lớn tới năng suất và chất lượng quả hồng không hạt của các hộ trồng hồng. Để giữ được chất lượng, hương vị đặc trưng của quả hồng không hạt đặc sản bản địa như: quả tròn đều, thuôn dài, chín đồng đều, sau khi ngâm có vị ngọt dịu, giòn... trong quá trình sản xuất, thâm canh người trồng hồng không hạt cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật ngay từ khâu lựa chọn cây giống, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hồng không hạt bản địa.
Đây là giống hồng không có hạt nên không thể nhân giống từ hạt, chỉ có thể nhân giống bằng phương pháp vô tính. Có hai cách nhân giống hồng đó là: Nhân giống bằng phương pháp tách rễ (nguyên liệu để nhân giống là rễ cây hồng trưởng thành, đã cho thu hoạch ổn định) và nhân giống bằng phương pháp ghép cành (nguyên liệu để ghép cành gồm có cây gốc ghép và cành ghép).
Từ năm 2016, nhận thấy nhu cầu của người dân trong việc trồng phát triển cây hồng không hạt là rất lớn nhưng khó khăn về nguồn cây giống đảm bảo chất lượng; huyện Văn Bàn đã triển khai dự án “bảo toàn và phát triển hồng không hạt” nhằm đánh giá, tuyển chọn cây đầu dòng, nhân giống, xây dựng mô hình thâm canh, cải tạo, phục tráng hồng. Hiện nay, đã bình tuyển được 4 cây đầu dòng có năng suất cao, chất lượng tốt tại xã Tân An, xây dựng được các vườn ươm để hàng năm cung cấp khoảng 1.500 cây giống tốt.
Việc tuyển chọn cây đầu dòng đã giúp tăng năng suất và sản lượng cây hồng của huyện bởi những cây giống đầu dòng được lựa chọn là những cây cho năng suất cao hơn 15% so với năng suất trung bình của giống, độ đều về hình dạng, kích thước quả đạt trên 80%, khối lượng quả đạt từ 85-95g/quả.
3.1.3.2. Các biện pháp kỹ thuật * Thời vụ trồng
* Cách trồng
- Hố trồng hồng được chuẩn bị ít nhất 1 tháng trước khi trồng. Dùng cuốc bới giữa tâm hố, cắt bỏ túi bầu, đặt cây vào giữa hố, lấp đất bằng mặt bầu cây giống, nhận chặt đều quanh gốc, dùng cọc đóng chéo, buộc cố định thân cây để tránh gió lay đổ cây, tủ gốc bằng cỏ, rác, hoặc các tồn du thực vật, tưới khoảng 10 lít nước/ gốc.
- Những cây cao hoặc có nhiều lộc non phải cắt bỏ để tạo tán và chống mất nước cho cây
* Tưới nước
Trong tuần đầu tiên tưới mỗi ngày cho cây 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, mỗi lần 1 thùng nước/cây. Sau đó cách 2-3 ngày tưới 1 lần cho hết tháng. Khi cây đã phục hồi sẽ tưới thưa hơn, tuy nhiên phải luôn tưới nước đủ ẩm cho cây, làm sạch cỏ gốc, đồng thời tủ cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm.
* Đốn tỉa tạo hình
- Năm thứ nhất chỉ chọn để 3 cành khoẻ mọc ra 3 hướng làm khung, cắt các cành khung cấp 1 chỉ để 2-3 cành khung cấp 2 vào vị trí thích hợp.
- Cuối năm thứ 2 cắt các cành khung thứ 2, để cành khung cấp 3.
- Cuối năm thứ 3 cắt các cành cấp 3. Hết năm thứ 3 bộ khung tán hồng đã tạo song.
* Bón phân
- Trong ba năm đầu lượng phân bón cho một cây hồng/1 năm như sau: Đạm ure 0,3-0,5kg; lân 0,4kg; Kali 0,5kg; phân chuồng
- Thời gian bón
+ Lần 1 bón vào tháng 1-2: bón 100% lân; 50% kali; 30% đạm + Lần 2 bón vào tháng 4-5: bón 20% kali; 30% đạm
+ Lần 3 bón vào tháng 10-11: bón nốt số phân còn lại: 30% kali, 40% đạm - Cách bón: Đào sâu 15-20cm quanh tán cây, cách gốc 30-40cm, rải đều phân, lấp đất kỹ, tưới đủ ẩm và tủ bằng cỏ khô.
- Ngoài các lần bón thúc đại trà như trên thường xuyên theo dõi và cho bón điều chỉnh theo những đặc điểm để nhận biết của cây ở bảng 5 báo cáo tổng kết.
* Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu ăn lá, cuốn lá có vào tháng 3-4; hồng dễ bị sâu cuốn lá gây hại làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
- Sâu đục quả: bướm đẻ trứng ở cuống quả hoặc tai quả, sâu non mới nở có thể đục vào tận quả làm quả bị rụng.
+ Cách phòng trừ: vặt vài quả non bị sâu hại đem đốt; phun: PADAN 95SP của Nhật Bản nồng độ 0,1% hoặc SELERON 500ND nồng độ 0,1%, POLITRIN 440EC nồng độ 0,1% hoặc DIPTEREX 50EC nồng độ 0,05-0,1%. - Bệnh giác ban hại hồng trên lá và trên tai quả hồng bằng những vết không đều, phía giữa màu nâu sáng, ở phía ngoài sẫm hơn. Bệnh phát triển vào mùa mưa tháng 7,8,9.
+ Cách phòng trừ: đốt lá bệnh, phun AETTETTE 80WP nồng độ 0,3- 0,4% hoặc BOOCDO 1% phun đẫm toàn bộ tán cây bị bệnh.
* Thu hoạch
- Hồng không hạt chín vào rằm tháng 7 - tháng 8 âm lịch. Quả chín thì màu quả chuyển từ xanh sang đỏ vàng. Hái đúng độ chín chất lượng quả tốt hơn. Nên hái vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát.
- Hồng không hạt chín đang ở trạng thái cứng, cắt quả, xếp quả nhẹ nhàng vào các sọt có thể vận chuyển đi xa và bảo quản lâu.
- Hồng không hạt sau khi hái xuống vẫn cứng và ăn rất chát phải ngâm trong nước sạch ngập khoảng 15-20cm, ngâm trong 3 ngày 3 đêm (1,5 ngày phải thay nước và không được ngâm bằng nước mưa). Sau khi ngâm vớt hồng ra rửa sạch rồi hong cho ráo nước là có thể ăn được.
3.2. Tình hình phát triển hồng không hạt ở nhóm hộ điều tra
3.2.1. Đặc điểm chung chủ hộ
Bảng 3.4. Tình hình cơ bản về chủ hộ điều tra
Phân loại hộ Số lượng (hộ) Cơ cấu (%)
Tổng số hộ điều tra 60 100 1. Giới tính - Nam 42 70,00 - Nữ 18 30,00 2. Dân tộc - Mông 15 25,00 - Tày 16 26,67 - Kinh 29 48,33 3. Trình độ văn hóa - Cấp 1 31 51,67 - Cấp 2 20 33,33 - Cấp 3 09 15,00
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2018)
Qua số liệu điều tra 60 hộ gia đình trên địa bàn 02 xã của huyện ta có một số nhận xét sau:
Thứ nhất, về giới tính của chủ hộ, ta thấy phần lớn chủ hộ của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu là nam giới (42 người) chiếm khoảng 70%, chỉ có khoảng 30% chủ hộ của các hộ gia đình là nữ (18 người), đây cũng là cơ cấu chung của các hộ gia đình trên cả nước nói chung, từ đó cho ta thấy vai trò của người nam giới trong gia đình và một khía cạnh khác là do xã hội nước ta vẫn còn sự tồn tại mạnh mẽ của tư tưởng phong kiến trọng nam. Người nam giới trong gia đình phần lớn là người quyết định mọi công việc trong gia đình.
Thứ hai, về cơ cấu dân tộc, trong 60 hộ điều tra ta thấy cơ cấu dân tộc của các hộ gia đình chủ yếu là dân tộc Kinh (48,33%), dân tộc Tày và Mông chiếm 26,67 và 25%.
Thứ ba, là về trình độ văn hóa, các chủ hộ phần lớn là học hết cấp 1, cụ thể là có hơn một nửa số hộ điều tra có trình độ văn hóa học hết cấp 1 (51,67%), số chủ hộ học hết cấp 2 cũng tương rất thấp chỉ chiếm 33,3%. Còn lại chỉ có 15% các chủ hộ học hết cấp 3. Trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn hình thức sản xuất trong mỗi gia đình. Những chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn, nhận thức cao hơn, do vậy có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tốt hơn cũng như khả năng quản lý và tìm ra các phương án trồng hồng không hạt tốt hơn và có hiệu quả hơn. Như vậy, trình độ văn hóa sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản xuất hồng không hạt của mỗi hộ.
Bảng 3.5. Lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra
(n =60)
Chỉ tiêu ĐVT Số
lượng
Cơ cấu (%)
1. Phân tổ theo nhân khẩu
- Hộ có 3 - 5 nhân khẩu Hộ 52 86,67
- Hộ có 6 nhân khẩ u trở lên Hộ 8 13,33
2. Phân tổ theo lao động 0
- 2 – 3 LĐ chính Hộ 47 78,33
- 4 LĐ chính trở lên Hộ 13 21,67
3. Một số chỉ tiêu BQ
- Số nhân khẩu BQ/hộ Người/hộ 4,19
- Số lao động BQ/hộ Người/hộ 2,89
4. Độ tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 44,64
Qua bảng trên ta thấy:
Về nhân khẩu: Số nhân khẩu của các hộ điều tra phần lớn là từ 3 đến 5 nhân khẩu (chiếm 86,67%), trên 5 nhân khẩu chiếm tỉ lệ nhỏ chỉ 13,33%. Bình quân số nhân khẩu của hộ là 4,19 người/hộ. Với hơn 4 nhân khẩu bình quân trên 1 hộ có thể thấy rằng áp lực về sản xuất kinh tế để đảm bảo cuộc sống cho toàn gia đình vấp phải nhiều khó khăn.
Về tình hình lao động: Số lao động chính của các hộ điều tra phần lớn là từ 2 đến 3 lao động chính (chiếm 78,33%), số hộ có từ 4 lao động chính trở lên chiếm tỉ lệ nhỏ, chỉ 21,67%. Bình quân lao động của các hộ trong các vùng điều tra trung bình là 2,89 người/hộ, điều đó cho thấy rằng lao động ở địa phương ở mức lớn, nguồn nhân lực trong sản xuất của hộ điều tra tương đối ổn định và bảo đảm.
Về độ tuổi bình quân: Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, độ tuổi bình quân của chủ hộ ở 2 xã là 44,64 tuổi. Hầu hết ở độ tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và có một số kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ điều tra đã có sự am hiểu trong lĩnh vực trồng hồng không hạt. Do vậy đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc kinh doanh và sản xuất hồng không hạt trong mỗi hộ.
3.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hồng không hạt của nhóm hộ điều tra
3.2.2.1. Tình hình tiêu thụ
Bảng 3.6. Tình hình tiêu thụ hồng không hạt tại các hộ điều tra
Hình thức tiêu thụ Số hộ Tỷ lệ (%)
Bán trực tiếp cho người tiêu dùng 21 35,00
Bán cho lái buôn 39 65,00
Tổng 60 100
Qua khảo sát cho thấy, các hộ gia đình chủ yếu bán sản phẩm hồng không hạt cho lái buôn (chiếm 65% lượng sản phẩm tiêu thụ), nên giá bán không cao, có một số ít là bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Hình thức bán hồng không hạt của các hộ dân chủ yếu là: bán cả vườn hồng không hạt cho lái buôn và các lái buôn thuê người thu hoạch; hoặc người dân tự thu hoạch và bán cho lái buôn. Theo kết quả khảo sát cho thấy, giá bán hồng bình quân trong năm 2018 thường dao động khoảng 23.000 - 25.000 đồng. Sau khi thu mua của người dân thì các lái buôn sẽ bán cho các khách đến thăm đền Bảo