Tình hình tiêu thụ hồng không hạt tại các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây hồng không hạt theo hướng bền vững trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 63 - 65)

Hình thức tiêu thụ Số hộ Tỷ lệ (%)

Bán trực tiếp cho người tiêu dùng 21 35,00

Bán cho lái buôn 39 65,00

Tổng 60 100

Qua khảo sát cho thấy, các hộ gia đình chủ yếu bán sản phẩm hồng không hạt cho lái buôn (chiếm 65% lượng sản phẩm tiêu thụ), nên giá bán không cao, có một số ít là bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Hình thức bán hồng không hạt của các hộ dân chủ yếu là: bán cả vườn hồng không hạt cho lái buôn và các lái buôn thuê người thu hoạch; hoặc người dân tự thu hoạch và bán cho lái buôn. Theo kết quả khảo sát cho thấy, giá bán hồng bình quân trong năm 2018 thường dao động khoảng 23.000 - 25.000 đồng. Sau khi thu mua của người dân thì các lái buôn sẽ bán cho các khách đến thăm đền Bảo Hà, đền Cơ và một phần chuyển về Hà Nội để bán lại cho người tiêu dùng. Sản lượng sản xuất ra vẫn chưa đủ để có thể xuất đi nhiều tỉnh thành khác. Sản phẩm Hồng tiêu thụ trên thị trường 100% là không qua chế biến, kiểm địnhchất lượng.

3.2.2.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm

Đầu ra cho sản phẩm là một vấn đề quan trọng và được người sản xuất quan tâm hàng đầu. Tiêu thụ là khâu quyết định đến nhu nhập của người sản xuất và ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển về diện tích, sản lượng và sự tồn tại lâu bền của cây hồng không hạt

Quả hồng không hạt sản xuất ra chủ yếu là bán cho các tư thương tại các xã. Sự trao đổi diễn ra một cách tự do điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, hiệu quả kinh tế của người sản xuất hồng và tính bền vững của cây hồng không hạt. Thương buôn sẽ đến nhà những hộ trồng hồng để thu mua hoặc quả hồng không hạt tươi sẽ được người dân đem trực tiếp bán cho tư thương. Quả hồng không hạt tươi của các hộ dân được tiêu thụ theo 2 kênh tiêu thụ sau:

* Kênh tiêu thụ 1: Số lượng hồng không hạt được tiêu thụ theo hình thức này là chủ yếu, 58,67 % lượng hồng không hạt được hộ tiêu thụ theo kênh tiêu thụ thứ nhất này là chủ yếu:

Thương lái trong xã

Người sản xuất

Bán trực tiếp cho người tiêu dùng

Người sản xuất

Hình 3.1. Kênh tiêu thụ 1

(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2018) * Ưu điểm:

- Tạo việc làm và thu nhập của thương buôn trong huyện tăng. - Tổng thu nhập ngành thương mại - dịch vụ của huyện tăng.

* Nhược điểm:

Qua nhiều kênh tiêu thụ làm lợi nhuận của người sản xuất hồng không hạt giảm.

b) Kênh tiêu thụ 2: 41,33 % số lượng hồng không hạt được tiêu thụ theo kênh 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây hồng không hạt theo hướng bền vững trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)