STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá
(1000 VNĐ) Thành tiền (1000 VNĐ) 1 Giống Cây 800 25,5 20.400 2 Chi phí vật tư - Phân bón kg 100 12 1.200 - Phát băng Công 60 200 12.000 - Cuốc hố Hố 800 3 2.400 6 Chi phí khác 3.000 Tổng chi phí 39.000
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu liệu điều tra, 2018)
Như vậy để có được một ha hồng không hạt thì cần phải chi ít nhất 39.000.000 đồng. Trong đó chi phí lớn nhất là chi phí phát băng trồng và giống. Đây là một điều khá khó khăn bởi vì từ trước đến nay người nông dân vẫn quen làm ăn nhỏ với lượng chi phí nhỏ như các loại cây ngắn ngày (ngô, đỗ, lạc…). Do vậy với cây hồng không hạt là một loại cây dài ngày nên lượng chi phí bỏ ra trên một ha hồng không hạt là khá lớn so với thu nhập của người nông dân. Trong thời kỳ này nhà nước cần có những chính sách hợp lý để khuyến khích, giúp đỡ về vốn, kỹ thuật cho người sản xuất.
Từ năm thứ 6, thứ 7 trở đi thì cây hồng không hạt bắt đầu cho thu hoạch quả, năng suất cao hay thấp còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư, chăm sóc từ những năm trước đó. Vì chi phí để xây dựng cơ bản tức chi phí để xây dựng nên vườn hồng được coi là tài sản cố định tính vào giá phần chi phí hằng năm trong thời kỳ kinh doanh của cây hồng không hạt là khoảng 15 năm. Do vậy khấu hao rừng được tình như sau: 39.000.000 đồng: 150 = 2.600.000 đồng
3.2.3.2. Xác định chi phí cho một ha hồng không hạt/năm thời kỳ kinh doanh
Bảng 3.8. Xác định chi phí cho một ha hồng không hạt thời kỳ kinh doanh STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) 1 Tổng chi phí 35.600.000 1.1 Chi phí vật tư Phân chuồng kg 1000 3.000 3.000.000 1.2 Công lao động Phát quang Công 40 200.000 8.000.000
Thu hái Công 60 200.000 12.000.000
Vận chuyển Công 30 200.000 6.000.000
1.3 Chi phí khác 4.000.000
1.4 Khấu hao 2.600.000
2 Tổng thu
Quả kg 5.200 25.000 130.000.000
3 Giá trị tăng thêm 94.400.000
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu liệu điều tra, 2018)
Bảng 3.8 cho thấy thu nhập mà cây hồng không hạt đem lại so với chi phí đã bỏ ra là rất lớn đối với người nông dân ở địa phương. Ta đi xem xét mức độ lợi nhuận mà cây hồng không hạt đem lại như sau:
Tổng chi phí: 35.600.000 (đ) Tổng thu nhập: 130.000.000 (đ)
Giá trị thu được 1 ha hồng không hạt/năm đem lại là: 130.000.000 – 35.600.000= 94.400.000(đ).
Cây hồng không hạt đem lại hiệu quả kinh tế cao do người dân đã được đào tạo, nâng cao trình độ thâm canh, họ biết vận dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cùng với việc lựa chọn giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, từ đó nâng cao được sản lượng hồng không hạt. Trên thực tế,
giá trị kinh tế của cây hồng rất cao nhưng do giá cả thị trường biến đổi liên tục, không ổn định. Nếu có sự đầu tư, chăm sóc hợp lý hơn nữa thì năng suất sẽ còn cao hơn và lợi nhuận đem lại sẽ càng lớn hơn.
Từ những chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của cây hồng như vậy ta có thể khẳng định rằng đây là loại cây đặc sản có ưu thế mạnh nhất trong hệ thống cây trồng của huyện Văn Bàn nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung
3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất tiêu thụ hồng không hạt tại khu vực điều tra
* Thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu…của huyện Văn Bàn phù hợp cho cây hồng không hạt sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao
- Hồng không hạt là cây có khả năng chống chịu tốt, ít bị sâu bệnh nên người dân không tốn nhiều công chăm sóc và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Điều này sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất và không bị ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân;
- Hồng không hạt là loài cây trồng cho thời gian thu hoạch dàit nên chi phí sản xuất hồng không hạt thấp, hiệu quả kinh tế khá cao;
* Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi như trên thì trong quá trình trồng hồng không hạt người dân cũng gặp không ít khó khăn như:
- Đường xá đi lại rất khó khăn, nhất là các tuyến đường liên thôn, chủ yếu là đường đất nên khó khăn cho việc buôn bán nói chung và bán sản phẩm hồng không hạt nói riêng.
- Trình độ học vấn của nông dân thấp;
- Chưa có sự hỗ trợ của nhà nước trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hồng không hạt như thị trường, giá cả;
- Người dân còn thiếu thông tin thị trường, phụ thuộc nhiều vào thương buôn, nên dẫn đến hiện tượng người dân bị thương buôn ép giá.
- Cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác khi thu hoạch thì sản phẩm hồng không hạt phụ thuộc vào thời tiết rất nhiều.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi với độ dốc cao, độ cao trung bình từ 300 - 700 m nên mất rất nhiều công vận chuyển khi thu hoạch
- Năng suất của cây hồng không hạt không ổn định qua các năm do cây hồng không hạt có chu kỳ sai quả (thường thì 3 năm mới có 1 năm cho sản lượng quả vượt trội)
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồng không hạt
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồng không hạt được thể hiện qua bảng 3.9
Bảng 3.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hồng không hạt theo hướng bền vững
STT Yếu tố Số lượng (n=60) Tỷ lệ (%)
1 Thị trường tiêu thụ 58 96,67
2 Thời tiết 54 90,00
3 Trình độ văn hóa của chủ hộ 36 60,00
4 Điều kiện kinh tế 32 53,33
5 Quy mô sản xuất 28 46,67
Nguồn: Số liệu điều tra, 2019
* Thị trường
Bảng 3.9 cho thấy, 96,67 % số người được hỏi cho rằng, thị trường tiêu thụ có ảnh hướng lớn đến hiệu quả kinh tế xản xuất hồng không hạt. Thị trường là nơi tiêu thụ sản phẩm cuối cùng ảnh hưởng tới tổng giá trị sản suất của hồng không hạt. Hồng không hạt bán giá cao cho kết quả cao. Để được sản phẩm hồng không hạt của mình bán được giá cao đó là cả một quá trình từ khâu chăm sóc đến khâu thu hoạch, chế biến. Sản phẩm có chất lượng cao hơn bán giá sẽ cao hơn. Thị trường không ổn định cũng làm ảnh hưởng tới giá trị sản xuất của hồng. Qua nghiên cứu thị trường hồng không hạt tại huyện
Văn Bàn không ổn định đó là một khó khăn lớn của các hộ sản xuất hồng không hạt.
* Thời tiết
Thời tiết là yếu tố quyết định tới năng suất hng không hạt. 90,00% số người được hỏi cho rằng, thời tiết ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồng không hạt. Thời tiết bên cạnh ảnh hưởng đến năng suất, nó còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm. Từ đó ảnh hưởng nhiều đến giá bán.
* Trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất hồng không hạt của hộ. Với trình độ cao sẽ tiếp thu nhận biết tốt hơn nên việc sản xuất hồng không hạt cũng đạt hiệu quả cao hơn, tiếp thu KH-KT, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất từ khâu chăm sóc thu hái đến quá trình thu hoạch nếu có một kỹ thuật tốt thì sẽ có một sản phẩm tốt đưa ra thị trường. Qua kết quả điều tra cho thấy 60,00 hộ trồng hồng không hạt cho rắng trình độ chủ hộ nahr hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồng không hạt
* Quy mô
Về quy mô đó cũng là một yếu tố quan trọng quyết định thu nhập của hộ. Với quy mô lớn thì việc chăm sóc cũng sẽ thuận tiện hơn rất nhiều và một phần tiết kiệm được công chăm sóc. Thứ nhất giảm được công lao động chăm sóc thứ hai giảm được mức khấu hao TSCĐ.
* Điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế của hộ quan trọng cho việc quyết định hiệu quả kinh tế hồng không hạt của hộ. Với hộ khá có điều kiện về kinh tế có nguồn vốn nên việc đầu tư vào cây hồng không hạt là lớn hơn cụ thể ở hộ khá chi phí trung gian cho 1 ha hồng không hạt là 46,30 triệu đồng/ha trong khi đó ở hộ nghèo chỉ dầu tư có 28,41 triệu đồng/ha. Như vậy việc đầu tư sẽ tỷ lệ thuận với kết quả đầu tư cao sẽ cho kết quả cao
3.4. Đóng góp của cây hồng không hạt với phát triển huyện Văn Bàn
Hồng không hạt là cây trồng có vị trí nhất định đối với kinh tế huyện Văn Bàn, điều đó được thể hiện trên các khía cạnh:
- Góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển bền vững, do cây hồng không hạt là cây lâu năm.
- Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, các công trình phúc lợi nông thôn hàng năm tăng khá như: Đường giao thông, hệ thống kênh mương thuỷ lợi, các công trình thiết chế văn hoá... Trong đó, huy động từ nhân dân chiếm 40 - 50 %.
- Thu nhập từ sản phẩm hồng không hạt góp phần ổn định chung đời sống nhân dân trên địa bàn.
- Phát triển sản xuất hồng không hạt đã góp phần đẩy mạnh phong trào phủ xanh đồi trọc, biến đồi trọc thành tư liệu sản xuất, từ đó tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập đáng kể cho người lao động. Đồng thời cây hồng không hạt cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế: Nông nghiệp, thương mại và dịch vụ phát triển. Người dân đã ý thức được cây hồng không hạt đem lại giá trị kinh tế cao, giúp bà con thoát khỏi đói nghèo. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư để mở rộng và cải thiện chất lượng vườn hồng không hạt để đem lại sản lượng và năng suất cao hơn và điều quan trọng và giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm liên tục qua các năm
Bảng 3.10. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các xã nghiên cứu
STT Tên xã, thị trấn Tỷ lệ hộ nghèo
2016 2017 2018
1 Tân Thượng 14,89 11,54 7,15
2 Tân An 15,48 9,65 7,37
Nguồn: Phòng Lao động thương binh & Xã hội huyện Văn Bàn, 2019
diện ở các cấp học với nhiều loại hình theo hướng xã hội hóa. Mạng lưới trường lớp ngày càng phát triển. Vì vậy, số lượng trẻ em đi mẫu giáo, số lượng học sinh phổ thông tiếp tục tăng, nhất là học sinh trung học cơ sở và phổ thông trung học, góp phần vào sự phát triển cho toàn huyện.
Trong những năm gần đây công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được tăng cường và nâng cao chất lượng. Ở mỗi địa phương đều có trạm y tế, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, khám chữa bệnh cho người nghèo được quan tâm.
Sản phẩm từ hồng không hạt đã tạo ra nguồn thu nhập khá ổn định cho nhân dân, cải thiện cơ bản đời sống đại bộ phận nhân dân, nâng cao từng bước mức sống dân cư nông thôn. Có thu nhập ổn định, nhân dân đã tạo dựng được cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống và sinh hoạt, mở mang phát triển văn hoá xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Tác động cùng các ngành dịch vụ khác phát triển, tạo ý thức trong nhân dân về quản lý, tu bổ phát triển rừng trồng, góp phần thiết thực, hiệu quả trong công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn.
Ngoài ra cây hồng không hạt còn có tác dụng che phủ đất trống, đồi núi trọc. Góp phần nâng cao độ che phủ cho toàn huyện. Theo số liệu điều tra, năm 2015 độ che phủ huyện là 74,5%, đến năm 2017 tăng lên 76,2 % (Số liệu của phòng Tài nguyên và Môi trường). Với điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai và giá trị kinh tế cao, cây hồng không hạt được xác định là cây mũi nhọn trong chương trình phát triển kinh tế xã hội nên cây hồng không hạt có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian tới.
3.5. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và nguyện vọng của người dân sản xuất hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
3.5.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Điểm mạnh
1. Là cây trồng bản địa, đặc trưng của vùng 2. Diện tích đất đồi rộng
3. Điều kiện tự nhiên, thời tiết, đất đai phù hợp
4. Thu nhập từ trồng hồng không hạt cao hơn các loại cây dài ngày khác
5. Thời gian thu hoạch dài
6. Người dân có kinh nghiệm trồng hồng không hạt
Điểm yếu
1. Sản lượng không ổn định 2. Chưa có đội ngũ cán bộ khuyến nông chuyên sâu về cây hồng không hạt
3. Chưa quy hoạch được vùng trồng. 4. Khả năng áp dụng KHCN của người dân còn hạn chế
5. Thiếu vốn đầu tư ban đầu
Cơ hội
1. Nhu cầu sử dụng hoa quả tươi ngày càng cao
2. Xu thế thị trường mở rộng
3. Có chính sách vay vốn đầu tư để phát triển nông nghiệp nông thôn
4. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển
Thách thức
1. Giá cả các mặt hàng nông sản bấp bênh, không ổn định
2. Vốn đầu tư cho công nghệ chế biến cao
3. Thị trường hàng hóa đa dạng, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng sản phẩm
3.5.2. Nguyện vọng của người dân sản xuất hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Trong quá trình sản xuất hồng không hạt, bên cạnh những thuận lợi thì hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn và có những nguyện vọng về chính sách nhà nước hỗ trợ giúp nông dân trong quá trình sản xuất hồng không hạt đạt hiệu quả cao.
Bảng 3.12. Nguyện vọng của người dân về chính sách của Nhà nước
STT Nguyện vọng Ý kiến (%)
1 Được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 84,38
2 Được hỗ trợ đào tạo kiến thức quản lý, KH-KT 79,12 3 Được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng 50,16
(Nguồn: Tổng hợp từ từ số liệu điều tra, 2018)
Kết quả điều tra cho thấy cho thấy nguyện vọng của người dân được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm là 84,38%. Cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm hồng không hạt của hộ nông dân gặp nhiều khó khăn. Việc tiêu thụ vẫn là tự do và bán lẻ còn phụ thuộc nhiều vào thương lái và thị trường, giá cả không ổn định ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất hồng không hạt của người dân.
Người dân trồng hồng không hạt chủ yếu sản xuất dựa theo kinh nghiệm là chính vì vậy họ thiếu kiến thức về quản lý và KH-KT nguyện vọng của dân cũng rất lớn tới 79,12% ý kiến.
Về nguồn vốn có nhiều hộ còn thiếu không có vốn đầu tư vào sản xuất nhưng không giám đi vay vì thủ tục, thời hạn và lãi suất còn cao. 50,16% số hộ có nguyện vọng được vay vốn với lãi suất ưu đãi
3.6. Giải pháp phát triển sản xuất hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
3.6.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
3.6.1.1. Quan điểm về phát triển sản xuất hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn
- Phát triển nông nghiệp tổng hợp, hiệu quả và bền vững, liên kết chặt chẽ với chế biến và thị trường. Từng bước xây dựng các vùng sản xuất hồng không hạt an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, trọng tâm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Phát triển sản xuất hồng không hạt an toàn, chất lượng thông qua việc