ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Xã Tân An Xã Tân Thượng Bình quân chung SL (n=30) CC (%) SL (n=30) CC (%) SL (n=60) CC (%)
Bình quân nguồn vốn cho
trồng hồng không hạt/hộ 3,95 37,39 6,61 62,61 5,28 100
- Tự có 3,95 37,39 6,61 62,61 5,28 100
- Đi vay 0 0 0 0 0 0
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2018
Phần lớn các hộ trồng hồng không hạt ở huyện Văn Bàn đã hoạt động khá lâu nên nhìn chung các hộ đều có nguồn vốn tự có. Bình quân các hộ có vốn sản xuất khoảng 5,28 triệu đồng, trong đó tất cả là vốn tự có của hộ nông dân.
3.1.2.3. Khoa học – công nghệ
Đã áp dụng nhiều phương pháp canh tác mới, đặc biệt nhiều hộ đã sản xuất hồng không hạt theo hướng hữu cơ, hướng an toàn để tăng chất lượng và giá bán sản phẩm.
3.1.2.4. Cơ sở vật chất
Nhìn chung hệ thống giao thông phục vụ phát triển kinh tế nói chung, phục vụ phát triển sản xuất, tiêu thụ hồng không hạt nói riêng đã được cải thiện. Mạng lưới điện trên địa bàn huyện được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh đảm bảo cấp điện cho trên 95% tổng số hộ.
3.1.3. Tình hình thâm canh sản xuất hồng không hạt
3.1.3.1. Giống
Qua thực tế điều tra cho thấy giống cây có ảnh hưởng lớn tới năng suất và chất lượng quả hồng không hạt của các hộ trồng hồng. Để giữ được chất lượng, hương vị đặc trưng của quả hồng không hạt đặc sản bản địa như: quả tròn đều, thuôn dài, chín đồng đều, sau khi ngâm có vị ngọt dịu, giòn... trong quá trình sản xuất, thâm canh người trồng hồng không hạt cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật ngay từ khâu lựa chọn cây giống, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hồng không hạt bản địa.
Đây là giống hồng không có hạt nên không thể nhân giống từ hạt, chỉ có thể nhân giống bằng phương pháp vô tính. Có hai cách nhân giống hồng đó là: Nhân giống bằng phương pháp tách rễ (nguyên liệu để nhân giống là rễ cây hồng trưởng thành, đã cho thu hoạch ổn định) và nhân giống bằng phương pháp ghép cành (nguyên liệu để ghép cành gồm có cây gốc ghép và cành ghép).
Từ năm 2016, nhận thấy nhu cầu của người dân trong việc trồng phát triển cây hồng không hạt là rất lớn nhưng khó khăn về nguồn cây giống đảm bảo chất lượng; huyện Văn Bàn đã triển khai dự án “bảo toàn và phát triển hồng không hạt” nhằm đánh giá, tuyển chọn cây đầu dòng, nhân giống, xây dựng mô hình thâm canh, cải tạo, phục tráng hồng. Hiện nay, đã bình tuyển được 4 cây đầu dòng có năng suất cao, chất lượng tốt tại xã Tân An, xây dựng được các vườn ươm để hàng năm cung cấp khoảng 1.500 cây giống tốt.
Việc tuyển chọn cây đầu dòng đã giúp tăng năng suất và sản lượng cây hồng của huyện bởi những cây giống đầu dòng được lựa chọn là những cây cho năng suất cao hơn 15% so với năng suất trung bình của giống, độ đều về hình dạng, kích thước quả đạt trên 80%, khối lượng quả đạt từ 85-95g/quả.
3.1.3.2. Các biện pháp kỹ thuật * Thời vụ trồng
* Cách trồng
- Hố trồng hồng được chuẩn bị ít nhất 1 tháng trước khi trồng. Dùng cuốc bới giữa tâm hố, cắt bỏ túi bầu, đặt cây vào giữa hố, lấp đất bằng mặt bầu cây giống, nhận chặt đều quanh gốc, dùng cọc đóng chéo, buộc cố định thân cây để tránh gió lay đổ cây, tủ gốc bằng cỏ, rác, hoặc các tồn du thực vật, tưới khoảng 10 lít nước/ gốc.
- Những cây cao hoặc có nhiều lộc non phải cắt bỏ để tạo tán và chống mất nước cho cây
* Tưới nước
Trong tuần đầu tiên tưới mỗi ngày cho cây 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, mỗi lần 1 thùng nước/cây. Sau đó cách 2-3 ngày tưới 1 lần cho hết tháng. Khi cây đã phục hồi sẽ tưới thưa hơn, tuy nhiên phải luôn tưới nước đủ ẩm cho cây, làm sạch cỏ gốc, đồng thời tủ cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm.
* Đốn tỉa tạo hình
- Năm thứ nhất chỉ chọn để 3 cành khoẻ mọc ra 3 hướng làm khung, cắt các cành khung cấp 1 chỉ để 2-3 cành khung cấp 2 vào vị trí thích hợp.
- Cuối năm thứ 2 cắt các cành khung thứ 2, để cành khung cấp 3.
- Cuối năm thứ 3 cắt các cành cấp 3. Hết năm thứ 3 bộ khung tán hồng đã tạo song.
* Bón phân
- Trong ba năm đầu lượng phân bón cho một cây hồng/1 năm như sau: Đạm ure 0,3-0,5kg; lân 0,4kg; Kali 0,5kg; phân chuồng
- Thời gian bón
+ Lần 1 bón vào tháng 1-2: bón 100% lân; 50% kali; 30% đạm + Lần 2 bón vào tháng 4-5: bón 20% kali; 30% đạm
+ Lần 3 bón vào tháng 10-11: bón nốt số phân còn lại: 30% kali, 40% đạm - Cách bón: Đào sâu 15-20cm quanh tán cây, cách gốc 30-40cm, rải đều phân, lấp đất kỹ, tưới đủ ẩm và tủ bằng cỏ khô.
- Ngoài các lần bón thúc đại trà như trên thường xuyên theo dõi và cho bón điều chỉnh theo những đặc điểm để nhận biết của cây ở bảng 5 báo cáo tổng kết.
* Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu ăn lá, cuốn lá có vào tháng 3-4; hồng dễ bị sâu cuốn lá gây hại làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
- Sâu đục quả: bướm đẻ trứng ở cuống quả hoặc tai quả, sâu non mới nở có thể đục vào tận quả làm quả bị rụng.
+ Cách phòng trừ: vặt vài quả non bị sâu hại đem đốt; phun: PADAN 95SP của Nhật Bản nồng độ 0,1% hoặc SELERON 500ND nồng độ 0,1%, POLITRIN 440EC nồng độ 0,1% hoặc DIPTEREX 50EC nồng độ 0,05-0,1%. - Bệnh giác ban hại hồng trên lá và trên tai quả hồng bằng những vết không đều, phía giữa màu nâu sáng, ở phía ngoài sẫm hơn. Bệnh phát triển vào mùa mưa tháng 7,8,9.
+ Cách phòng trừ: đốt lá bệnh, phun AETTETTE 80WP nồng độ 0,3- 0,4% hoặc BOOCDO 1% phun đẫm toàn bộ tán cây bị bệnh.
* Thu hoạch
- Hồng không hạt chín vào rằm tháng 7 - tháng 8 âm lịch. Quả chín thì màu quả chuyển từ xanh sang đỏ vàng. Hái đúng độ chín chất lượng quả tốt hơn. Nên hái vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát.
- Hồng không hạt chín đang ở trạng thái cứng, cắt quả, xếp quả nhẹ nhàng vào các sọt có thể vận chuyển đi xa và bảo quản lâu.
- Hồng không hạt sau khi hái xuống vẫn cứng và ăn rất chát phải ngâm trong nước sạch ngập khoảng 15-20cm, ngâm trong 3 ngày 3 đêm (1,5 ngày phải thay nước và không được ngâm bằng nước mưa). Sau khi ngâm vớt hồng ra rửa sạch rồi hong cho ráo nước là có thể ăn được.
3.2. Tình hình phát triển hồng không hạt ở nhóm hộ điều tra
3.2.1. Đặc điểm chung chủ hộ