Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn (Trang 84 - 86)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Kết quả thực nghiệm

3.2.2. Đánh giá định tính

Bên cạnh việc tiến hành kiểm định tính giả thuyết thống kê dựa trên kết quả phân tích định lượng, chúng tôi tiến hành đánh giá về định tính kết quả thực nghiệm sư phạm dựa trên kết quả của việc đánh giá quá trình; thông qua việc thu nhận thông tin từ việc trao đổi trực tiếp với học sinh và giáo viên tham gia thực nghiệm. Kết quả cụ thể như sau:

- Về phía giáo viên: Các giáo viên tham gia thực nghiệm đều nhận thấy rằng các biện pháp sư phạm đã đề xuất đều rất dễ để thực hiện trong quá trình giảng dạy. Đồng thời các bài giảng được soạn theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn gắn liền với cuộc sống của học sinh nên giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Các giáo viên tham gia thực nghiệm đều khẳng định đã học hỏi được nhiều qua đợt thực nghiệm và sẽ tiếp tục vận dụng trong quá trình giảng dạy ở trưởng tiểu học.

- Về phía học sinh: Những bài học được tự mình trải nghiệm và tìm ra kết quả khiến các em cảm thấy rất hứng thú. Khơi gợi cho các em khám phá, tìm tòi. Ý thức học và chuẩn bị bài trước khi lên lớp của học sinh tốt hơn. Các em được giáo viên hướng dẫn chuẩn bị trước những nội dung sẽ học giúp các em chủ động và chuẩn bị tốt tâm lí. Không những thế, việc học tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đã tạo cho học sinh một môi trường rất tự nhiên để các em bộc lộ những nhu cầu trong giao tiếp và hợp tác, những tình huống cần vận dụng kiến thức để giải quyết và thách thức những ý tưởng sáng

tạo của học sinh. Trong 4 tiết thực nghiệm, chúng tôi quan sát kĩ các nhóm học sinh, ghi chép các tình huống có vấn đề mà các em gặp phải và cách thức các em giải quyết, sự phân công công việc của các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung, sự chia sẻ các giải pháp ở các nhóm… để làm cơ sở đánh giá. Kết quả thu được cho thấy việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đã giúp học sinh chủ động khám phá, tự tin và có năng lực hợp tác, linh hoạt trong giải quyết vấn đề ở học sinh.

Phát triển khả năng giải quyết những vấn đề trong thực tiễn: Học sinh nắm được mối quan hệ trong họ hàng mình, biết cách xưng hô với những người thân trong họ nội, họ ngoại đúng. Biết yêu thương, kính trọng những người trong họ hàng mình. Biết những vật có thể dễ cháy ở tronh nhà mình. Biết những thiệt hại do cháy gây ra. Biết những việc cần làm để phòng cháy và xử lí khi có cháy xảy ra.

Phát triển năng lực sáng tạo: Tính sáng tạo thể hiện qua việc học sinh tự tạo ra sơ đồ mối quan hệ của họ hàng mình bằng nhiều hình thức như tranh vẽ từng người trong gia đình, hình chụp các thành viên trong gia đình hoặc vẽ bằng sơ đồ. Qua đó, học sinh biết cách xưng hô đúng với các thành viên trong họ hàng mình và thể hiện tình cảm với các thành viên đó.

Năng lực giao tiếp, hợp tác: Học sinh dần trở nên mạnh dạn và tự tin hơn trong thuyết trình. Mới đầu, các học sinh còn rụt rè nhưng dần mạnh dạn và tự giác xung phong tham gia giới thiệu về họ hàng mình, giới thiệu về các hoạt động ở trong các tiết học. Biết cách phối hợp thuyết trình giữa các học sinh và biết cách kết hợp vừa thuyết trình vừa vận hành sản phẩm minh họa. Học sinh có năng lực thuyết trình tốt biết hỗ trợ, giúp đỡ các học sinh khác cùng tham gia thuyết trình, giảm sự rụt rè, nhút nhát.

Bên cạnh đó, chính những bài học xuất phát từ thực tiễn sẽ giúp các em thấy gần gũi với cuộc sống hơn. Đặc biệt khi trao đổi thảo luận nhóm, thuyết

trình trước lớp học sinh tham gia rất sôi nổi chứ không thụ động tiếp thu kiến thức như các phương pháp cũ. Qua các giờ thực nghiệm học sinh không còn thấy sợ phải học mà có thể lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, phát triển khả năng giao tiếp tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)