Đánh giá về hứng thú học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn (Trang 86 - 87)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Kết quả thực nghiệm

3.2.3. Đánh giá về hứng thú học tập của học sinh

Hứng thứ học tập chiếm vị trí rất quan trọng trong hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá tính tích cực nhận thức của các em. Qua quan sát các tiết dạy, chúng tôi thấy rất rõ nét hào hứng thể hiện trên khuôn mặt, ánh mắt các em sau khi được giáo viên khéo léo tổ chức, động viên các em hoạt động tự chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình học các em được thoải mái bộc lộ quan điểm, suy nghĩ của bản thân, được các bạn và thầy cô giáo lắng nghe, các em hoàn toàn chủ động trong quá trình học.

Ở lớp 3C, 3D, nhiều học sinh còn tỏ ra thờ ơ với bài học vì các em phải tiếp nhận tri thức qua lời giảng của giáo viên một cách thụ động. Vì bài dạy không lôi cuốn, hấp dẫn nên nhiều học sinh còn làm việc riêng, không chú ý vào bài học. Các em không được chủ động khám phá kiến thức mà chủ yếu chỉ là người tiếp thu.

Những lý do làm cho các em không thích giờ học là:

- Vì em không chủ động chuẩn bị trước bài học.

- Cô giáo giảng nhiều mà em chỉ ngồi nghe nên em không phải làm gì và không được nêu ý kiến của mình.

- Vì em không được thực hành làm gì cả. - Vì em không được nói lên suy nghĩ của mình.

Theo ý kiến của học sinh lớp 3A, 3B những lý do các em ham thích giờ học là:

- Vì cô giáo đã hướng dẫn chúng em chuẩn bị trước ở nhà những điều cần thiết nên chúng em chủ động khi vào bài học.

- Vì bọn em được thảo luận với nhau.

- Tiết học trôi qua chóng quá vì lúc nào lớp cũng sôi nổi.

- Vì những điều chúng em tìm hiểu liên quan đến cuộc sống hằng ngày của chúng em là gia đình và trường học.

- Do chúng em được thỏa sức nói lên suy nghĩ của mình về những môn học và hoạt động ở trường mà chúng em thích thú.

- Chúng em được bày tỏ cảm xúc thật của mình về những người trong gia đình.

Kết quả trên cho chúng ta thấy việc tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động, lôi cuốn các em vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cùng các bạn trong tổ, trong nhóm, cùng cả lớp sẽ tạo ra sự hứng thú học tập trong học sinh. Giáo viên phải khéo léo tổ chức sao cho tiết học thật sự sôi nổi, có sức lôi cuốn, tạo ra sự thi đua giữa các nhóm, tổ chức cho các em học mà chơi, chơi mà học, luôn động viên khuyến khích các em kịp thời, dẫn dắt các em tự hoạt động chiếm lĩnh tri thức hiệu quả tiết học chắc chắn sẽ được nâng lên, học sinh sẽ rất hào hứng học tập. Điều quan trọng nhất là sau khi học xong, học sinh có thể vận dụng vào cuộc sống của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)