Những kết luận rút ra từ thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn (Trang 87)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Những kết luận rút ra từ thực nghiệm

Với thời gian ngắn những chúng tôi đã thực nghiệm 4 tiết dạy được soạn theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

Với trình độ đầu vào của hai lớp thực nghiệm và hai lớp đối chứng tương đương nhau nhưng qua khảo sát sau thực nghiệm tôi thấy chất lượng nắm kiến thức và kỹ năng của học sinh nhóm lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng:

a. Một số biện pháp thiết kế bài giảng được đề xuất trong đề tài là đảm bảo tính khoa học, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh cũng như sự hiểu biết của giáo viên và dễ dàng áp dụng được trong quá trình giảng dạy tại trường tiểu học.

b. Tỉ lệ học sinh đạt kết quả tốt qua các bài kiểm tra ở nhóm lớp thực nghiệm cao hơn ở nhóm lớp đối chứng.

c. Kỹ năng thử hành giao tiếp, thảo luận nhóm, giải quyết các tình huống có vấn đề, trình bày ý kiến cá nhân... của học sinh nhóm lớp thực nghiệm bước đầu đã thành thạo hơn học sinh các lớp đối chứng.

d. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy trong các giờ thực nghiệm, học sinh học tập hứng thú hơn, bài học và thực hành thực sự mang lại cho các em những điều bổ ích và những cảm xúc tích cực. Điều này ít được thấy trong các giờ học của nhóm lớp đối chứng. Trong các tiết dạy thực nghiệm, học sinh hoạt động tích cực hơn, các em đã chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.

e. Giáo viên ở trường thực nghiệm và cán bộ quản lý chuyên môn đánh giá tốt cách sử dụng phối kết hợp các phương pháp tích cực trong việc thiết kế trong bài giảng phát triển năng lực ở các lớp thực nghiệm.

Kết quả trên đây đã chứng tỏ quá trình thực nghiệm đã khẳng định được hiệu quả và tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. Việc nắm vững cấu trúc chương trình ở SGK, phối kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực cùng với sự chịu khó đầu tư suy nghĩ của giáo viên đối với mỗi mỗi bài dạy theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề sẽ mang lại hiệu quả rất cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Mục tiêu của chương là trình bày mục đích, nội dung, phương pháp tiến hành và những kết quả chủ yếu của quá trình thực nghiệm sư phạm. Thông qua đó nhằm kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của đề tài và tính khả thi của các biện pháp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội.

Trong quá trình tổ chức thực nghiệm, nội dung kế hoạch bài giảng bám sát nội dung của sách giáo khoa và được khai thác, mở rộng thêm. Sau khi tiến hành

các tiết dạy thực nghiệm sư phạm, nhiều HS đã có sự tiến bộ trong học tập biểu hiện thông qua việc hào hứng, tích cực tham gia xây dựng bài, biết cách trình bày các câu trả lời một cách rõ ràng bình tĩnh, tự tin vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống.

Kết quả bước đầu của quá trình thực nghiệm sư phạm cho thấy các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất có tính khả thi, hiệu quả và có thể triển khai trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài “Dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh” chúng tôi đã đạt được những kết quả chính như sau: Hệ thống hóa được cơ sở lý luận phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. Phân tích thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh. Đề xuất 4 biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 như sau:

* Biện pháp 1: Xác định mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.

* Biện pháp 2: Thiết kế các hoạt động dạy học tương ứng theo các bước của tiến trình dạy học phát triển năng lực GQVĐ thực tiễn

* Biện pháp 3: Lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ thực tiễn cho học sinh Tiểu học

* Biện pháp 4: Thiết kế các bài tập thực hành trong môn Tự nhiên và Xã hội 3 để nâng cao năng lực GQVĐ thực tiễn cho học sinh Tiểu học

Sau khi tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm, kết quả bước đầu khẳng định được tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất trong luận văn. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi GV phải có sự đồng bộ, thuần thục các biện pháp.

2. Khuyến nghị

Cần nâng cao nhận thức của GV về phát triển năng lực GQVĐ TT và tầm trọng của dạy học phát triển năng lực GQVĐ TT thông qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho HS ngay từ cấp tiểu học.

GV phải thường xuyên đổi mới về phương pháp và hình thức tổ chức cho sinh động, phù hợp với nhu cầu tâm sinh lý của HS. Đặc biệt, GV cần căn cứ vào trình độ của lớp mình để áp dụng các biện pháp cho phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành TƯ (2013), Nghị quyết số 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

2. Bộ GD-ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT)

3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông: Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

4. Bộ giáo dục và đào tạo, Tìm hiểu chương trình môn Tự nhiên và xã hội.

5. Bùi Văn Huệ (chủ biên) (2012), Giáo trình tâm lý học tiểu học, NXB Đại học sư phạm.

6. Nguyễn Bá Kim (2015), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sư phạm.

7. Lecne (1977), Dạy học nêu vấn đề, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

8. Đặng Thị Mai (2016), Dạy học chủ đề góc trong không gian theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THPT, Luận văn thạc sĩ. 9. Hoàng Phê (chủ biên) (2005), Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB

Đà Nẵng.

10.Sarah Franklin, 5 things we’s doing now to help our employees, 2020.

11.Thomas j. D’zurilla, Arthur m. Nezu and Albert Maydeu-olivares (2004), Social problem solving, American Psychological Association Washington, DC.

12.Trần Trọng Thủy - Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lý học đại cương, NXB giáo dục.

13.Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Lũy - Đinh Văn Vang (2014),

PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho GV)

Để tìm hiểu thực trạng rèn luyện năng lực GQVĐ TT cho HS thông qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3, xin Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau bằng cách đánh dấu (x) vào các ô lựa chọn. Những thông tin thu được từ phiếu này chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, không vì mục đích nào khác.

Câu 1: Thầy/Cô cho biết mức độ quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh?

Rất quan tâm Quan tâm Bình thường Không quan tâm

Câu 2: Thầy/Cô cho biết mức độ quan trọng của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội?

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng

Câu 3: Thầy/Cô gặp khó khăn nào khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực?

Tăng cường kiến thức thực tiễn trong bài học

Đổi mới phương pháp dạy học

Sự phối hợp của học sinh

Ý kiến khác

Nếu có ý kiến khác xin Thầy/Cô ghi rõ:

……… ……… ………

Câu 4: Thầy/Cô cho biết thái độ của HS khi tham gia vào phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn?

Câu 5: Những PPDH tích cực được thầy/cô sử dụng khi tổ chức dạy học nhằm phát triển NL GQVĐ TT cho học sinh?

Phát hiện và giải quyết VĐ Dạy học theo nhóm Dạy học góc Dạy học theo dự án

Câu 6: Thầy/Cô sử dụng biện pháp DH nào để rèn luyện NL GQVĐ TT cho học sinh?

Thiết kế bài học với logic hợp lý Sử dụng PPDH phù hợp

Sử dụng câu hỏi giúp HS phát hiện vấn đề Khen thưởng và động viên kịp thời

Tăng cường bài tập liên quan VĐ TT

Câu7. Kết quả đánh giá HS được rèn luyện về NLGQVĐ TT?

HS nhớ được kiến thức ngay tại lớp HS tự tìm hiểu và QGVĐ đã nêu

HS tự tìm hiểu vấn đề và cần sự hỗ trợ của GV để GQVĐ HS không dám nêu ý kiến khi phát hiện được vấn đề thực tiễn

PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho HS)

Để tìm hiểu thực trạng rèn luyện năng lực GQVĐ TT của HS thông qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3, các em vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau bằng cách đánh dấu (x) vào các ô lựa chọn. Những thông tin thu được từ phiếu này chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, không vì mục đích nào khác.

Câu 1: Mức độ hứng thú của các em với môn học Tự nhiên và Xã hội?

Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú

Câu 2: Thái độ của các em khi phát hiện các vấn đề khác với điều đã biết trong quá trình học tập môn Tự nhiên và Xã hội?

Rất thích, phải tìm hiểu đến cùng Thích, muốn tìm hiểu

Thấy lạ, không tìm hiểu Không quan tâm vấn đề lạ

Câu 3: Các em cảm thấy thế nào với phương pháp học tập GV đưa ra?

Rất thích Thích Bình thường Không thích

Câu 4: Các em có thường xuyên so sánh kiến thức trong môn Tự nhiên và Xã hội với các môn học khác và với hiện tượng, sự vật, sự việc trong cuộc sống?

Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Câu 5: Các em thường làm gì khi gặp vấn đề thực tiễn liên quan đến môn học Tự nhiên và Xã hội?

Tự suy nghĩ, nhớ lại và sử dụng các kiến thức đã học để tìm ra lời giải Rủ thêm bạn bè cùng nhau tìm hiểu vấn đề

Hỏi thầy cô giáo

Có thắc mắc nhưng thấy khó nên bỏ qua

PHỤ LỤC 2

Kế hoạch dạy học soạn theo phát triển năng lực học sinh CHỦ ĐỀ: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (2 TIẾT)

Tiết 1: Bài 19: Các thế hệ trong gia đình

Tiết 2: Bài 21: Thực hành phân tích vã vẽ mối quan hệ họ hàng

A. Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh có khả năng:

- Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ. - Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước. - Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, giành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.

- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

Bài học bước đầu góp phần hình thành ở học sinh:

* Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề (phân biệt được các thế hệ trong một gia đình nhiều thế hệ).

- Năng lực giao tiếp, hợp tác (giới thiệu được về các thành viên, các thế hệ trong gia đình mình với người xung quanh).

* Năng lực đặc thù: Năng lực tìm hiểu xã hội: tìm hiểu về mối quan hệ của các thành viên trong gia đình mình, các gia đình xung quanh.

* Phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm: quan tâm, chia sẻ, chăm sóc, yêu thương những người thân trong gia đình.

B. Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng

- Mỗi học sinh có 1 bức ảnh chụp cả gia đình và ảnh riêng từng thành viên trong gia đình.

- Giấy A4, A0, bút dạ, màu vẽ, băng dính, ...

- Các tình huống cho hoạt động đóng vai. Nhạc lời bài hát: “Cả nhà thương nhau”

C. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập: Tiết 1

1. Kết nối: (5 phút) Hát múa bài hát: “Cả nhà thương nhau”

* Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS

- Khám phá, hiểu biết thực tiễn của HS * Phương tiện: Nhạc bài hát, loa đài * Cách tiến hành:

- Cô giáo và HS đứng tại chỗ hát múa bài hát “cả nhà thương nhau” - Hỏi HS:

+ Bài hát trên nhắc tới những ai trong gia đình?

+ Mọi người trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau như thế nào?

- Giới thiệu bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các thế hệ trong gia đình.

Khám phá

Hoạt động 1. (15 phút) :Tìm hiểu về các thế hệ trong gia đình :

* Mục tiêu:

- Kể được tên các thành viên trong gia đình. Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác. * Phương tiện:

- Tranh, ảnh về gia đình của học sinh * Cách tiến hành:

- HS quan sát các bức ảnh gia đình mình và giới thiệu với bạn theo nhóm đôi: Gia đình mình có mấy người ? Tên các thành viên trong gia đình ? Ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?

- HS lên trình bày trước lớp (5 HS)

- Học sinh khác nhận xét phần trình bày của các bạn

- Ngoài 5 HS vừa trình bày, HS khác trong lớp đặt câu hỏi cho các bạn khác: + Gia đình bạn có mấy người? Gồm những ai?

+ Ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?

- GV khen những HS giới thiệu về gia đình hay, động viên và giúp đỡ những HS còn rụt rè chưa tự tin.

- GV kết luận: Mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống. Đó là các thế hệ trong một gia đình. Có gia đình có 2 thế hệ, có gia đình có 3 thế hệ hoặc 4 thế hệ cùng chung sống.

Thực hành

Hoạt động 2. (15 phút): làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình

* Mục tiêu:

- Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ, bốn thế hệ vào sơ đồ cho trước.

- Năng lực tìm hiểu xã hội: tìm hiểu về mối quan hệ của các thành viên trong gia đình mình, các gia đình xung quanh.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề. * Phương tiện:

- Tranh, ảnh về gia đình của học sinh

- Giấy A4 có vẽ sơ đồ các thế hệ trong gia đình, giấy A0, băng dính, .... * Cách tiến hành:

- Học sinh hoạt động nhóm bốn:

+ Từng HS vẽ tranh hoặc căt, dán ảnh các thành viên trong gia đình mình vào một sơ đồ cho trước trên giấy A4

+ HS dán sản phầm vào giấy A0 theo nhóm rồi từng HS giới thiệu về sơ đồ thế hệ gia đình mình với bạn trong nhóm.

+ Đại diện các nhóm lên giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình. - Các HS khác đặt câu hỏi cho bạn: Gia đình bạn A có mấy thế hệ ?

Gia đình bạn B có mấy thế hệ ?

+ Giáo viên kết luận về hoạt động của HS, khen những nhóm HS làm tốt, sửa cho những nhóm chưa hoàn thành.

Vận dụng/ Nhiệm vụ về nhà: Mỗi học sinh tự tìm hiểu những việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)