Đánh giá định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn (Trang 80 - 84)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Kết quả thực nghiệm

3.2.1. Đánh giá định lượng

3.2.1.1. Kết quả trước thực nghiệm

ở hai lớp 3C, 3D về kết quả sau khi học xong 4 tiết học bằng phương pháp cũ. Chúng tôi đã xây dựng một phiếu khảo sát kết quả với các tiêu chí liên quan đến bốn bài học: “Các thế hệ trong một gia đình”., “Thực hành phân tích và vẽ sơ đồ họ hàng” , “Phòng cháy khi ở nhà” và “Một số hoạt động ở trường (tt)” để xác định kết quả học sinh sau khi được học với phương pháp cũ.

Bảng 3. 3: Kết quả bài kiểm tra trước khi thực nghiệm ở bốn lớp 3A, 3B, 3C, 3D 3A, 3B, 3C, 3D

Lớp, trường Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

SL % SL % SL %

3A 7 20 22 62.9 6 17.1

3B 8 23.5 22 64.7 4 11.8

3C 8 21.6 24 64.9 5 13.5

3D 7 20 23 65.7 5 14.3

Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả bài khảo sát ở hai lớp 3A, 3B, 3C, 3D trước thực nghiệm

Kết quả bài kiểm tra cho thấy: kết quả học tập của cả bốn lớp không có sự chênh lệch nhiều. Kết quả của hoàn thành tốt của lớp 3A và 3D (20%) thấp hơn một chút so với lớp 3B, 3C. Kết quả chưa hoàn thành ở cả bốn lớp chiếm tỉ lệ khá lớn (lớp 3A - 17.1 %; lớp 3D - 14.3%). Nhìn chung, cả bốn lớp đều có sự tương đồng nhau về học lực.

3.2.1.2. Kết quả sau thực nghiệm

Ngay sau khi tiến hành xong mỗi giờ dạy theo phương pháp cũ ở lớp 3C và 3D và dạy thực nghiệm ở hai lớp 3A và 3B, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra nội dung kiến thức ngay tại lớp. Nội dung bài kiểm tra 15 phút là những kiến thức, năng lực cần đạt sau bài học, giống nhau ở cả bốn lớp.

Sau bốn tiết học: “Các thế hệ trong một gia đình” “Thực hành phân tích và vẽ sơ đồ họ hàng”, “Phòng cháy khi ở nhà” và “Một số hoạt động ở trường” được soạn theo phương pháp cũ ở lớp 3C và 3D và kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn ở lớp 3A và 3B, học sinh đã làm bài kiểm tra trong thời gian 30 phút. Chúng tôi phân ra hai nhóm lớp: Nhóm đối chứng gồm lớp 3C và 3D, số lượng học sinh là 72, nhóm lớp thực nghiệm gồm lớp 3A và 3B, tổng số lượng HS là 69, chất lượng bài kiểm tra được thông qua bảng sau:

Bảng 3.4: Kết quả bài kiểm tra sau khi thực nghiệm

Lớp, trường Hoàn thành tốt Hoàn thành

Chưa hoàn thành SL % SL % SL % Nhóm lớp ĐC (3A, 3B) 26 36.1 45 62.5 1 1.4 Nhóm lớp TN (3A, 3B) 39 56.5 30 43.5 0 0

Kết quả của bài thực nghiệm được biểu diễn bằng biểu đồ sau:

Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm

Kết quả thể hiện trong bảng (hình) trên cho thấy, sau quá trình áp dụng các biện pháp đã đề xuất ở chương 2, kết quả học sinh được học theo kế hoạch dạy học soạn theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn có sự thay đổi rõ nét và có sự chênh lệch hẳn với nhóm lớp đối chứng. Những bài đạt kết quả hoàn thành đã giảm xuống đáng kể. Số lượng bài đạt mức hoàn thành tốt tăng rõ rệt và không còn bài chưa hoàn thành. Còn ở nhóm lớp đối chứng, vẫn còn 1 em (1.4%) chưa hoàn thành. Cụ thể:

Ở nhóm lớp đối chứng, chúng tôi nhận thấy kết quả sau thực nghiệm số bài đạt mức hoàn thành tốt (36.1%). Còn 1 bài đạt kết quả chưa hoàn thành chiếm 1.4 %.

đến 56.5 %, tức là hơn nửa lớp đạt Hoàn thành tốt. Số bài đạt kết quả chưa hoàn thành không còn nữa.

Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy rằng, kết quả học tập của hai lớp 3A, 3B sau khi thực nghiệm cao vượt trội hơn so với lớp 3C, 3B được dạy với phương pháp cũ. Kết quả này chứng tỏ rằng: các phương pháp và hình thức tổ chức trong thực nghiệm đã có tác động đến kết quả vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh tiểu học và làm tăng kết quả, chất lượng học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)