Phần 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp
Đây là phương pháp được áp dụng nhằm thu thập các tài liệu, số liệu đã được công bố của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, chi cục thống kê …như điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội; tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố, công tác kê khai đăng ký đất đai; tình hình biến động bao gồm các loại hình biến động: tặng cho, chuyển nhượng, thừa kế, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất... tại Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Sơn La.
Thu thập số liệu về tình hình cập nhật, chỉnh lý biến động đối với các loại hồ sơ địa chính: bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai, sổ mục kê đất đai, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Sơn La.
Thu thập số liệu đối với các trường hợp không đủ điều kiện đăng ký biến động đất đai trên địa bàn thành phố Sơn La tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Sơn La.
2.5.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Phương pháp này được sử dụng trong việc điều tra người sử dụng đất. năm 2019 trung bình một xã, phường có1.087,8 trường hợp biến động (cả thành phố là 13.054trường hợp biến động). Nhóm các xã, phường có tỷ lệ đăng ký biến động dưới mức trung bình toàn thành phố gồm: Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Chiềng Xôm, Hua La, Chiềng Ngần, Chiềng An, Chiềng Cơi. Trong đó chọn phường Chiềng Cơi làm đại diện tiến hành điều tra (với 150 trường hợp đăng ký biến động do cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất). Nhóm các xã, phường có tỷ lệ đăng ký biến động trên mức trung bình toàn huyện gồm: Tô Hiệu, Chiềng Lề, Quyết Tâm, Quyết Thắng, Chiềng Sinh. Trong đó chọn phường Quyết Thắng làm đại diện điều tra (với 300 trường hợp đăng ký biến động do cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất).
2.5.3. Phương pháp nghiên cứuthực hiệnthu thập số liệu sơ cấp
Điều tra, thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi đối tượng liên quan bao gồm người sử dụng đất, công chức địa chính xã, viên chức Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai về tình hình đăng ký và quản lý biến động đất đai trên địa bàn thành phố Sơn La.
Số lượng phiếu điều tra đối với người sử dụng đất được thực hiện “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” của tác giả Vũ Cao Đàm, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội năm 1999. Theo đó số lượng phiếu điều tra được xác định bằng 10% lượng mẫu.
Đối với người sử dụng đất, tiến hành điều tra trên địa bàn phường Chiềng Cơi và phường Quyết Thắng với tổng số đăng ký biến động do cấp đổi, cấp lại năm 2019 là 450 trường hợp. Trong đó phường Chiềng Cơi có 150 trường hợp và Phường Quyết Thắng có 300trường hợp. Phiếu điều tra đối
với người sử dụng đất nhằm xác định quan điểm của người dân trong việc tự giác đăng ký biến động với cơ quan Nhà nước; hiểu biết về các trình tự, thủ tục đăng ký biến động; lý do vì sao họ không đăng ký với cơ quan quản lý và ý kiến của họ về thủ tục hành chính về đăng ký biến động đất đai hiện hành.
Đối với công chức địa chính, xây dựng xã, phường tiến hành điều tra 100% công chức của 12 xã, phường (12 công chức địa chính, 7 công chức xây
dựng) tương ứng với 19 phiếu nhằm tìm hiểu về việc tiếp nhận và quản lý biến động tại các địa phương. Nguồn thông tin họ biết về các trường hợp biến động là do đâu; việc chỉnh lý biến động diễn ra như thế nào, ưu tiên chỉnh lý những loại tài liệu nào, lý do vì sao không tiến hành chỉnh lý...
Đối với Viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố, điều tra 100% viên chức, lao động với 13 phiếu với các nội dung: việc tiếp nhận biến động, chỉnh lý biến động (có tiến hành chỉnh lý không, ưu tiên chỉnh lý những loại hình biến động nào, những loại tài liệu nào, nguyên nhân dẫn đến việc chưa chỉnh lý ngay, tỷ lệ chỉnh lý...); về việc gửi thông báo chỉnh lý về cấp xã, lý do không gửi thông báo; ý kiến của cán bộ về trình tự, thủ tục trong công tác quản lý biến động.
Kết quả xác định số lượng phiếu điều tra được thể hiện trong bảng 2.1:
Bảng 2.1. Xác định số lượng phiếu điều tra
TT Đối tượng điều tra Số lượng (người) Tỷ lệ điều tra (%) Số lượng Phiếu ĐT (phiếu) Mẫu phiếu ĐT 1 Người sử dụng đất 450 10 45 Mẫu 01
2 Địa chính, xây dựng 19 100 19 Mẫu 02
3 Cán bộ Chi nhánh
VPĐKĐĐ 13 100 13 Mẫu 03
Tổng 482 77
2.5.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu
Sau khi thu thập các số liệu, tài liệu về biến động đất đai trên địa bàn thành phố Sơn La, tiến hành thống kê, tổng hợp theo các loại hình biến động
của các xã, phường; tổng hợp các hồ sơ địa chính được chỉnh lý và không được chỉnh lý. Tiếp theo tính toán, xử lý số liệu trên cơ sở đánh giá được thực trạng biến động và quản lý biến động của thành phố Sơn La.
2.5.5. Phương pháp so sánh, phân tích
Phương pháp này được sử dụng trong việc so sánh, đối chiếu kết quả đăng ký biến động về đất đai; kết quả chỉnh lý hồ sơ địa chính giữa các địa phương để chỉ ra sự khác nhau về tình hình biến động và quản lý biến động giữa các xã, phường trong thành phố thông qua các chỉ tiêu phân tích. Từ đó đưa ra yêu cầu giải thích vì sao có sự khác biệt đó và biện pháp khắc phục.
2.5.6. Phương pháp đánh giá biến động
Hệ số biến động đối với từng loại hình biến động được xác định như sau:
Kbđ =
ĐKBĐ Số GCN đã cấp
Hệ số biến động được xây dựng cho từng đơn vị và cho cả địa bàn dựa trên số đăng ký biến động trên tổng số giấy chứng nhận đã cấp. Hệ số này phản ánh mức độ đăng ký biến động đất đai. Con số này càng lớn, mức độ người sử dụng đất đến đăng ký biến động tại cơ quan Nhà nước càng nhiều.