Phương pháp này được sử dụng trong việc điều tra người sử dụng đất. năm 2019 trung bình một xã, phường có1.087,8 trường hợp biến động (cả thành phố là 13.054trường hợp biến động). Nhóm các xã, phường có tỷ lệ đăng ký biến động dưới mức trung bình toàn thành phố gồm: Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Chiềng Xôm, Hua La, Chiềng Ngần, Chiềng An, Chiềng Cơi. Trong đó chọn phường Chiềng Cơi làm đại diện tiến hành điều tra (với 150 trường hợp đăng ký biến động do cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất). Nhóm các xã, phường có tỷ lệ đăng ký biến động trên mức trung bình toàn huyện gồm: Tô Hiệu, Chiềng Lề, Quyết Tâm, Quyết Thắng, Chiềng Sinh. Trong đó chọn phường Quyết Thắng làm đại diện điều tra (với 300 trường hợp đăng ký biến động do cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất).
2.5.3. Phương pháp nghiên cứuthực hiệnthu thập số liệu sơ cấp
Điều tra, thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi đối tượng liên quan bao gồm người sử dụng đất, công chức địa chính xã, viên chức Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai về tình hình đăng ký và quản lý biến động đất đai trên địa bàn thành phố Sơn La.
Số lượng phiếu điều tra đối với người sử dụng đất được thực hiện “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” của tác giả Vũ Cao Đàm, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội năm 1999. Theo đó số lượng phiếu điều tra được xác định bằng 10% lượng mẫu.
Đối với người sử dụng đất, tiến hành điều tra trên địa bàn phường Chiềng Cơi và phường Quyết Thắng với tổng số đăng ký biến động do cấp đổi, cấp lại năm 2019 là 450 trường hợp. Trong đó phường Chiềng Cơi có 150 trường hợp và Phường Quyết Thắng có 300trường hợp. Phiếu điều tra đối
với người sử dụng đất nhằm xác định quan điểm của người dân trong việc tự giác đăng ký biến động với cơ quan Nhà nước; hiểu biết về các trình tự, thủ tục đăng ký biến động; lý do vì sao họ không đăng ký với cơ quan quản lý và ý kiến của họ về thủ tục hành chính về đăng ký biến động đất đai hiện hành.
Đối với công chức địa chính, xây dựng xã, phường tiến hành điều tra 100% công chức của 12 xã, phường (12 công chức địa chính, 7 công chức xây
dựng) tương ứng với 19 phiếu nhằm tìm hiểu về việc tiếp nhận và quản lý biến động tại các địa phương. Nguồn thông tin họ biết về các trường hợp biến động là do đâu; việc chỉnh lý biến động diễn ra như thế nào, ưu tiên chỉnh lý những loại tài liệu nào, lý do vì sao không tiến hành chỉnh lý...
Đối với Viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố, điều tra 100% viên chức, lao động với 13 phiếu với các nội dung: việc tiếp nhận biến động, chỉnh lý biến động (có tiến hành chỉnh lý không, ưu tiên chỉnh lý những loại hình biến động nào, những loại tài liệu nào, nguyên nhân dẫn đến việc chưa chỉnh lý ngay, tỷ lệ chỉnh lý...); về việc gửi thông báo chỉnh lý về cấp xã, lý do không gửi thông báo; ý kiến của cán bộ về trình tự, thủ tục trong công tác quản lý biến động.
Kết quả xác định số lượng phiếu điều tra được thể hiện trong bảng 2.1:
Bảng 2.1. Xác định số lượng phiếu điều tra
TT Đối tượng điều tra Số lượng (người) Tỷ lệ điều tra (%) Số lượng Phiếu ĐT (phiếu) Mẫu phiếu ĐT 1 Người sử dụng đất 450 10 45 Mẫu 01
2 Địa chính, xây dựng 19 100 19 Mẫu 02
3 Cán bộ Chi nhánh
VPĐKĐĐ 13 100 13 Mẫu 03
Tổng 482 77
2.5.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu
Sau khi thu thập các số liệu, tài liệu về biến động đất đai trên địa bàn thành phố Sơn La, tiến hành thống kê, tổng hợp theo các loại hình biến động
của các xã, phường; tổng hợp các hồ sơ địa chính được chỉnh lý và không được chỉnh lý. Tiếp theo tính toán, xử lý số liệu trên cơ sở đánh giá được thực trạng biến động và quản lý biến động của thành phố Sơn La.
2.5.5. Phương pháp so sánh, phân tích
Phương pháp này được sử dụng trong việc so sánh, đối chiếu kết quả đăng ký biến động về đất đai; kết quả chỉnh lý hồ sơ địa chính giữa các địa phương để chỉ ra sự khác nhau về tình hình biến động và quản lý biến động giữa các xã, phường trong thành phố thông qua các chỉ tiêu phân tích. Từ đó đưa ra yêu cầu giải thích vì sao có sự khác biệt đó và biện pháp khắc phục.
2.5.6. Phương pháp đánh giá biến động
Hệ số biến động đối với từng loại hình biến động được xác định như sau:
Kbđ =
ĐKBĐ Số GCN đã cấp
Hệ số biến động được xây dựng cho từng đơn vị và cho cả địa bàn dựa trên số đăng ký biến động trên tổng số giấy chứng nhận đã cấp. Hệ số này phản ánh mức độ đăng ký biến động đất đai. Con số này càng lớn, mức độ người sử dụng đất đến đăng ký biến động tại cơ quan Nhà nước càng nhiều.
Phần 3..
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Sơn La là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh Sơn La có toạ độ địa lý: 21015' - 21031' vĩ độ bắc, 103045' - 104000' kinh độ đông. Vị trí địa lý của thành phố được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Mường La, - Phía Đông giáp huyện Mai Sơn, - Phía Tây giáp huyện Thuận Châu, - Phía Nam giáp huyện Mai Sơn.
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Sơn La
3.1.1.2. Địa hình địa mạo
Nằm trong vùng có quá trình kaster hoá mạnh, địa hình của thành phố chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo. Một số khu
vực tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng chỉnh trang đô thị, sản xuất nông nghiệp, tập trung ở trung tâm phường nội thành, các xã Chiềng Ngần, phường Chiềng Sinh và xã Chiềng Xôm. Độ cao trung bình từ 700 - 800 m so với mực nước biển.
Do đặc điểm kiến tạo địa chất với các đứt gãy điển hình, đã tạo cho thành phố nhiều dạng địa hình đặc trưng vùng núi, có địa thế hiểm trở, cát cứ, nhiều đỉnh núi cao xen kẽ các hẻm sâu, mức độ chia cắt sâu và mạnh. Diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, thế đất dốc dưới 250 chiếm tỷ lệ thấp. Với dạng địa hình như vậy cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng vật nuôi nhưng cũng gây nhiều khó khăn trong việc hình thành những vùng chuyên canh có lượng sản phẩm lớn cũng như việc đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất và canh tác.
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Thành phố Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất lục địa, chịu ảnh hưởng của địa hình. Có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh trùng với mùa khô, kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chiếm 25% lượng mưa trung bình trong năm, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc; mùa hè nóng trùng với mùa mưa, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 7, 8, 9. Các yếu tố cơ bản về khí hậu Sơn La như sau:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 2018đạt 230C, nhiệt độ cao nhất trong năm là 28,40C diễn ra vào tháng 5, nhiệt độ thấp nhất 15,50C vào tháng 1.
- Độ ẩm không khí: trung bình/năm 78,80%, cao nhất vào tháng 12 đạt 85%, thấp nhất vào tháng 5 với 69,0%.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân năm 2018 là 1.434,1mm/năm với 215 ngày mưa/năm. Lượng mưa phân bổ không đều, tập trung nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9 với lượng mưa chiếm 69% lượng mưa cả năm.
- Nắng: Tổng số ngày nắng trung bình năm là 2.115,7 giờ, tập trung chủ yếu vào các tháng 4, 5, 6 kèm theo gió nóng (gió Lào).
- Gió: Thịnh hành theo hai hướng là gió mùa Đông – Bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau và gió Tây – Nam xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9. Đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 5 còn chịu ảnh hưởng của gió nóng (gió Lào).
3.1.1.4. Thuỷ văn
Do địa hình phức tạp chia cắt mạnh tạo cho thành phố có một hệ thống suối, khe khá phong phú, song phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng thấp. Trên địa bàn thành phố có suối Nậm La, chiều dài 25 km, ngoài ra còn nhiều suối nhỏ nằm rải rác ở các xã Hua La, Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng Xôm. Lưu lượng dòng chảy biến động theo mùa, mực nước thường thấp hơn so với bề mặt canh tác gây nhiều khó khăn cho sản xuất. Dòng chảy của các suối này là nguồn cung cấp nước chủ yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Trong tổng diện tích tự nhiên 32.351,45 ha, theo kết quả tính toán trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của tỉnh Sơn La cho thấy trên địa bàn thành phố Sơn La có các loại đất chính:
-Đất vàng đỏ trên đá sét (Fs
x) diện tích khoảng 4.565,8 ha. -Đất vàng nhạt trên đá sét (Fq
x) diện tích khoảng 12.774,1 ha. -Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv
h) diện tích khoảng 5.197,9 ha. -Đất nâu đỏ trên đá mắc ma trung tính (Fk
x) diện tích khoảng 3.853,3 ha. -Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj) diện tích khoảng 1.726,0 ha.
-Đất feralit mùn đỏ vàng trên đá biến chất (FHj) diện tích 3.692,8 ha. -Đất feralit mùn trên núi (FHa) diện tích khoảng 682,36 ha.
Hầu hết các loại đất ở thành phố có độ dày tầng đất từ trung bình đến khá, có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá, độ chua trung bình, nghèo bazơ trao đổi, đất thiếu lân, kali và các chất dễ tiêu. Tuy nhiên là địa bàn thuộc khu vực
cao nguyên Sơn La - Nà Sản là nơi phân bố các loại đất có độ phì cao, tầng đất dầy mang lại ưu thế để canh tác một loại cây có giá trị kinh tế mang lại hiệu quả năng suất cao.
b. Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của thành phố là 9.882,60 ha, chiếm 30,55% diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích rừng sản xuất là 2.169,02 ha, diện tích rừng phòng hộ là 7.672,81 ha, diện tích rừng đặc dụng là 40,77 ha. Trước đây, trên địa bàn thành phố, diện tích đất rừng còn nhiều, rừng có thảm thực vật phong phú với nhiều loài thực vật quý, hiếm như Đinh, Sến, Lát Hoa, ... trong vùng cũng có nhiều loài động vật là các loài thú, chim, bò sát, ... có giá trị đặc trưng vùng. Tuy nhiên những năm trở lại đây quá trình khai thác không hợp lý, diện tích đất rừng bị suy giảm mạnh, nhiều loại gỗ quý hiếm, thảo dược và động vật đã biến mất; mật độ che phủ rừng không cao, thảm thực vật tự nhiên còn lại thưa thớt. Để tăng độ che phủ rừng cũng như tăng cường môi trường, vấn đề trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, bảo vệ rừng thời gian qua đã được các cấp chính quyền quan tâm, triển khai thực hiện nhiều diện tích rừng đã và đang được các tổ chức, cá nhân khoanh nuôi bảo vệ, phát triển.
c. Tài nguyên khoáng sản
Thành phố có địa hình đồi núi bị chia cắt bởi các khe suối, cấu trúc địa chất phức tạp, khoáng sản ở đây đã được điều tra nghiên cứu trên nhiều vùng với các mức độ khác nhau nhưng chưa đầy đủ. Trong những năm tới cần có các nghiên cứu, thăm dò cụ thể hơn về nguồn tài nguyên này để có kế hoạch đầu tư và khai thác hiệu quả. Hiện tại trên địa bàn thành phố có một số mỏ như: Vàng gốc bản Cằm xã Hua La; sét xi măng ở phường Chiềng Sinh, trữ lượng 110.000 ngàn tấn; sét gạch ngói Bản Dửn, xã Chiềng Ngần; đá vôi xi măng Chiềng Sinh; đá vôi bản Hôm, xã Chiềng Cọ.
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kinh tế thành phố tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất năm 2019 đạt 8.588,5 tỷ đồng, bằng 12,18% so với năm 2018, trong đó: khu vực nông, lâm, thủy sản (giá so sánh) đạt 852,5 tỷ đồng, tăng 6,83%; công nghiệp - xây dựng
(giá so sánh) đạt 3.932 tỷ đồng, tăng 12,76%; khu vực dịch vụ (giá so sánh)
đạt 3.804 tỷ đồng tăng 12,84%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng, trong đó ngành dịch vụ (giá hiện hành) đạt 5.911 tỷ đồng, chiếm
47,51%; ngành công nghiệp, xây dựng (giá hiện hành) đạt 5.369 tỷ đồng,
chiếm 43,16%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá hiện hành) đạt 1.161 tỷ đồng, chiếm 9,33% (UBND thành phố Sơn La, 2019).
3.1.3. Dân số, lao động, việc làm, giảm nghèo và an sinh xã hội
3.1.3.1. Dân số
Tính đến ngày 31/12/2019, dân số thành phố Sơn La có 106.052 người với mật độ dân số 328 người/km2.
Sự gia tăng dân số của thành phố đã tạo ra áp lực lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố, nhất là vấn đề về giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống nhân dân, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, công tác giáo dục, đảm bảo an ninh trật tự xã hội... gặp rất nhiều khó khăn.
3.1.3.2. Lao động, việc làm
Quan tâm thực hiện công tác đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật cho lao động trên địa bàn. Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019 trên địa bàn thành phố, Kế hoạch Chương trình việc làm thành phố Sơn La năm 2019 (đảm bảo việc làm
ổn định cho trên 61.000 lao động và tạo việc làm mới cho 3.690 lao động từ các chương trình). Quyết định mở 10 lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho 350 lao động nông thôn năm 2019 trên địa bàn xã Chiềng Ngần với tổng kinh phí 1.743 triệu đồng.
3.1.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
3.1.4.1. Giao thông
Thành phố Sơn La là giao điểm của 3 tuyến đường quan trọng sau: Quốc lộ 6, Quốc lộ 4G và Tỉnh lộ 106. Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 320 km về phía Tây Bắc, cách Thành phố Điện Biên khoảng 180 km về hướng Đông theo Quốc lộ 6.
- Quốc lộ 6 – đường đối ngoại là tuyến giao thông đường bộ quan trọng nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội. Đoạn qua nội thị thành phố Sơn La dài khoảng 15,60 km, mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt. Đoạn trong nội thị rộng từ 21 đến 40m. Đoạn ngoại thị là đường 2 làn xe. Tuyến tránh quốc lộ 6 đoạn Chiềng Mung - Chiềng Cọ hiện đã có dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt.
- Quốc lộ 4G đi huyện Sông Mã chủ yếu là đường đã được nâng cấp, chất lượng tương đối tốt.
- Tỉnh lộ 106 đi Mường La với bề rộng mặt đường là 7,50m, nền đường 9,0m, chất lượng tương đối tốt.
- Tỉnh lộ 117: Là đường từ trung tâm Thành phố đi trung tâm xã Hua La đến Mường Chanh, hiện đã đảm bảo 2 làn xe.
- Tỉnh lộ 118: Tuyến đường Chiềng Ngần - Hát Lót hiện đang được thi công phần nền với chiều rộng cơ bản 16,50m. Tuyến đường Huổi Hin - Chiềng Ngần - Chiềng Sinh hiện đã gần hoàn thành thi công với chiều rộng cơ bản 33m.
- Đường nội thị: Giao thông nội thị thành phố hiện đã có mạng đường ổn định, chất lượng mặt đường tương đối tốt trong khu vực nội thị. Đường phố chính khu vực trở lên là 59,30 km. Các tuyến đường thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp. Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố luôn đảm bảo thông suốt, phục vụ tốt nhu cầu phát triển dân