Chỉ tiêu Số hộ Thỏa thuận bằng miệng(% số hộ) 1.Thức ăn chăn nuôi
Hộ Dân 100 20,0 Đại lý 42 33,3 2.Lợn giống Hộ Dân 15 66,7 Thương lái 6 0,0 3.Dịch vụ thú y Thú y xã 37 0,0 Thú y tư nhân 24 0,0 4.Tiêu thụ sản phẩm Thương lái 15 33,3 Giết mổ 21 47,6 Lò mổ 8 62,5
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2015)
4.2.6. Đánh giá quá trình áp dụng tiêu chuẩn VietGAHP vào trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ của các hộ
4.2.5.1 . Những mặt đặt được và chưa đặt được
Đềđánh giá mức độ và khảnăng thực hiện cũng như tìm ra lý do, các vấn đềcòn vướng mắc trong quá trình thực hiện các tiêu chí VietGAHP đề tài tiến hành thảo luận nhóm với thành phần tham gia là đại diện của 20 hộchăn nuôi VietGAHP trên địa bàn. Kết quảđánh
giá về mức độ cần thiết, sự hiểu biết và khảnăng thực hiện của các chỉ tiêu trong từng nhóm tiêu cho thấy do nhiều lý do khách quan và chủ quan trong quá trình áp dụng quy trình
VietGAHP vào chăn nuôi lợn của các hộ còn nhiều tiêu chí khó đạt theo quy định.
Những mặt đã đặt được:
Qua quá trình khảo sát thực tếtrên địa bàn nhận thấy đa phần các hộđã tuân thủ các yêu cầu của quy trình thực hành chăn nuôi tốt trong nông hộ. Trên địa bàn các hộđã và đang tiếp thu chú trọng các biện pháp chăn nuôi an toàn, thực hiện xây dựng và nâng cấp sữa chữa chuồng trại, làm tốt quy trình vệsinh trong chăn nuôi, quản lý phòng và điều trị bệnh. Gần 50% số hộđã tiến hành ghi sổ tay vietGAHP.
Page 59 of 110
Chăn nuôi theo tiêu chuẩn trên địa bàn bước đầu đã góp phần cải thiện môi trường trong
chăn nuôi, giảm tỷ lệ số lợn bị bệnh. Kết quả quá trình phân tích lấy mẫu thịt lợn của các hộ
không thấy hai chất bị cấm trong chăn nuôi là Clenbuterol, salbutamol.
Những lỗi vi phạm
- Tiêu chí vềđịa điểm, chuồng trại: chăn nuôi trong khu dân cư, chuồng trại thiết kếchưa đảm bảo, nuôi chung nhiều vật nuôi
- Tiêu chí quản lý con giống và nguồn gốc thức ăn chưa đảm bảo
- Tiêm phòng chưa thực hiện định kỳ và không tiến hành ghi chép theo dõi - Nguồn nước chưa được kiểm nghiệm
- Bảo quản thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y chưa đúng quy định
- Quá trình ghi chép và lưu trữ sổtay VietGAHP chưa đảm bảo trong việc truy tìm nguồn gốc, truy hồi sản phẩm.
4.2.5.2. Tính bền vững trong việc phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP
Tính bền vững trong sản xuất
Diễn Châu cũng như nhiều địa phương khác các hộ nông dân biết đến và tham gia vào
mô hình chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP từ dự án cạnh tranh nông nghiệp (dự
án LIFSAP) do Ngân hàng Thế giới tài trợ- dựán chăn nuôi và tăng cường an toàn thực phẩm,
đang thực hiện tại Việt Nam. Thực tế trên cảnước có nhiều dựán đã được triển khai và đặt
được nhiều thành công tích cực song khi dự án kết thúc thì mô hình bị lãng quên, câu hỏi đặt
ra là mô hình chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP sẽnhư thế nào khi dự án kết thúc?
Tương lai của mô hình phụ thuộc vào mục đích mà các hộ tham gia.
Theo ý kiến chung của 42 hộđang chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAHP thể hiện
ở bảng 4.20 cho thấy thời gian đầu khi dự án mới được triển khai hầu hết các hộ tham gia mô hình là vì một phần được hỗ trợ tiền để xây dựng hầm biogas và một số dụng cụchăn nuôi,
một sốlà do được lựa chọn, thấy hộkhác làm nên làm theo. Nhưng hiện nay, sau gần 3 năm
thực hiện mô hình chăn nuôi đã cho các hộ dân thấy được nhiều lợi ích rõ rệt vềmôi trường, hiệu quả kinh tế và sức khỏe con người nên lý do các hộ áp dụng VietGAHP vào chăn nuôi
lợn thịt là vì các lợi ích mà hộ nhận thấy được. Trên 80% số hộ đang áp dụng tiêu chuẩn
VietGAHP vào chăn nuôi vì nhận thấy được các lợi ích thiết thực do mô hình mang lại, trên 90% số hộ chăn nuôi cho rằng so với chăn nuôi thông thường chăn nuôi theo tiêu chuẩn
VietGAHP môi trường tốt hơn, mùi hôi thối giảm do vậy dịch bệnh giảm, lợn tăng trọng
Page 60 of 110
tốt giảm được ô nhiễm không khí do vậy người chăn nuôi cảm thấy giảm được các loại bệnh
như ho, viêm đường hô hấp so với trước đây (ý kiến của gần 72% số hộchăn nuôi VietGAHP).
Bảng 4.20. Lý do áp dụng VietGahp của các hộchăn nuôi
ĐVT: % số hộ
Diễn Thọ Diễn Trung Chung 1. Nhận thức được lợi ích của VietGahp 66,7 95,8 83,3 Sức khỏe người chăn nuôi 61,1 79,2 71,4 Chất lượng thịt 88,9 83,3 85,7 Môi trường 83,3 95,8 90,5 Hiệu quả kinh tế 83,3 95,8 90,5
2. Được hỗ trợ 77,8 33,3 52,4
3. Được lựa chọn 38,9 16,7 26,2
4. Làm theo phong trào 5,6 8,3 7,1
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2015)
Để hiểu rõ hơn về thực trạng chăn nuôi trên địa bàn, đề tài tiến hành thảo luận với 20 hộnông dân chăn nuôi lợn tham gia. Kết quả cuộc thảo luận nhóm cho thấy so với các loại
chăn nuôi khác, chăn nuôi lợn vẫn là loại hình chăn nuôi mang lại thu nhập cao hơn so với vật nuôi khác. Chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAHP các hộ nhận thấy được năm lợi ích
cơ bản đó là :
1, Tập huấn tăng kiến thức; 2, Giảm thời gian chăn nuôi;
3, Giảm rủi ro dịch bệnh;
4, Môi trường tốt hơn;
5. Tựtin hơn, mạnh dạn hơn.
Các hộ khẳng định mặc dù mô hình chăn nuôi VietGAHP còn nhiều thủ tục và khó
khăn nhưng do nhận thấy được nhiều lợi ích thiết thực của mô hình chăn nuôi nên nếu không
được hỗ trợ các hộ vẫn tiếp tục thực hiện. Thấy được những lợi ích của chăn nuôi VietGAHP
mang lại trên 30% số hộchăn nuôi thường có mong muốn trong thời gian tới được tham gia áp dụng tiêu chuẩn VietGAHP trong chăn nuôi, gần 70% số hộ còn lại do đang lo ngại về
Page 61 of 110
dụng VietGAHP vào trong chăn nuôi của hộ. Thị trường bất ổn, sự có hạn trong nguồn lực của hộđã dẫn đến sựthay đổi trong quy mô chăn nuôi của các hộ trong thời gian tới. (chi tiết xem bảng 4.21).
Bảng 4.21. Phương hướng chăn nuôi của các hộđiều tra
ĐVT: % số hộ Nội dung VietGAHP (n=42) CN thường (n=40)
1.Phương hướng CN - VietGAHP 100,00 32,50 - CN thường 0,00 17,50 - Không biết 0,00 50,00
2.Quy mô CN - Tăng 45,24 27,50
- Giảm 7,14 5,00
- Không đổi 33,33 45,00 - Không biết 14,29 22,50 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2015) Tính bền vững về thị trường
Người Việt thích ăn thịt lợn, bằng chứng là 73,3% cơ cấu tiêu thụ thịt của người Việt là thịt lợn (Khởi Ninh, 2015). Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sựgia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam, dựbáo đến năm 2019,
tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại việt nam vượt mốc 4 triệu tấn. Thịt lợn là loại thịt chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt và chiếm 65% sản lượng tiêu thụ.
Kết quả điều tra cho thấy trên 70% số hộ e ngại mua thịt lợn ngoài thị trường vì sợ
trong thịt lợn có tồn dư chất hóa học, 38/82 hộchăn nuôi e ngại mua phải thịt lợn bệnh. Kết quả phỏng vấn sâu 11 thương lái, giết mổ và bán lẻ trên địa bàn cho thấy thịt được nuôi từ
các hộ VietGAHP có chất lượng ngon hơn, dễ bán hơn. Qua đây chúng ta có thể khẳng định một lần nữa là nhu cầu tìm mua thịt lợn sạch, an toàn chất lượng trở nên cấp thiết hơn bao giờ
hết trong bối cảnh thực phẩm mất vệ sinh, thực phẩm có chứa các hóa chất có hại đang tràn
Page 62 of 110 4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNKHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN
THEO TIÊU CHUẨNVIETGAHP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU
Qua quá trình phân tích nói trên chúng ta có thểnói chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn thực
hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) đã và đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực về kỹ thuật sản xuất, môi trường, xã hội và sức khỏe con người. Phát triển chăn nuôi theo tiêu chuẩn
VietGAHP là con đường tất yếu phải thực hiện để đảm bảo ngành chăn nuôi lợn phát triển bền vững. Song thực tế kinh nghiệm từ nhiều địa phương cho thấy mô hình chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAHP đã thất bại tại nhiều địa phương, ngay tại huyện Diễn Châu số hộ
áp dụng tiêu chuẩn VietGAHP vào chăn nuôi phát triển chậm. Vậy yếu tốnào đã và đang ảnh
hưởng đến khảnăng phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP trên địa bàn?
4.3.1. Yếu tố thị trường
Không quá nếu nói thị trường là yếu tố quyết định sự sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sản xuất. Trong nền kinh tế hàng hóa, mục đích của các nhà sản xuất là sản xuất ra hàng hóa ra đểbán, để thỏa mãn nhu cầu của người khác. Các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách đơn lẻ mà hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải gắn với thị trường. Hoạt động chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP của các hộcũng không
nằm ngoài quy luật này.