Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT THEO TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAHP) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 29 - 30)

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP

Từcác quan điểm vềtăng trưởng, phát triển, đặc điểm kinh tế kỹ thuật chăn

nuôi lợn thịt, nội dung tiêu chuẩn của thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAHP chúng ta hiểu phát triển chăn nuôi là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt của quá trình sản xuất trong một thời kì nhất định. Là quá trình tăng cường các nguồn lực, các yếu tố sản xuất của hộtrong chăn nuôi lợn thịt cả về số lượng lẫn chất lượng, chuyển đổi cơ cấu kinh tếđồng thời là quá trình giải quyết hài hòa các mối quan hệ kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển

chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP phải đặt trong sự phát triển bền vững. Trong nền kinh tế với nhiếu biến đổi và thách thức trước thềm hội nhập như hiện

nay đề tài nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAHP với các nội dung như sau :

Thứ nhất: Phát triển theo chiều rộng thể hiện ở việc quy mô sản xuất (đất

đai, vốn, lao động, tổng sốđầu con lợn thịt xuất chuồng, khối lượng thịt hơi xuất chuồng, ...) được tăng lên không ngừng theo thời gian, số hộ áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) vào chăn nuôi lợn thịt và địa bàn áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt vào chăn nuôi lợn thịt càng được mở rộng.

Thứ hai: Phát triển theo chiều sâu bao gồm nội dung như sau :

Phát triển theo chiều sâu hay nói cách khác chính là chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kể cả về kinh tế, xã hội, môi trường của các hộchăn nuôi lợn thịt được nâng lên theo thời gian. Phát triển theo chiều sâu còn thể hiện sựthay đổi chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi, chất lượng các nguồn lực trong sản xuất, sựtăng lên

về mức độ áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới vào chăn nuôi….

Phát triển theo chiều sâu còn được thể hiện thông qua việc thay đổi hình thức tổ chức sản xuất: Thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất có thể từ chuyển từ mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ thành các trang trại có quy mô lớn hơn, sản lượng

hàng hóa cao hơn. Thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất cũng liên quan tới việc hình thành/ mất đi của các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thông

tác nhân trong ngành hàng/chuỗi giá trị nhằm đảm bảo ổn định đầu vào/đầu ra trong sản xuất. Các hình thức liên kết này khá đa dạng, từ các thỏa thuận miệng, tới các hợp đồng chính thức, hoặc thậm chí sáp nhập thành các đơn vị lớn hơn.

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể theo chiều nganh, dọc hoặc kết hợp. Xu hướng hiện nay trong sản xuất nông nghiệp là tăng cường liên kết nhằm

tăng tính ổn định, sản lượng, chất lượng cho sản phẩm hàng hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu của thịtrường. Về hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất thì tùy với điều kiện cụ thể của địa phương và loại sản phẩm mà hình thức tổ chức sản xuất phù hợp

đặc thù, và xét trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT THEO TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAHP) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)