Chỉ số diệp lục (SPAD) của các dòng, giống lạc

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và tuyển chọn tổ hợp lúa lai triển vọng (Trang 62 - 63)

Dòng, giống TK bắt đầu ra hoa TK ra hoa rộ TK quả chắc

L27 (Đ/C) 42,3 43,3 39,7 Sen Nghệ An 41,0 41,4 39,9 Eo Nghệ An 42,2 43,6 39,4 D20 42,8 43,2 40,7 Đỏ Sơn La 42,3 42,5 39,1 D22 41,2 41,9 39,8 Đỏ Bắc Giang 40,8 41,1 39,8 L12 41,6 42,2 39,8 D18 43,6 45,6 42,4 L14 40,1 42,2 39,3 CV% 3,7 3,5 3,6 LSD0,05 2,7 1,5 1,1

Qua bảng 4.6 cho thấy: qua 3 thời kỳ sinh trưởng thì chỉ số diệp lục của các dòng, giống tham gia thí nghiệm có sự thay đổi rõ rệt.

Ở thời kỳ bắt đầu ra hoa, chỉ số diệp lục của các dòng, giống biến động trong phạm vi 40,1 – 43,6. Trong đó, đạt cao nhất là dòng D18 (43,6), thấp nhất là giống Sen Nghệ An (40,1), giống đối chứng L27 có chỉ số diệp lục là 42,3 chỉ thấp hơn so với dòng D20 và D18.

Thời kỳ ra hoa rộ, chỉ số diệp lục trong lá cũng tăng nhẹ, dao động trong khoảng 41,1 – 45,6. Trong đó, đạt cao nhất là dòng D18 (45,6), đạt thấp nhất là giống Đỏ Bắc Giang (41,1). Dòng D18 có sự chênh lệch sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng L27 với độ tin cậy 95%.

Ở thời kỳ quả chắc khả năng quang hợp giảm kéo theo chỉ số diệp lục giảm xuống, thấp hơn hai thời kỳ đầu và dao động trong khoảng 39,1 – 42,4. Trong đó, cao nhất là dòng D18 (42,4), thấp nhất là giống Đỏ Sơn La (39,1). Giống đối chứng L27 có chỉ số diệp lục là 39,7.

Như vậy, chỉ số diệp lục của các dòng, giống tăng dần từ thời kỳ bắt đầu ra hoa, đạt cao nhất vào thời kỳ ra hoa rộ và bắt đầu giảm dần khi cây bước vào thời kỳ quả chắc.

4.1.2.3. Khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống lạc

Khả năng tích lũy chất khô là lượng chất khô mà cây trồng tích lũy trong suốt chu kỳ sống của cây, phản ánh khả năng vận chuyển, tích lũy vật chất trong cây, đánh giá sự tăng trưởng của cây. Khối lượng chất khô tích lũy càng nhiều, khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng vào các bộ phận của cây càng tăng. Cây lạc trải qua các thời kỳ sinh trưởng khác nhau nên khả năng tích luỹ chất khô cũng rất khác nhau. Thời kỳ phát triển thân lá tích luỹ vật chất khô không cao, do lượng chất mà cây tạo ra chủ yếu phục vụ cho việc đi xây dựng cơ thể. Thời kỳ hình thành cơ quan sinh trưởng sinh thực thì quá trình tích luỹ vật chất mới thực sự tăng nhanh làm tăng khối lượng chất khô trong cây, đặc biệt là trong các cơ quan kinh tế. Khả năng tích lũy vật chất khô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật canh tác. Các giống có khả năng sinh trưởng tốt, khả năng tích lũy chất khô cao sẽ là cơ sở cho việc hình thành năng suất sau này.

Kết quả theo dõi khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống lạc tham gia thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.7. Qua bảng 4.7 cho thấy: Khả năng tích lũy chất khô của lạc tăng dần qua ba thời kì: Thời kì bắt đầu ra hoa, thời kì ra hoa rộ, thời kì quả chắc. Trong đó thời kì quả chắc có lượng tích lũy chất khô lớn nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và tuyển chọn tổ hợp lúa lai triển vọng (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)