Số lượng và khối lượng nốt sần của các dòng, giống lạc

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và tuyển chọn tổ hợp lúa lai triển vọng (Trang 66 - 68)

Dòng, giống

Thời kì bắt đầu ra

hoa Thời kì hoa nở rộ Thời kì quả chắc SL nốt sần hữu hiệu (nốt) KL nốt sần (g/cây) SL nốt sần hữu hiệu (nốt) KL nốt sần (g/cây) SL nốt sần hữu hiệu (nốt) KL nốt sần (g/cây) L27 (Đ/C) 39,5 0,13 78,1 0,27 97,4 0,64 Sen Nghệ An 45,8 0,14 76,1 0,26 100,6 0,68 Eo Nghệ An 48,7 0,16 76,7 0,28 106,1 0,74 D20 55,4 0,17 81,7 0,31 114,0 0,81 Đỏ Sơn La 47,0 0,14 78,4 0,27 100,5 0,63 D22 45,9 0,12 77,6 0,26 100,6 0,72 Đỏ Bắc Giang 49,5 0,15 78,6 0,25 87,5 0,57 L12 41,8 0,12 76,5 0,26 101,3 0,78 D18 56,8 0,18 84,3 0,33 120,1 0,85 L14 48,4 0,15 76,2 0,27 105,5 0,74 CV% 7,3 7,9 4,2 6,8 6,7 5,6 LSD0,05 3,9 0,02 3,6 0,03 8,9 0,06

Sự hình thành nốt sần cũng là một trong các yếu tố quyết định đến năng suất của lạc vì nốt sần là nguồn cung cấp phần lớn nhu cầu đạm của cây đặc biệt là vào giai đoạn ra hoa rộ và quả chắc. Số lượng nốt sần hữu hiệu nhiều, khối lượng lớn thì khả năng cố định đạm càng cao, là tiền đề cho năng suất của lạc sau này. Theo dõi khả năng hình thành nốt sần của các dòng, giống tham gia thí nghiệm qua các thời kì thu được kết quả ở bảng 4.9.

Qua bảng 4.9 cho thấy: Số lượng và khối lượng nốt sần của các dòng, giống tham gia thí nghiệm tăng dần qua các thời kỳ.

Thời kỳ bắt đầu ra hoa, số lượng nốt sần dao động trong khoảng 39,5 – 56,8 nốt/cây.Trong đó, đạt cao nhất là dòng D18 (56,8 nốt /cây), thấp nhất là giống đối chứng L27 (39,5 nốt/cây). Khối lượng nốt sần/cây thời kỳ này cũng dao động trong khoảng 0,12 – 0,18 g/cây. Trong đó, cao nhất là dòng D18 (0,18 g/cây) và thấp nhất là giống L12 và D22 đạt 0,12 (g/cây). Giống đối chứng L27 có khối lượng nốt sần ở thời kỳ này đạt 0,13 g/cây cao hơn với khối lượng nốt sần của giống D22 và L12.

Số lượng nốt sần tăng lên rõ rệt khi cây bước vào thời kỳ hoa rộ dao động trong khoảng 76,1 – 84,3 nốt/cây. Đạt cao nhất là giống D18 (84,3 nốt/cây), thấp nhất là giống Sen Nghệ An (76,1 nốt/cây). Sự tăng lên về số lượng nốt sần cũng kéo theo sự tăng lên của khối lượng nốt sần. Khối lượng nốt sần cũng tăng lên nhiều, dao động trong khoảng 0,25 – 0,33 g/cây. Trong đó, giống có khối lượng nốt sần cao nhất là dòng D18 (0,33 g/cây) và thấp nhất là giống Đỏ Bắc Giang (0,25 g/cây).

Thời kì quả chắc, số lượng và khối lượng nốt sần tăng mạnh. Số lượng nốt sần của các dòng, giống dao động trong khoảng 87,5 – 120,1 nốt/cây. Trong đó, giống có số lượng nốt sần đạt mức cao nhất là dòng D18 (0,33 nốt/cây), thấp nhất là giống Đỏ Bắc Giang (87,5 nốt/cây). Giống đối chứng L27 có số lượng nốt sần thời kỳ này là 97,4 nốt/cây cao hơn so với giống Đỏ Bắc Giang và thấp so với các dòng, giống còn lại. Khối lượng nốt sần dao động trong khoảng 0,57 - 0,85 g/cây. Trong đó, cao nhất là dòng D18 (0,85 g/cây), thấp nhất là giống Đỏ Bắc Giang (0,57 g/cây). Giống đối chứng L27 có khối lượng nốt sần thời kỳ này là 0,64 g/cây thấp hơn so với dòng, giống: Sen Nghệ An, Eo Nghệ An, D20, D22, L12, D18, L14 và cao hơn so với tất cả các dòng, giống còn lại.

Như vậy, khả năng hình thành nốt sần của các dòng, giống tham gia thí nghiệm đều có sự khác nhau ở từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây. Số lượng và khối lượng nốt sần tăng mạnh vào thời kì ra hoa rộ và thời kì quả chắc. Đây là hai thời kì có liên quan trực tiếp đến năng suất và chất lượng hạt sau này.

4.1.2.6. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng, giống lạc

Sâu bệnh hại là 1 trong những nguyên nhân làm giảm năng suất cây trồng. Trong những năm gần đây điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lạc nói riêng, đặc biệt là vấn đề sâu bệnh phát sinh và gây hại rất lớn đã làm hạn chế năng suất, chất lượng lạc,

hiệu quả kinh tế cũng như làm tăng chi phí trong quá trình sản xuất. Lạc là loại cây trồng mà trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển bị nhiều loại sâu bệnh hại khác nhau phá hại. Sâu bệnh phá hại ngay từ lúc cây mới mọc đến khi thu hoạch. Theo Nguyễn Xuân Hồng & cs. (1991), bệnh gỉ sắt và đốm lá chủ yếu gây hại làm rụng lá lạc ở thời kỳ bắt đầu hình thành quả, hạt nên bệnh có thể làm giảm năng suất đến 50%.

Trong phòng trừ sâu hại, ngoài việc sử dụng biện pháp hóa học bằng cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì cần kết hợp các biện pháp phòng trừ tổng hợp khác mang tính lâu dài như biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh... để vừa làm giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra, vừa đảm bảo an toàn cho người sản xuất cũng như môi trường. Kết quả theo dõi mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các dòng, giống lạc tham gia thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.10.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và tuyển chọn tổ hợp lúa lai triển vọng (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)