Động thái ra lá trên thân chính của một số dòng, giống lạc

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và tuyển chọn tổ hợp lúa lai triển vọng (Trang 58 - 60)

Tên dòng, giống Động thái ra lá (lá/cây)

TK bắt đầu ra hoa TK ra hoa rộ TK quả chắc

L27 (Đ/C) 14,6 28,6 45,4 Sen Nghệ An 14,6 25,5 37,6 Eo Nghệ An 14,0 24,9 43,8 D20 15,8 27,4 45,6 Đỏ Sơn La 14,6 26,2 44,0 D22 14,6 25,6 44,0 Đỏ Bắc Giang 14,2 25,8 44,4 L12 14,3 25,9 45,2 D18 17,7 32,1 46,7 L14 14,1 25,2 43,4 CV% 6,6 8,6 7,7 LSD0,05 1,7 1,8 1,9

Trong từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau, mỗi giống có số lá nhất định, động thái ra lá của các giống cũng khác nhau.Theo dõi đặc điểm phát triển bộ lá

của các dòng, giống tham gia thí nghiệm qua 3 thời kỳ: bắt đầu ra hoa, thời kỳ hoa rộ và thời kỳ quả chắc kết quả thu được trình bày tại bảng 4.4.

Qua số liệu bảng 4.4 cho thấy: Ở các thời kỳ theo dõi khác nhau số lá giữa các dòng, giống cũng có sự khác biệt.

Thời kỳ bắt đầu ra hoa, số lá trên thân chính biến động trong phạm vi 14,0 – 17,7 lá/thân chính. Trong đó, dòng D18 đạt số lá trên thân chính cao nhất (17,7 lá/thân chính), giống Eo Nghệ An đạt số lá thấp nhất (14,0 lá/thân chính). Giống đối chứng L27 có số lá đạt 14,6 lá/thân chính.

Cùng với sự phát triển của thân chính, số lá trên thân chính ở thời kỳ hoa rộ cũng tăng lên nhanh chóng và dao động từ 24,9 – 32,1 lá/thân chính. Dòng D18 có số lá trên thân chính cao nhất (32,1 lá/thân chính), thấp nhất là giống Eo Nghệ An (24,9 lá/thân chính). Giống đối chứng L27 có số lá trên thân chính đạt 28,6 lá/thân chính cao hơn so với số lá của các dòng, giống trừ dòng D18.

Ở thời kỳ quả chắc này, số lá trên thân chính của các giống vẫn tiếp tục tăng lên biến động trong phạm vi 37,6 – 46,7 lá/thân chính. Trong đó, dòng D18 đạt số lá trên thân chính cao nhất (46,7 lá/thân chính) tiếp đến là giống D20 có số lá đạt 45,6 lá/thân chính. Giống Sen Nghệ An có số lá trên thân chính thấp nhất chỉ đạt (37,6 lá/thân chính). Giống đối chứng L27 có số lá đạt 45,4 lá/cây thấp hơn so với dòng D20, D18 nhưng cao hơn so với các dòng, giống còn lại.

4.1.2. Một số chỉ tiêu về sinh lý của một số dòng, giống lạc

4.1.2.1. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của một số dòng, giống lạc

Diện tích lá và chỉ số diện tích lá là hai yếu tố liên quan chặt chẽ đến hoạt động quang hợp của cây. Hoạt động quang hợp quyết định tới 90 – 95% năng suất cây trồng vì thế hoạt động quang hợp được coi là quá trình sinh lý quan trọng nhất trong mọi hoạt động sống của cây. Diện tích lá tăng dần từ khi mọc tới thời kỳ hình thành quả, tương ứng với sự sinh trưởng của chiều cao thân, cành. Thời kỳ sau ra hoa đến hình thành quả là thời kỳ thân cành phát triển mạnh đồng thời cũng là thời kỳ diện tích lá tăng nhanh nhất.

Chỉ số diện tích lá (LAI) là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá diện tích lá của quần thể cây trồng, là cơ sở cho việc điều chỉnh diện tích lá. Nếu diện tích lá thấp thì sẽ gây lãng phí đất và lãng phí năng lượng mặt trời, nhưng nếu quá cao sẽ có hiện tượng che khuất ánh sáng lẫn nhau giữa các tầng lá trên cây, làm giảm

khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời của các tầng lá phía dưới, kéo theo lượng chất khô tích lũy trong cây cũng giảm. Chỉ số diện tích lá tăng dần từ khi cây lạc mọc mầm cho tới khi ra hoa, hình thành quả và sau đó giảm dần cho đến khi thu hoạch do các lá già trên cây rụng dần. Trong sản xuất cần có biện pháp duy trì diện tích lá ở mức tối ưu, giúp cây trồng sử dụng ánh sáng một cách hiệu quả nhất, đảm bảo quá trình quang hợp diễn ra bình thường và đạt hiệu suất cao, từ đó sẽ nâng cao năng suất và chất lượng của lạc.

Theo dõi chỉ tiêu diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) của các dòng, giống lạc qua các thời kì kết quả thu được trình bày tại bảng 4.5.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và tuyển chọn tổ hợp lúa lai triển vọng (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)