Mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng, giống lạc

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và tuyển chọn tổ hợp lúa lai triển vọng (Trang 68 - 70)

Dòng, giống Bệnh đốm nâu (cấp 1-9) Bệnh rỉ sắt (cấp 1-9) Sâu cắn lá thời kì hoa rộ (%) Sâu xám thời kì cây con (%) L27 (Đ/C) 3 3 11,03 1,21 Sen Nghệ An 3 3 10,47 1,67 Eo Nghệ An 3 3 10,22 1,31 D20 3 3 10,24 1,43 Đỏ Sơn La 3 1 10,28 1,50 D22 3 3 10,33 0,91 Đỏ Bắc Giang 3 3 9,98 1,27 L12 3 3 10,40 1,85 D18 1 3 9,65 0,95 L14 3 1 10,28 1,11

Bệnh đốm nâu: Do nấm Cercospora arachidicola Hori, gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại chủ yếu vào thời kì quả chắc. Vết bệnh có màu nâu, nâu vàng, xung quanh vết bệnh có quần vàng, trên vết bệnh có 1 lớp mốc màu xám đó là cành bào tử phân sinh conidi, mặt dưới vết bệnh có màu nhạt hơn. Bệnh gây hại trên lá, tỉ lệ gây bệnh nằm trong khoảng từ cấp 1 đến cấp 3, gây bệnh trên tất cả các dòng, giống. Trong đó nhẹ nhất là dòng D18 với tỷ lệ bệnh hại ở cấp 1. Giống đối chứng L27 và các dòng, giống còn lại đều có tỷ lệ bệnh hại ở cấp 3.

Bệnh gỉ sắt: Do nấm Puccinia Arachidis gây ra. Bệnh xuất hiện ở hầu hết

các giai đoạn sinh trưởng của cây tuy nhiên gây hại nặng và ảnh hưởng đến năng suất khi cây bắt đầu ra hoa. Bệnh phát sinh chủ yếu trên các lá hơi già hay bánh tẻ, đôi khi trên cuống lá, thân và tia quả.Vết bệnh ban đầu là các chấm nhỏ màu

vàng trong, sau đó vết bệnh phát triển tạo thành các ổ nổi màu vàng nâu sau chuyển sang nâu đỏ, xung quanh có quầng vàng. Tỷ lệ bệnh hại nằm trong khoảng từ cấp 1 đến cấp 3 nhẹ nhất là các giống: L14, Đỏ Sơn La, với tỷ lệ bệnh hại ở cấp 1, còn các dòng, giống còn lại đều có tỷ lệ bệnh hại ở cấp 3.

Sâu hại:

Sâu ăn lá: xuất hiện ở thời kỳ hoa rộ là chủ yếu. Tỷ lệ sâu ăn lá thời kỳ này dao động trong khoảng từ 9,65 - 11,13%. Dòng D18 bị sâu ăn lá hại nhẹ nhất (9,65%), trong khi đó còn giống đối chứng L27 bị sâu ăn lá hại nặng nhất (11,13%). Giống L14 bị hại ở thời kỳ này là 10,28% bằng với tỷ lệ bị hại của giống SL1, thấp hơn so với các giống: Sen Nghệ AN, D22, L12, L27 và cao hơn so với các dòng, giống còn lại.

Sâu xám: Sâu hại vào thời kỳ cây con, sâu cắn đứt ngọn, thân làm khuyết mật độ cây trên ruộng. Đặc điểm phá hoại của sâu xám là cắn ngang cây và tha phần cây xuống chỗ ẩn nấp dưới đất, thường hoạt động vào chiều tối đến sáng sớm. Tỷ lệ bị sâu hại dao động trong khoảng 0,91 - 1,85%, Trong đó bị hại nặng nhất là giống L12 (1,85%), thấp nhất là giống D22 (0,91%). Giống đối chứng L27 bị sâu xám hại ở thời kỳ này là 1,21%.

4.1.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống lạc

4.1.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất

Các yếu tố cấu thành năng suất là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó biểu hiện năng suất của cây trồng. Các yếu tố này có mối tương quan chặt chẽ với năng suất, giá trị của nó phụ thuộc vào bản chất di truyền của các giống và điều kiện ngoại cảnh cũng như kỹ thuật canh tác như bón phân, chăm sóc…

Năng suất lạc được tạo thành từ các yếu tố cấu thành năng suất đó là: Tổng số quả/cây, tỷ lệ quả chắc/cây, khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt, tỷ lệ nhân của giống. Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống lạc tham gia thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.11.

Tổng số quả trên cây

Là yếu tố có ý nghĩa quan trọng, phản ánh khả năng đậu quả của giống, quyết định năng suất cây và năng suất quần thể, là chỉ tiêu có ảnh hưởng đến năng suất cá thể và năng suất lý thuyết của giống.

Tổng số quả trên cây phản ánh của đặc tính giống, ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào các biện pháp kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là thời

gian ra hoa và tổng số hoa hữu hiệu trên cây. Kết quả nghiên cứu tổng số quả trên cây trình bày ở bảng 4.11 cho thấy: Tổng số quả/cây của các dòng, giống dao động trong khoảng từ 9,6 – 15,5 quả/cây. Trong đó, dòng D18 đạt tổng số quả cao nhất (15,5 quả/cây), giống Đỏ Bắc Giang đạt tổng số quả thấp nhất (9,6 quả/cây). Giống đối chứng L27 có số quả trên cây đạt 12,2 quả/cây thấp hơn so với dòng D20 và D18 và cao hơn các dòng, giống còn lại.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và tuyển chọn tổ hợp lúa lai triển vọng (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)