1.1 .Cơ sở khoa họccủa đề tài
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.3.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới
- Lượng thải chất thải y tế phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa và phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: Cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, loại bệnh, quy mô giường bệnh, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân và rác thải của người bệnh trong các khoa phòng.
- Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra các khuyến cáo đối với các nước đang phát triển có thể phân loại chất thải y tế thành các loại sau: Các chất thông thường không độc hại (chất thải sinh hoạt gồm chất thải không bi nhiễm các yếu tố nguy hại), chất thải y tế sắc nhọn (truyền nhiễm hay không truyền nhiễm) chất thải y tế nhiễm khuẩn (khác với các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn), chất thải hóa học và dược phẩm (không kể các loại thuốc, dược phẩm độc đối với tế bào), chất thải nguy hiểm khác (chất thải phóng xạ, các thuốc độc đối với tế bào, các bình chứa khí có áp suất cao).
- Cũng theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới có 18 - 64% cơ sở y tế chưa có biện pháp xử lý chất thải đúng cách. Tại các cơ sở y tế 12,5% nhân viên phụ trách xử lý chất thải bị tổn thương do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý chất thải y tế. Chính những tổn thương này lại là nguồnphơi nhiễm nghề nghiệp với máu là phổ biến nhất và chủ yếu là dùng hai tay tháo lắp kim và thu gom tiêu hủy vật sắc nhọn; có khoảng 50% số bệnh viện trong diện điều tra khi
vận chuyển chất thải y tế đi qua khu vực bệnh nhân mà không được đựng trong xe thùng có nắp đậy.
- Việc xử lý chất thải y tế còn tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và khoa học kỹ thuật - công nghệ. Trên thế giới, nhiều nước đã có những biện pháp khác nhau để xử lý loại rác thải nguy hại này.
* Các nước phát triển
- Trên thế giới, ở hầu hết các quốc gia phát triển, trong các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe, hay những công ty đặc biệt xử lý phế thải đều có thiết lập hệ thống xử lý loại phế thải y tế. Đối với chất thải rắn y tế nguy hại: Đó là các loại lò đốt ở nhiệt độ cao tùy theo loại phế thải từ 10000C đến trên 40000C. Tuy nhiên phương pháp này hiện nay vẫn còn đang tranh cãi về việc xử lý khí bụi sau khi đốt đã được thải hồi vào không khí. Đối với chất thải lỏng phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe: Đã áp dụng và đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải với các công nghệ xử lý tiên tiến, mang lại hiệu quả xử lý cao như AAO, RO,... kết quả được tổng hợp bởi Trần Hiếu Nhuệ và Phạm Đăng Khôi (2013).
- Các phế thải y tế trong khi đốt, xả thải vào không khí mang theo nhiều hạt bụi li ti và các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình đốt cháy như Axit Clohidric, Dioxin/Furan và một số kim loại độc hại như thủy ngân, chì hoặc Asen, Cadmi. Do đó, khí thải của lò đốt phải được giảm thiểu bằng hệ thống lọc hóa học và cơ học tùy theo loại phế thải trước khi thải ra môi trường.
- Đến nay, nhận thấy việc xử lý chất thải rắn y tế bằng phương pháp thiêu đốt đã gây ra nhiều bất lợi do lượng khí độc hại phát sinh thải vào không khí; các nhà khoa học hiện đang áp dụng một phương pháp mới. Đó là phương pháp nghiền nát phế thải và xử lý dưới nhiệt độ và áp suất cao để tránh việc phóng thích khí thải. Theo nguyên lý hoạt động của phương phápnày rác thải y tế nguy hại được chuyển qua một máy nghiền nát. Phế thải đã được nghiền xong sẽ được chuyển qua một phòng hơi có nhiệt độ 1380C và áp suất 3,8 bar. Ở điều
kiện nhiệt độ và áp suất trên là điều kiện tối ưu cho hơi nước bão hòa. Phế thải được xử lý trong vòng 40 - 60 phút. Sau cùng phế thải rắn đã được xử lý sẽ được chuyển đến các bãi rác thông thường vì đã đạt được tiêu chuẩn tiệt trùng. Phương pháp này còn có ưu điểm là làm giảm được khối mlượng phế thải vì được nghiền nát, chi phí ít tốn kém hơn lò đốt, cũng như không tạo ra khí thải vào không khí.
* Tại các nước đang phát triển
- Tại các nước đang phát triển, việc quản lý môi trường nói chung vẫn còn rất lơ là, nhất là đối với chất thải bệnh viện. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc đã bắt đầu chú ý đến việc bảo vệ môi trường, và có nhiều tiến bộ trong việc xây dựng các công trình xử lý chất thải bệnh viện. Đặc biệt, tại Ấn Độ từ năm 2008, Chính phủ đã ban hành luật về “Phế thải y tế: Lập thủ tục và Quản lý”. Trong bộ luật này có ghi rõ ràng phương pháp tiếp nhận phế thải, phân loại phế thải, cùng việc xử lý và di dời đến các bãi rác… Do đó, vấn đề phế thải y tế độc hại của quốc gia này đã được cải thiện rất nhiều.
1.3.2. Hiện trạng quản lý chất thải y tế tại Việt Nam
Hiện nay, theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh của Bộ Y tế năm 2018 có 13.640 cơ sở khám chữa bệnh, có 1.016 cơ sở y tế dự phòng, 77 cơ sở đào tạo y dược, 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Tại các cơ sở y tế, đặc biệt là bệnh viện đã thải ra hàng trăm tấn chất thải y tế mỗi ngày với khoảng gần 12% loại chất thải độc hại nguy hiểm. Lượng chất thải y tế trên không được quản lý và xử lý tốt thì các thành phần nguy hại trong chất thải như vi sinh vật gây bệnh, chất gây độc, gây bệnh ung thư... sẽ tạo nên những nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng và môi trường sống của nhân dân. Thực tế, trong cả nước ước tínhchỉ có khoảng 50% bệnh viện đã phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định; còn lại khoảng 50% các bệnh viện và các cơ sở y tế chưa thực hiện phân loại, thu
gom và xử lý chất thải y tế theo quy định. Để thực hiện được mục tiêu quản lý và xử lý chất thải y tế bảo đảm yêu cầu theo quy định, đặc biệt là chất thải nguy hại một cách có hiệu quả, cần có sự nỗ lực của chính quyền, ngành y tế, các ban ngành có liên quan với chi phí được đầu tư một cách phù hợp.
Số lượng và mạng lưới y tế tại nước ta như vậy là lớn so với các nước trong khu vực, song vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải tại các cơ sở từ trung ương tới địa phương còn quá yếu, hầu hết chưa có hệ thống xử lý chất thải hoặc tại một vài cơ sở tuy có hoạt động nhưng chưa đạt yêu cầu kỹ thuật.
Lượng rác thải rắn y tế phát sinh trên toàn quốc có khoảng 350 tấn/ngày; trong đó, có khoảng 40 tấn chất thải y tế nguy hại. Cũng theo nguồn thống kê của Bộ Y tế ở nước ta, trong khoảng 95% rác thải y tế được thu gom chỉ có 70% được xử lý bằng phương pháp đốt trong các lò đốt. Công nghệ đốt đang được áp dụng phổ biến nhưng thường chỉ có các lò nhỏ, chưa có hệ thống xử lý khí thải nguy hại. Điều này dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, đặc biệt là các chất khó phân hủy (POPs), chất nguy hại cho sức khỏe, chất gây ung thư như dioxin, furan... Ngoài ra, chi phí đốt rác thải hiện khá cao, khoảng 80.000 đồng/kg rác thải bệnh viện và thông thường rất ít bệnh viện có thể thải ra đủ công suất đốt của lò nên sau vài ngày mới thực hiện tiêu hủy một lần. Mỗi lần như vậy lại phải tiến hành quy trình đốt lại từ đầu, tiêu tốn nhiều năng lượng do đốt không liên tục trong khi chi phí này không được tính vào viện phí.
* Công tác quản lý chất thải y tế:
Theo thống kê của tác giả Trịnh Văn Tuyên, 2012, trong nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải bệnh viện thì có 92,5% số bệnh viện có thugom rác thường kỳ, 14% số bệnh viện có phân loại rác y tế để xử lý. Tuy nhiên phân loại rác từ khoa phòng khám và điều trị bệnh nhân chưa trở thành phổ biến.
Hầu hết chất thải rắn ở các bệnh viện không được xử lý trước khi chôn lấp hoặc đốt. Một số ít bệnh viện có lò đốt rác y tế song quá cũ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường.
* Công tác phân loại chất thải y tế:
Đa số các bệnh viện thực hiện phân loại chất thải ngay từ nguồn nhưng việc phân loại còn phiến diện và kém hiệu quả do nhân viên chưa được đào tạo.
* Công tác thu gom chất thải y tế:
Theo quy định, chất thải y tế và chất thải sinh hoạt đều được các hộ lý và y công thu gom hàng ngày ngay tại khoa phòng. Các đối tượng khác như bác sĩ, y tá còn chưa được huấn luyện để tham gia vào hoạt động quản lý chất thải y tế. Tình trạng chung là các bệnh viện không có đủ áo bảo hộ và các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên trực tiếp tham gia vào thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải.
* Công tác lưu trữ chất thải y tế:
Hầu hết các điểm tập trung rác đều nằm trong khuôn viên bệnh viện, vệ sinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viên. Một số điểm tập trung rác không có mái che, không có rào bảo vệ, vị trí gần nơi đi lại, những người không có nhiệm vụ dễ xâm nhập.