ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chất thải y tế phát sinh tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái.
- Công tác quản lý chất thải y tế tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái. - Nhân viên y tế, vệ sinh viên và bệnh nhân là đối tượng tiếp xúc thường xuyên với chất thải y tế.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý chất thải rắn và nước thải y tế tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái.
- Phạm vi không gian: Trung tâm y tế thành phố Yên Bái (Địa chỉ: Phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái).
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 04/2019 đến tháng 04/2020.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái
- Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái
- Đánh giá công tác quản lý chất thải tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái qua ý kiến phỏng vấn cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải của Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các số liệu về tổ chức hoạt động (quy mô, diện tích, cơ cấu tổ chức, công nghệ thiết bị sử dụng) của Trung tâm.
- Thu thập các số liệu về công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải y tế của Trung tâm từ Khoa chống nhiễm khuẩn.
- Thu thập các số liệu ở các văn bản, báo cáo của ngành, của tỉnh.
- Tham khảo các tài liệu, giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn báo cáo khoa học.
- Tham khảo tài liệu trên sách, báo, internet.... đã công bố.
2.3.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp
- Trực tiếp xuống 17 khoa, phòng chức năng và các buồng bệnh của Trung tâm tiếp cận quy trình thu gom, xử lý chất thải y tế.
- Tiến hành thống kê trực tiếp các dụng cụ trạng thái thiết bị máy móc phục vụ cho công tác thu gom xử lý chất thải y tế,
2.3.3.1. Phương pháp lấy mẫu nước thải
- Vị trí lấy mẫu: Miệng cống xả sau hệ thống xử lý nước thải tập trung của Trung tâm (nước thải đã qua xử lý trước khi thải ra môi trường).
- Cách lấy mẫu:
+ Điều kiện thời tiết tốt: Trời nắng.
+ Lấy 2 lần, số lượng 250ml, bằng ca định lượng sau đó bảo quản trong 2 chai dung tích 250ml do Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Yên Bái nhận mẫu và phân tích.
- Lựa chọn chỉ tiêu phân tích:
Căn cứ theo QCVN 28:2010/BTNMT (B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải Bệnh viện, tiêu chuẩn thải, lựa chọn các chỉ tiêu là đặc trưng cho nước thải Bệnh viện, gồm các chỉ tiêu: pH, TSS, BOD5, COD, NO3- -N, NH4+, PO43-, S2-, dầu mỡ ĐVT, Coliform.
2.3.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bộ câu hỏi
Phỏng vấn hoạt động quản lý chất thải y tế của bệnh viện và công tác quản lý/xử lý chất thải tại Bệnh viện (với phiếu câu hỏi thiết kế sẵn) đối với 02 đối tượng: Cán bộ, nhân viên y tế và bệnh nhân vào viện được 2 ngày trở lên, người nhà bệnh nhân, cụ thể điều tra 200 phiếu, trong đó:
- Đối tượng phỏng vấn là cán bộ, nhân viên y tế đang làm việc tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái: Tiến hành phỏng vấn các cán bộ/nhân viên y tế đang làm việc tại Trung tâm (50 người) về việc thực hiện quy trình quản lý chất thải y tế tại bệnh viện, hiểu biết về chất thải nói riêng và công tác bảo vệ môi trường nói chung.
- Đối tượng phỏng vấn là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân: Tiến hành phỏng vấn 150 bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại các khoa, buồng bệnh của Bệnh viện về mức độ vệ sinh tại bệnh viện, ý thức về bảo vệ vệ sinh chung tại bệnh viện của các cán bộ, nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại bệnh viện; mức độ cần thiết phải bảo vệ môi trường tại bệnh viện.
2.3.4. Phương pháp đánh giá
Căn cứ vào các quy định tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế dùng bảng điểm để đánh giá và cho điểm về thực trạng quản lý chất thải (thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ và xử lý) tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái.
- Xác định các tiêu chí chính và phụ để đưa ra thang điểm (lập bảng ma trậnđể xác định tiêu chí chính và phụ). Tiêu chí chính cho thang điểm tối đa là 5, tiêuchí phụ cho thang điểm tối đa là 3.
- Chấm điểm: Chấm điểm từ 1 đến mức tối đa mỗi tiêu chí theo mức độ đạtđược; 0 điểm cho tiêu chí không thực hiện được hoặc không có.
- Mức điểm đánh giá như sau:
+ Đạt >90% số điểm tổng được đánh giá là tốt
+ Đạt từ 60 đến <70% số điểm tổng được đánh giá là đạt mức trung bình +Đạt <50% số điểm tổng được đánh giá là thực hiện chưa tốt.
b. Xây dựng thang điểm để đánh giá mức độ hiểu biết về phân loại chất thải y tế
Căn cứ vào quy định phân loại chất thải y tế và mã màu đối với dụng cụ chứa chất thải y tế: Quy định thang điểm: 1 điểm cho mỗi một tiêu chí được xác định đúng. Tấtcả có 9 tiêu chí tương ứng với điểm tối đa là 9 điểm cho cả 9 tiêu chí đúng gồm:
Mỗi nhóm chất thải y tế là một tiêu chí, theo quy định có 5 nhóm chất có 5 tiêu chí; mỗimột mã màu là 1 tiêu chí, có 4 mã màu là 4 tiêu chí.
Mức điểm như sau:
+ Hiểu biết tốt: Chấm đạt điểm 9.
+ Hiểu biết khá: Chấm đạt từ 7 - 8 điểm. + Hiểu biết trung bình: Chấm điểm từ 5 - 6 + Hiểu biết kém: Đạt < 5 điểm
2.3.5. Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý số liệu
- Số liệu sơ cấp: Lượng rác thải theo dõi được tổng hợp theo tháng sau đó được nhập và tính toàn trung bình trên phần mềm Excel.
- Số liệu thứ cấp: Thu thập từ báo cáo công tác quản lý và xử lý chất thải y tế, vệ sinh môi trường, hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, thuyết minh công trình xử lý chất thải lỏng, báo cáo giám sát môi trường định kỳ và kết quả kiểm định chất lượng nước thải sau xử lý từ phòng Tổ chức - Hành chính của Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái.