KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế tại trung tâm y tế thành phố yên bái​ (Trang 45)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tổng quan về Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái

Ngành Y tế thị xã Yên Bái (nay là thành phố Yên Bái) được thành lập từ năm 1956, lúc đầu biên chế tổ chức chỉ có 6 cán bộ y tế. Năm 1959 thị xã Yên Bái được khôi phục, Trạm y tế được thành lập với 10 giường bệnh, với 1 y tá, 1 nữ hộ sinh và 6 cán bộ y tế khu phố.

Năm 1965 giặc Mỹ đánh phá, thị xã sơ tán sang xã Bảo Hưng, thuộc huyện Trấn Yên. Tháng 6/1966 Phòng Y tế thị xã được thành lập với 5 cán bộ; năm 1967 UBND tỉnh Yên Bái có Quyết định thành lập Bệnh xá thị xã với 15 giường bệnh, biên chế có 11 người (chưa có bác sỹ).

Năm 1968 bổ xung thêm 4 cán bộ (có 1 bác sỹ). Năm 1970 nâng lên thành bệnh viện với 30 giường, biên chế 25 người gồm 1 bác sỹ, 7 y sỹ, Dược sỹ, y tá , cán bộ khác 17 người; Trong thời gian giặc Mỹ đánh phá miền Bắc, bệnh viện phải di chuyển sơ tán nhiều lần (riêng năm 1972 là 4 lần).

Từ năm 1976 đến năn 1980 do hợp nhất 3 tỉnh là Yên Bái + Nghĩa Lộ + Lao Cai thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, nên năm 1978, UBND tỉnh Hoàng Liên Sơn quyết định giải thể Bệnh viện thị xã, chỉ để lại Phòng khám đa khoa 20 giường, thành lập phòng Y tế thị xã với chức năng tham mưu giúp UBND thị xã Yên Bái quản lý nhà nước về y tế.

Năm 1980, UBND tỉnh Hoàng Liên Sơn quyết định tái thành lập lại Bệnh viện thị xã với 50 giường bệnh gồm có 67 cán bộ; Trong đó có 5 bác sỹ, 27 sỹ, 3 dược sỹ trung cấp, còn lại là cán bộ khác, bình quân 15 giường bệnh/10.000 dân. Nhiệm vụ là khám chữa bệnh và tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng tiếp nhận thương binh trong thời chiến.

Đến năm 1985, bệnh viện có 100 biên chế, trong đó có 12 bác sỹ, 1 dược sỹ đại học, 56 y tá, dược sỹ trung cấp, còn lại là cán bộ khác.

Để thực hiện nhiệm vụ tinh giản biên chế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, đồng thời từng bước xã hội hóa công tác y tế theo Nghị định 43/2006 và Nghị định 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Ngày 11/12/2015, Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ra Thông tư liên tịch số 51/TTLT-BYT-BNV Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Ngày 31/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ra Quyết định số 598/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái, trên cơ sở sáp nhập Bệnh viện đa khoa và Trung tâm Y tế thành phố. Trung tâm Y tế thành phố chính được tái thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2016.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động

Trung tâm y tế thành phố Yên Bái có một Đảng bộ gồm 98 Đảng viên chính thức được tổ chức thành 5 chi bộ với 1 Công đoàn cơ sở và một tổ chức đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Cơ cấu tổ chức gồm: Ban Giám đốc; 05 phòng chức năng; 06 khoa lâm sàng; 03 khoa cận lâm sàng; 03 khoa làm công tác phòng bệnh.

Tổng biên chế được giao là: 148 cán bộ nhân viên tại trung tâm

Hiện tại để đảm bảo các hoạt động chuyên môn, Trung tâm hợp đồng thêm 26 cán bộ làm việc tại các khoa, phòng khối khám chữa bệnh. Trong đó có: 38 bác sỹ (có 18 BS CKCI; 01 thạc sỹ; Dược đại học 05; đại học điều dưỡng 07, hộ sinh, đại học chuyên môn khác là 13 người, số còn lại là chuyên môn khác.

Tổng số giường bệnh kế hoạch giao năm 2019 là: 120, số giường thực kê là 219;

Các trang thiết bị hỗ trợ cho chẩn đoán điều trị có: Máy siêu âm 4D; máy nội soi TMH; máy nội soi tiêu hóa, máy điện não, lưu huyết não, điện tim; máy

X quang; máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, máy đo loãng xương, monito theo dõi chức năng sống, máy điện sung, điện phân, thiết bị phục hồi chức năng, máy thở các loại… Với đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, cùng với độ ngũ cán bộ kỹ thuật các chuyên ngành khác, Trung tâm có đủ điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị, con người để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.1.3. Công tác quản lý chất thải tại Trung tâm

- Bộ phận quản lý: Việc quản lý chất thải của Trung tâm được giao cho phòng quản lý hành chính như cán bộ quản lý về môi trường…

- Quản lý bằng phương tiện máy móc: trong xử lý chất thải rắn, nước thải y tế, khí thải trung tâm.

- Quản lý bằng văn bản quy phạm pháp luật, Quy chế, Thông tư, Nghị định, Quyết định…

3.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái phố Yên Bái

3.2.1. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế

3.2.1.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế

Quản lý chất thải là một trong những khâu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường trung tâm vì lượng chất thải y tế phát sinh hàng ngày rất lớn và chứa nhiều thành phần nguy hại. Việc quản lý tốt chất thải y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái có thể hạn chế ô nhiễm không gia tăng và tiến tới không gây ô nhiễm môi trường. Từ bảng trên có thể thấy chất thải rắn của Trung tâm phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, được chia làm 4 loại chính, trong đó đáng chú ý là chất thải nguy hại và chất thải rắn thông thường vì đây là hai nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn nhất. Nguồn phát sinh các chất thải tùy thuộc vào từng khoa chức năng trong đó chất thải lây nhiễm có nguồn phát sinh chủ yếu từ khoa lâm sàng, cận lâm sàng, khoa Lây, khoa Ngoại Sản, phòng Mổ và

khoa Xét nghiệm, các chất thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu tại các phòng điều trị bệnh nhân.

Bảng 3.1. Thống kê nguồn phát sinh chất thải y tế tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái

STT Chất thải Nguồn phát thải

I Chất thải lây nhiễm

1 Chất thải sắc nhọn

Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng

2 Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn

3 Chấtthải có nguy cơ lây nhiễm cao

Khoa lây, ngoại sản, xét nghiệm

4 Chất thải giải phẫu Ngoại sản, phòng mổ

II Chất thải nguy hại khác

1 Chất hàn răng almagam Phòng khám nha khoa

2 Bóng đèn huỳnh quang Các phòng hành chính

3 Nước rửa phim Phòng chiếu chụp X-quang,

cộng hưởng từ

III Chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn sinh hoạt Phòng điều trị, văn phòng

IV Chất thải tái chế

Vỏ chai, lọ thuốc Phòng điều trị, văn phòng

(Nguồn: Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái, 2019)

- Các chất nhiễm khuẩn bao gồm: vật liệu thấm máu, thấm dịch và các chất bài tiết của người bệnh như băng, gạc, bông, găng tay, tạp dề, áo choàng, bột bó, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi dung dịch dẫn lưu.

- Tất cả các vật sắc nhọn bao gồm bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi dao cán mổ, cưa, các mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra vết cắt hoặc chọc thủng cho dù chúng có nhiễm khuẩn hay không.

- Các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, phát sinh từ các phòng thí nghiệm bao gồm: găng tay, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh chiết, xét nghiệm, nuôi cấy, túi PE đựng máu….

- Các mô và cơ quan người bao gồm tất cả các mô cơ thể (dù nhiễm khuẩn hay không), các cơ quan, chân tay, rau thai, bào thai, xác súc vật…

- Các hóa chất hóa học hỗn hợp (các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như phenol, dầu mỡ, các dung dịch làm vệ sinh….).

* Khối lượng chất thải y tế

Bảng 3.2. Lượng chất thải theo ngày tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái

TT Khoa điều trị Tổng lượng rác (kg/ngày) Rác y tế Rác sinh hoạt

1 Khoa Nhi 16,4 6,3

2 Khoa ngoại tổng hợp 17,3 8,1

3 Khoa nội tổng hợp 15,6 5,9

4 Khoa khám bệnh 12,9 4,8

5 Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản 25,2 9,6

6 Khoa Y học cổ truyền và phục hồi chức năng 10,4 4,3

7 Khoa an toàn thức phẩm 9,3 3,8

8 Khoa y tế công cộng và dinh dưỡng 8,3 4,5

9 Khoa kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS 5,7 2,3

10 Ban Giám đốc 0 1,7 11 Phòng Tổ chức - hành chính 0 2,5 12 Phòng Kế hoạch - tài vụ 0 2,3 13 Phòng Kế toán - tài chính 0 2,4 14 Phòng Điều dưỡng 0 4,5 Tổng 121,1 63,4

(Nguồn: Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái, 2019)

Theo bảng 3.2, chúng ta thấy tổng lượng rác thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái trong 1 ngày: đối với rác thải y tế là 121,1kg/ngày; rác thải sinh

hoạt là 63,4kg/ngày. Trong đó, khoa chăm sóc sức khỏe sinh sảncó tổng lượng rác thải y tế nhiều nhất là 25,2 kg/ngày; thấp nhất là khoa kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS với 5,7kg/ngày.

Bảng 3.3. Lượng chất thải trung bình trong tháng tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái năm 2019

TT Khoa điều trị Tổng lượng rác (kg/tháng) Rác y tế Rác sinh hoạt 1 Khoa Nhi 491,3 180,7 2 Khoa ngoại tổng hợp 513,8 245,3 3 Khoa nội tổng hợp 462,3 171,4 4 Khoa khám bệnh 382,5 143,6

5 Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản 750,7 287,3

6 Khoa Y học cổ truyền và phục hồi chức năng 310,5 127,8

7 Khoa an toàn thức phẩm 276,5 110.8

8 Khoa y tế công cộng và dinh dưỡng 246,9 132,7

9 Khoa kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS 167,8 65,8

10 Ban Giám đốc 0 44,2 11 Phòng Tổ chức - hành chính 0 66,7 12 Phòng Kế hoạch - tài vụ 0 59,8 13 Phòng kế toán - tài chính 0 62,4 14 Phòng điều dưỡng 0 116,9 Tổng 3.602,3 1.825,9

(Nguồn: Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái, 2019)

Căn cứ vào số liệu tại bảng 3.3 cho thấy lượng chất thải trung bình trong 1 tháng tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái như sau:

Trong 1 tháng lượng chất thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái là vô cùng lớn với tổng lượng chất thải y tế là 3.602,3 kg và 1.825,9 kg chất thải

sinh hoạt. Trong đó, khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản (khoa sản) là khoa có lượng chất thải y tế nhiều nhất với tổng lượng rác thải trung bình trong 1 tháng là 750,7 kg và 287,3 kg rác thải sinh hoạt. Khoa có lượng chất thải ít nhất là khoa kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS với 167,8 kg/tháng rác thải y tế và 65,8 kg/tháng rác thải sinh hoạt.

Bảng 3.4. Danh sách CTNH phát sinh trung bình trong 01 tháng của Trung tâm y tế thành phố Yên Bái

TT Tên chất thải Số lượng

(kg)

Phương pháp xử lý, tiêu hủy

1 Thành phần kim loại và vỏ hộp kim

loại, lưỡi dao, đinh mổ 3,2 Khử khuẩn vi sóng

2 Thành phần thủy tinh, ống thuốc tiêm,

bơm kim, găng tay 76,4 Khử khuẩn vi sóng

3 Bông băng gạc, bột bó 35 Khử khuẩn vi sóng

4 Dây truyền máu, túi máu, túi nước

tiểu 38 Khử khuẩn vi sóng

5 Bệnh phẩm 42,6 Khử khuẩn vi sóng

6 Pin (đôi) 16 Lưu kho

7 Bóng đèn huỳnh quang (chiếc) 15 Lưu kho

Tổng 226,2

8 Nước thải trung tâm (m3) 242,6 Sinh - Hóa

9 Chất thải thông thường (m3) 76,7 Chôn lấp

Tổng 319,3

10 Chất thải tái chế (kg) 32,7 Thu hồi/Tái chế

Tổng 32,7

(Nguồn: Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái, 2019)

Tại các phòng hành chính không có lượng chất thải y tế và chỉ có rác thải sinh hoạt, trong đó phòng có lượng rác thải sinh hoạt nhiều nhất là phòng điều

dưỡng với tổng lượng rác thải sinh hoạt là 116,9kg/tháng, tiếp theo là đến phòng Tổ chức - hành chính với tổng lượng rác thải là 66,7 kg/tháng; phòng kế toán - tài chính là 62,4 kg/tháng; phòng Kế hoạch - tài vụ là 59,8kg/tháng và thấp nhất đó là Ban giám đốc với tổng lượng rác thải trong 1 tháng là 44,2 kg. Tổng lượng nước thải tại trung tâm trong một tháng 242,6 m3; chất thải thông thường 76,7m3

và chất thải tái chế 32,7 kg.

Như vậy, có thể thấy rằng lượng rác thải tại các khoa thải ra là rất lớn bao gồm cả rác thải y tế và rác thải sinh hoạt của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Đối với các phòng hành chính lượng rác thải chủ yếu là rác thải sinh hoạt hàng ngày.

3.2.1.2. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế

Quy trình phân loại chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái được áp dụng theo đúng quy chế của Bộ Y tế. Tại mỗi khoa lâm sàng đều được trang bị các loại túi và thùng rác với những màu khác nhau:

Thùng, túi nilon màu xanh: đựng chất thải sinh hoạt thông thường bao gồm: giấy, báo, tài liệu, khăn, gạc, các đồ dùng và các vật liệu y tế chăm sóc người bệnh không dính máu… thức ăn thừa, vật liệu đóng gói, hoa, lá cây, rác quét dọn từ các sàn nhà (trừ chất thải thu gom từ các buồng cách ly) và từ các khu vực ngoại cảnh.

Thùng, túi nilon màu vàng: để thu gom các loại chất lâm sàng không sắc nhọn. Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái

Thùng, hộp nhựa màu vàng đựng các vật sắc nhọn, bên ngoài có biểu tượng về nguy hại sinh học: để thu gom các chất thải lâm sàng sắc nhọn như: kim tiêm, bơm tiêm kèm kim tiêm, dao mổ, pipet Pasteur, các lam kính xét nghiệm, đĩa nuôi cấy bằng thủy tinh, các lọ thủy tinh dính máu hay các vật sắc nhọn khác…

- Chất thải hóa học: lọ thủy tinh đựng chất thải hóa học, thuốc hóa trị. - Trên xe tiêm và xe làm thủ thuật cũng phải được trang bị đầy đủ phương tiện để thu gom chất thải sinh hoạt, lâm sàng và chất thải sắc nhọn.

Bảng 3.5. Thực trạng thu gom, phân loại chất thải y tế

TT Nội dung đánh giá

Mức đánh giá Nhận xét Thang điểm Chấm điểm

1 Phân loại rác tại nơi phát sinh 5 5 Có phân loại rác thải tại

nơi phát sinh

2 Vật sắc nhọn được đựng trong

những hộp quy chuẩn 5 5 Đạt yêu cầu

3 Chất thải được đựng trong các

bao bì theo mã mầu quy định 5 5 Đạt yêu cầu

4

Có thùng thu gom rác đặt ở các vị trí công cộng và nơi phát sinh chất thải y tế

5 3 Thiếu thùng đựng rác

đặt ở một số khu vực

5 Tần suất thu gom ngày 1 lần 5 5 Đạt yêu cầu

6 Túi đựng rác có buộc miệng 5 3 Chưa thường xuyên

buộc miệng túi đựng rác

7

Có bảng chỉ dẫn phân loại chất thải tại nơi đặt thùng đựng chất thải

3 3 Cơ bản đã đạt yêu cầu

8 Vệ sinh thùng đựng chất thải hàng

ngày 3 3 Cơ bản đã đạt yêu cầu

9 Có túi sạch thay thế 3 3 Đạt yêu cầu

10 Đổ rác đầy tràn các thùng, xe 3 3 Đạt yêu cầu

Tổng điểm 42 38 90,47%

(Nguồn: Số liệu điều tra, thống kê tại Trung tâm)

- Tại các vị trí công cộng và nơi phát sinh chất thải y tế ở Trung tâm y tế thành phố Yên Bái đã được đặt các thùng rác thu gom rác thải nhưng chưa đầy

được đẩy đủ mà rải rác: vị trí lấy máu xét nghiệm không có thùng để đựng bông gạt, tại các khoa số lượng thùng đựng rác ít so với nhu cầu..

- Túi đựng rác được các nhân viên vệ sinh thu gom tại Trung tâm Trung tâm y tế thành phố Yên Bái được thực hiện đầy đủ nhưng một số nhân viên khi thu gom vẫn không buộc túi đựng rác mà cứ thế xếch túi đựng rác luôn, ngoài ra một số trường hợp thu gom cho nhanh xong việc dẫn đến các thùng xe chở rác đầy tràn chính vì vậy mà yếu tố này chưa đạt yêu cầu.

- Tần suất thu gom rác, bảng chỉ dẫn phân loại chất thải tại nơi đặt thùng đựng chất thải, thùng đựng chất thải được vệ sinh hàng ngày, có túi sạch thay thế các túi đựng rác đã đạt yêu cầu.

Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy, qua đánh giá nhận xét về thang điểm đánh giá về công tác thu gom và phân loại rác thải y tế tại Trung tâm y tế Thành phố Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế tại trung tâm y tế thành phố yên bái​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)