TT Nội dung đánh giá
Mức đánh giá Nhận xét Thang điểm Chấm điểm
1 Phân loại rác tại nơi phát sinh 5 5 Có phân loại rác thải tại
nơi phát sinh
2 Vật sắc nhọn được đựng trong
những hộp quy chuẩn 5 5 Đạt yêu cầu
3 Chất thải được đựng trong các
bao bì theo mã mầu quy định 5 5 Đạt yêu cầu
4
Có thùng thu gom rác đặt ở các vị trí công cộng và nơi phát sinh chất thải y tế
5 3 Thiếu thùng đựng rác
đặt ở một số khu vực
5 Tần suất thu gom ngày 1 lần 5 5 Đạt yêu cầu
6 Túi đựng rác có buộc miệng 5 3 Chưa thường xuyên
buộc miệng túi đựng rác
7
Có bảng chỉ dẫn phân loại chất thải tại nơi đặt thùng đựng chất thải
3 3 Cơ bản đã đạt yêu cầu
8 Vệ sinh thùng đựng chất thải hàng
ngày 3 3 Cơ bản đã đạt yêu cầu
9 Có túi sạch thay thế 3 3 Đạt yêu cầu
10 Đổ rác đầy tràn các thùng, xe 3 3 Đạt yêu cầu
Tổng điểm 42 38 90,47%
(Nguồn: Số liệu điều tra, thống kê tại Trung tâm)
- Tại các vị trí công cộng và nơi phát sinh chất thải y tế ở Trung tâm y tế thành phố Yên Bái đã được đặt các thùng rác thu gom rác thải nhưng chưa đầy
được đẩy đủ mà rải rác: vị trí lấy máu xét nghiệm không có thùng để đựng bông gạt, tại các khoa số lượng thùng đựng rác ít so với nhu cầu..
- Túi đựng rác được các nhân viên vệ sinh thu gom tại Trung tâm Trung tâm y tế thành phố Yên Bái được thực hiện đầy đủ nhưng một số nhân viên khi thu gom vẫn không buộc túi đựng rác mà cứ thế xếch túi đựng rác luôn, ngoài ra một số trường hợp thu gom cho nhanh xong việc dẫn đến các thùng xe chở rác đầy tràn chính vì vậy mà yếu tố này chưa đạt yêu cầu.
- Tần suất thu gom rác, bảng chỉ dẫn phân loại chất thải tại nơi đặt thùng đựng chất thải, thùng đựng chất thải được vệ sinh hàng ngày, có túi sạch thay thế các túi đựng rác đã đạt yêu cầu.
Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy, qua đánh giá nhận xét về thang điểm đánh giá về công tác thu gom và phân loại rác thải y tế tại Trung tâm y tế Thành phố Yên Bái được nhận xét đánh giá cao với tổng số điểm đạt 38 điểm, đạt tỷ lệ 90,47%.
Bảng 3.6. Thực trạng vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế
TT Nội dung đánh giá
Mức đánh giá Nhận xét Thang điểm Chấm điểm 1 Vận chuyển chất thải bằng xe
đẩy chuyên dụng 5 5 Có xe đẩy chuyên dụng
2 Vận chuyển theo giờ quy định 5 5 Vận chuyển đúng thời
gian quy định 3 Có đường vận chuyển riêng
chất thải y tế 5 2
Đôi khi vận chuyển chưa có sự riêng biệt
4
Rơi vãi nước thải, rác thải, phát sinh mùi hôi trong quá trình vận chuyển 5 3 Qúa trình vận chuyển vẫn có để tình trạng phát sinh mùi hôi 5 Có hợp đồng vận chuyển rác ra
TT Nội dung đánh giá Mức đánh giá Nhận xét Thang điểm Chấm điểm 6 Chất thải y tế xử lý đúng quy định 5 5 Đạt yêu cầu
7 Lưu giữ riêng chất thải y tế 5 5 Đạt yêu cầu
8 Thời gian lưu giữ chất thải <
48h 5 5 Đạt yêu cầu 9 Đơn vị hợp đồng vận chuyển rác thải có giấy phép vận chuyển, xử lý rác thải 3 3 Đạt yêu cầu
10 Có nhà lạnh lưu giữ chất thải 5 0
Không có nhà lạnh, hoặc các thùng chuyên dụng đựng chất thải gây mùi hôi thối ra môi trường 11 Có sổ theo dõi chất thải hàng
ngày 3 3 Đạt yêu cầu
12 Có sổ chứng từ chất thải nguy
hại và chất thải thông thường 3 3 Đạt yêu cầu
Tổng điểm 54 44 81,48
(Nguồn: Số liệu điều tra, thống kê tại trung tâm)
Trung tâm y tế thành phố Yên Báiđã thực hiện vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế theo quy định. Tỷ lệ điểm đạt/tổng điểm quy chuẩn đạt mức khá: Trung tâm y tế thành phố Yên Bái là 81,48%.
Bảng 3.7. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái
TT Nội dung đánh giá
Mức đánh giá Nhận xét Thang điểm Chấm điểm
1 Chất thải y tế được phân loại
tại nơi phát sinh 5 3 Chưa đạt
2 Chất thải y tế nguy hại được xử
lý trong lò đốt chất thải y tế 5 5 Đạt yêu cầu
3
Chất thải thông thường được hợp đồng chôn lấp vệ sinh tại bãi chôn lấp của thành phố
5 5 Đạt yêu cầu
4
Chất thải tái chế được phân loại, thu gom và bán cho các cơ sở tái chế
3 3 Đạt yêu cầu
Tổng điểm 18 16 88,89%
(Nguồn: Số liệu điều tra, thống kê tại Trung tâm)
Qua số liệu điều tra tại bảng 3.7 cho thấy: thực trạng quản lý chất thải rắn tại Trung tâm y tế Thành phố Yên Bái được đánh giá đạt khá với tổng số điểm là 16 điểm, đạt tỷ lệ 88,89%. Trong đó, các tiêu chí đánh giá về các chất thải y tế nguy hại được xử lý trong lò đốt chất thải y tế; chất thải thuông thường được chôn lấp về sinh tại bãi chôn của thành phố; chất thải tái chế được phân loại, thu gom và bán cho các cơ sở tái chế đề là các chỉ tiêu được đánh giá đạt yêu cầu. Chỉ tiêu chất thải y tế được phân loại tại nơi phát sinh bị đánh giá chưa đạt yêu
Như vậy, có thể nhận thấy công tác quản lý chất thải rắn tại Trung tâm y tế Thành phố Yên Bái đã thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên về môi trường về công tác quản lý chất thải y tế.
3.2.2. Thực trạng công tác quản lý và xử lý nước thải y tếtại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái thành phố Yên Bái
3.2.2.1.Thành phần nước thải và lượng thải tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái
Nước thải trung tâm phát sinh từ các hoạt động vệ sinh hàng ngày, từ các hoạt động khám chữa bệnh, từ các lavabo xét nghiệm. Nước thải rung tâm y tế Thành phố Yên Bái có hàm lượng cao các chất hữu cơ - dinh dưỡng (thể hiện qua thông số BOD5, COD, TSS, tổng N, tổng P) và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh (thể hiện qua chỉ tiêu Coliform).
HỆ THỐNG VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ YÊN BÁI
- Lượng nước thải của Trung tâm y tế Thành phố Yên Bái có thể tính toán dựa trên lượng nước cấp sử dụng hàng ngày; theo khảo sát thực tế với quy mô 216 giường bệnh thì lượng nước cấp sử dụng cho một ngày đêm khoảng 270 m3
Lượng nước thải phát sinh trên một giường bệnh là 0,6 m3/ngày đêm/giường.
Với số lượng giường bệnh hiện tại là 2 giường, lượng nước thải phát sinh là: 0,6 m3/ngày đêm x 216 giường bệnh = 130 m3/ngày đêm.
Nước mưa chảy tràn trên bề mặt khuôn viên trung tâm, lưu lượng khoảng 1,56 m3/s (đối với cường độ trận mưa tính toán h = 100mm). Nước mưa chảy tràn chứa nhiều tạp chất (đất đá, vụn hữu cơ trên bề mặt…).
Nước thải của Trung tâm y tế sau khi được xử lý và đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 28:2010/BTNMT(cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế thì được thải ra môi trường qua cống thải chung của khu dân cư.
3.2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái
Hiện trạng chất lượng nước thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái trước và sau khi xử lý được trình bày ở bảng 3.8 và bảng 3.9.
Bảng 3.8. Kết quả phân tích nước thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái trước khi được xử lý
TT Chỉ tiêu Đơn vị
tính Đợt 1 Đợt 2 Cmax QCVN 28:2010/ BTNMT (Cột B, giá trị Cx1,2) 1 pH - 6,9 6,8 6,5-6,8 2 TSS mg/l 61,3 62,1 120 3 BOD5 mg/l 73,9 73,0 60 4 COD mg/l 130,3 132,3 120 5 NO3--N mg/l 18,5 16,5 60
6 NH4+ (theo N) mg/l 11,3 11,3 12
7 PO43- mg/l 9,6 8,9 12
8 S2- (theo H2S) mg/l 3,1 2,6 4,8
9 Dầu mỡ ĐVT mg/l 10.5 9,8 24
10 Coliform mg/l 6.560 6.520 5000
(Nguồn: Số liệu phân tích)
Bảng 3.9. Hiện trạng chất lượng nước thải Trung tâm y tế thành phố Yên Bái sau khi được xử lý
TT Chỉ tiêu Đơn vị
tính Đợt 1 Đợt 2 Cmax QCVN 28:2010/ BTNMT (Cột B, giá trị C x 1,2) 1 pH - 7,4 7,4 6,5-8,5 2 TSS mg/l 51,5 48,0 120 3 BOD5 mg/l 43 46 60 4 COD mg/l 105,2 97,3 120 5 NO3--N mg/l 16,9 5,7 60 6 NH4+ (theo N) mg/l 9,1 8,2 12 7 PO43- mg/l 8,3 4,1 12 8 S2- (theo H2S) mg/l 1,92 1,2 4,8 9 Dầu mỡ ĐVT mg/l 2,0 2,2 24 10 Coliform mg/l 60 48 5000
(Nguồn: Số liệu phân tích)
Nhìn vào bảng 3.8 và bảng 3.9 trình bày kết quả phân tích nước thải Trung tâm Y tế Thành phố Yên Bái qua 2 mẫu trước và sau hệ thống xử lý, ta thấy kết quả phân tích của từng chỉ tiêu như BOD5, COD, TSS,…Để đánh giá nước thải của Trung tâm Y tế Thành phố Yên Bái sau xử lý có còn bị ô nhiễm các chỉ tiêu trên hay không tiến hành phân tích thống kê so sánh trung bình các mẫu với QCVN 28:2010/BTNMT
* So sánh với kết quả phân tích mẫu nước thải Trung tâm Y tế Thành phố Yên Bái trước khi qua hệ thống xử lý nước thải.
So sánh kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước thải của Trung tâm Y tế Thành phố Yên Bái trước và sau khi phân tích có thể thấy được hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải của trung tâm, cụ thể như sau: Phân tích chỉ tiêu BOD5 trước khi xử lý ở đều cho kết quả vượt so với cột B-QCVN 28:2010/BTNMT gần 1,2 lần; Đối với chỉ tiêu COD trong nước thải trung tâm trước khi qua hệ thống xử lý cũng cho kết quả ô nhiễm và vượt so với cột B QCVN 28:2010/BTNMT từ 1,2 lần; Đối với chỉ tiêu NO3--N trong nước thải trung tâm trước khi qua hệ thống xử lý cũng cho kết quả ô nhiễm và vượt so với cột B QCVN 28:2010/BTNMT hơn 3 lần. Đối với chỉ tiêu Coliform trong nước thải của trung tâm trước khi qua hệ thống xử lý cho kết quả vượt gấp nhiều lần so với quy chuẩn cho phép từ 1,3 lần. Qua kết quả phân tích cho thấy hệ thống xử lý nước thải trung tâm đạt hiệu quả xử lý tốt. Nước thải trung tâm y tế Thành phố Yên Bái sau xử lý về cơ bản không bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu như BOD5, COD, tổng N, tổng P,…
3.2.2.3. Thu gom nước thải
Nước sử dụng trong Trung tâm Y tế được lấy từ hệ thống cấp nước sạch chung của Thành phố. Nước cấp được dẫn về bể chứa và được bơm lên đài nước đặt trong khuôn viên Trung tâm Y tế, sau đó nước được phân phối về toàn bộ khu vực dùng nước ở các phòng khoa.
Lượng nước thải Trung tâm Y tế được ước tính dựa vào lượng nước cấp, nước sử dụng của bệnh nhân, cán bộ, y bác sỹ, sinh viên thực tập và khách vãng lai. Nước thải phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau:
Nước thải sinh hoạt từ các khu nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà tắm, khu làm việc của cán bộ nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, sinh viên thực tập,… lượng nước thải tùy thuộc vào số lượng cán bộ nhân viên, sinh viên thực tập, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Nước thải từ các khâu xét nghiệm, giải phẫu, súc rửa các dụng cụ y tế chứa các chất phóng xạ, cặn lơ lửng, chất hữu cơ hòa tan. Còn đối với nước
thải ở các khoa, phòng khác thì được thải thẳng ra đường cống rãnh thoát nước của trung tâm.
Khoa giải phẫu nước thải từ rửa các mô, tạng tế bào; khoa X- Quang nước từ quá trình tráng rửa phim chụp; điều trị khối u, ung thư nước thải chứa các hóa chất và các chất phóng xạ; khoa xét nghiệm chứa chất dịch sinh học (nước tiểu, hóa chất,…), xét nghiệm vi sinh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hóa chất, nấm,…).
Nước thải Trung tâm Y tế ở ngay đầu ống dẫn từ các phòng xuống thì bẩn, đục, có mùi (chủ yếu là mùi thuốc), nhưng qua thời gian chảy trong kênh dẫn thì một phần cặn được lắng xuống, phần còn lại chảy ra hồ tập trung. Riêng nước thải tại khoa hồi sức cấp cứu và tại phòng mổ được dẫn thẳng ra hệ thống xử lý.
Một số khoa nước thải có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng ống dẫn nước thải không có nắp đậy và không được nạo vét thường xuyên.
Nước mưa chảy tràn được thu gom theo đường riêng
Bảng 3.10. Thực trạng hệ thống thu gom, xử lý nước thải y tế
TT Nội dung đánh giá
Mức đánh giá Nhận xét Thang điểm Chấm điểm 1
Hệ thống thu gom riêng nước thải và nước mưa được xây và có nắp đậy bằng bê tông.
5 5 Đạt yêu cầu
2 Có hệ thống xử lý nước thải 5 5 Đạt yêu cầu
3 Hệ thống xử lý nước thải phù hợp
công suất 5 4 Chưa đạt yêu cầu
4 Định kỳ giám sát môi trường nước
thải 5 5 Đạt yêu cầu
nước thải
6 Cửa xả nước thải dễ kiểm tra,
giám sát 3 2
Quá trình kiểm tra đôi khi gặp khó khăn
Tổng điểm 26 24 92,31%
(Nguồn: Số liệu điều tra, thống kê tại trung tâm)
Qua kết quả tại bảng 3.10 cho thấy: hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại Trung tâm y tế Thành phố Yên Bái được đánh giá ở mức tốt với tổng điểm 24 điểm, đạt tỷ lệ 92,31%. Trong đó, các chỉ tiêu đánh giá đạt tiêu chuẩn: Hệ thống thu gom riêng nước thải và nước mưa được xây và có nắp đậy bằng bê tông; có hệ thống xử lý nước thải; có sổ theo dõi vận hành nước thải và định kỳ được kiểm tra giám sát quá trình xử lý nước thải. Tiêu chí về công suất hệ thống xử lý nước thải và cửa xả nước thải dễ kiểm tra, giám sát được đánh giá gặp một số khó khăn. Công suất của hệ thống xử lý nước thải chưa tính đến vấn đề khi gặp mưa bão công tác xử lý sẽ gặp khó khăn vì hệ thống xử lý và quản lý nước thải chỉ đáp ứng được công suất hàng ngày… Tiêu chí về kiểm tra các cửa xả nước thải trong quá trình kiểm tra gặp khó khăn vì trung tâm Y tế Thành phố Yên Bái nằm ngay tại trung tâm thành phố nên mật độ dân số ở đông, mật độ công trình của dân cư làm ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra..
3.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái qua ý kiến phỏng vấn cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân qua ý kiến phỏng vấn cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
3.3.1. Đánh giá hiểu biết và thái độ của cán bộ và nhân viên y tế Trung tâm y tế thành phố Yên Bái trong bảo vệ môi trường y tế thành phố Yên Bái trong bảo vệ môi trường
Trong quá trình thực hiện đề tài tại Trung tâm y tế Thành phố Yên Bái, đề tài đã tiến hành phỏng vấn điều tra 50 cán bộ, y bác sĩ đang làm việc tại trung tâm. Nội dung phỏng vấn có liên quan đến việc quản lý chất thải và nước thải tại trung tâm và đạt được kết quả như sau:
Bảng 3.11. Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế được tập huấn quy chế quản lý chất thải y tế tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái
Chỉ số nghiên cứu Số người phỏng vấn
Số được tập huấn quy chế
n Tỷ lệ (%)
Bác sĩ (Nhóm 1) 10 10 100
Dược sĩ (Nhóm 2) 10 10 100
Điều dưỡng, NHS, KTV Y
(Nhóm 3) 20 20 100
Nhân viên hành chính và lao động
khác (Nhóm 4) 10 10 100
Chung 50 50 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Kết quả từ phiếu điều tra cho thấy công tác đào tạo hướng dẫn về quy chế quản lý chất thải của Bộ y tế được trung tâm thực hiện nghiêm túc, nâng cao hiểu biết của cán bộ nhân viên trung tâm về việc quản lý chất thải y tế, góp phần vào ý thức bảo vệ môi trường chung của trung tâm. Nhóm 1 là nhóm các bác sĩ, nhóm 2 nhóm dược sĩ, nhóm 3 gồm điều dưỡng, kỹ thuật viên và nhóm 4 nhân viên tại các phòng hành chính và lao động, trong đó tất cả các cán bộ gồm 100% cán bộ của trung tâm đã được phổ biến các kiến thức về quản lý và xử lý chất thải trung tâm. Công tác tập huấn được trung tâm thường xuyên tập huấn và phổ biến tại các cuộc hội nghị của trung tâm.
Bảng 3.12.Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế hiểu biết về phân loại chất thải y tế theo nhóm chất thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái