Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại UBND thị trấn phước bửu huyện xuyên mộc tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập, năng lực vận dụng đường lối, chính sách, pháp luật của đội ngũ CBCC trong bộ máy nhà nước còn hạn chế; những khiếm khuyết đó là do cơ cấu đội ngũ CBCC các cấp, các lĩnh vực chưa đồng bộ, việc quy hoạch đào tạo chưa kịp thời, bố trí cán bộ còn bị động và chưa có chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các bài học kinh nghiệm trong việc triển khai nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của nhiều địa phương trên cả nước cho thấy cần phải có các hoạt động cải tiến sau đây:

Một là, hệ thống văn bản pháp quy được ban hành đầy đủ, logic, cập nhật, tránh

chồng chéo, tránh bất cập trong quản lý và sử dụng đội ngũ công chức là điều cực kỳ cần thiết và phải được chú trọng thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Đây là cơ sở vững chắc để làm căn cứ pháp lý trong việc tuyển chọn, bố trí và bồi dưỡng đội ngũ.

Hai là, trước khi cân nhắc một người vào vị trí cán bộ nhà nước, người ấy phải

được học tập hoàn thành các lớp học từ cơ bản đến chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ lẫn bản lĩnh chính trị qua các lớp từ sơ cấp, đến trung cấp và cao cấp chính trị để củng cố và phát huy tính kiên định và trung thành tuyệt đối với chế độ, với Đảng và Nhân dân. Luôn luôn bảo đảm một người cán bộ công chức đứng trong hàng ngũ của nhà nước là những người thực sự xứng đáng với niềm tin yêu và giao trọng trách mà nhà nước và nhân dân kỳ vọng.

Ba là, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là tỉnh giàu, ngân sách dành cho đào tạo và phát

thần học tập, rèn luyện của cán bộ công chức để ngày càng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Bốn là, biện pháp liên kết với các trường đại học để đào tạo trình độ đại học và

trên đại học cho đội ngũ công chức là cần thiết để tiết kiệm kinh phí đào tạo, đồng thời tăng được số công chức chuyên môn có trình độ cao.

Năm là, Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cụ thể từng loại công việc tiêu chuẩn

chức danh là cơ sở cho công tác tuyển dụng, sử dụng và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ công chức và là tiêu chuẩn để rèn luyện, phấn đấu.

Sáu là, cần công khai, minh bạch, công bằng tuyệt đối trong việc triển khai thi

công chức nhà nước hàng năm để tránh tiêu cực, tránh cục bộ địa phương, bỏ sót nhân tài vào các vị trí quản lý nhà nước. Cũng cần công bố công khai về các chính sách đãi ngộ, chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ hưu trí và các phúc lợi rõ ràng khác nếu được vào vị trí quản lý. Đây là nhân tố kích thích sự hứng thú, hăng say của người ứng tuyển vào các vị trí cán bộ của cấp huyện, thị trấn nói riêng và các vị trí công chức khác nói chung.

Bảy là, việc quy hoạch, tuyển dụng cán bộ, công chức phải được xuất phát thực

sự từ nhu cầu công việc còn thiếu nguồn lực thực sự của mỗi đơn vị. Bộ phận tham mưu công tác cán bộ, cụ thể là phòng tổ chức, cán bộ của mỗi UBND huyện, thị phải tham mưu đặt tên được các công việc rõ ràng, đưa ra được bảng KPI công việc rõ ràng và thiết thực, bảng mô tả công việc bám sát các chương trình hành động sát sao của cơ quan cấp trên và của các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội mà UBND cấp huyện thị đã xác nhận và tiếp nhận từ chỉ tiêu mà cấp trên giao cho.

Tám là, Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát trong thực thi nhiệm

vụ, thưởng phạt nghiêm minh đối với CBCC.

Chín là, Tổ chức bộ máy phải xây dựng gọn nhẹ, phù hợp với từng giai đoạn

phát triển của đất nước

Tóm lại, đội ngũ công chức nhà nước có một vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của mỗi một quốc gia và mỗi địa phương trong cả nước. Một xã hội có nền kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị ổn định không thể thiếu sự ổn định

trong cuộc sống và công tác của mỗi cán bộ công chức và sự ổn định của nền kinh tế và văn hóa gia đình của họ. Để có được sự ổn định từ cá nhân, gia đình, đến khu phố, phường, xã, thị trấn, thị xã, huyện thị và lớn hơn là cấp thành phố, cấp tỉnh và toàn quốc gia thì nhất thiết phải chăm lo đời sống khởi đầu ổn định của mỗi cán bộ địa phương.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong Chương 2, luận văn đã hệ thống được một số vấn đề lý luận cơ bản đến chất lượng đội ngũ CBCĐ và các nhân tố ảnh hưởng. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã nghiên cứu học hỏi được kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ của các địa phương.

Những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng đội ngũ CBCĐ được phân tích, trình bày ở Chương 2 là cơ sở lý luận quan trọng để xem xét, đối chiếu với thực trạng chất lượng đội ngũ CBCĐ và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ nói chung và cán bộ công chức tại UBND thị trấn Phước Bửu nói riêng đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI UBND THỊ TRẤN PHƯỚC BỬU - HUYỆN XUYÊN

MỘC - TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại UBND thị trấn phước bửu huyện xuyên mộc tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)