CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
4.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức
Đội ngũ công chức là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố chính quyền vững mạnh. Muốn xây dựng và củng cố chính quyền vững mạnh thì phải nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, xây dựng một đội ngũ công chức có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đã khởi xướng.
Thực tế cho thấy, ở những địa phương có chính quyền vững mạnh là do có đội ngũ cán bộ, công chức mạnh. Và những địa phương có điểm nóng về chính trị, đơn thư khiếu nại, tố cáo nhiều thì nguyên nhân đầu tiên bắt đầu yếu kém từ đội ngũ cán bộ, công chức, Đội ngũ cán bộ, công chức của tại UBND thị trấn Phước Bửu tuy đã được củng cố, chọn lọc song hiện nay so với yêu cầu nhiệm vụ mới của cả nước, của địa phương thì chất lượng vẫn chưa đồng đều. Với mục tiêu để không ngừng phát triển kinh tế xã hội địa phương, thì nguồn lực cán bộ công chức luôn luôn giữ vai trò quan trọng, vì vậy việc đào tạo bồi dưỡng liên tục cho đội ngũ này để nâng cao chất lượng phục vụ luôn là những việc làm cấp bách hiện nay và cần được lên kế hoạch thực hiện thường xuyên trong tương lai.
Cũng như các tổ chức UBND khác trên cả nước, UBND thị trấn Phước Bửu là nơi tổ chức thực hiện mọi chủ trương chính sách của Đảng, và pháp luật của Nhà nước giao. Vì vậy, mỗi hoạt động của đội ngũ công chức đều có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân. Phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ công chức nơi đây có ảnh hưởng tích cực đến uy tín của Đảng, Nhà nước trong cùng phạm vi và trong phạm vi ngành dọc lớn hơn. Chính vì vậy, UBND thị
trấn kiên quyết không bố trí đi học, đi đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ đối với những công chức sa sút về phẩm chất đạo đức, yếu kém về năng lực trình độ mà không có thiện chí khắc phục sửa chữa sau khi đã được lãnh đạo Ủy ban nhắc nhở chỉ ra. Chính sách trước mắt là phải sử dụng thật hiệu quả số công chức hiện có, vì bản thân mỗi công chức đã dày công tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện mới có phẩm chất, năng lực cao; kết quả này không phải là sản phẩm tự nhiên mà là sản phẩm của quá trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ của Đảng, Nhà nước và của cả cá nhân người công chức đó.
Quy hoạch cán bộ và đào tạo cán bộ luôn là hai nhiệm vụ song hành không thể tách rời. Cùng với đó là phải có bộ tiêu chuẩn đánh giá cán bộ phù hợp với từng bối cảnh, từng chức danh chức vụ và thường xuyên rà soát sửa đổi nâng cấp bộ tiêu chuẩn này để có nền tảng đánh giá vững chắc, đồng thời phải công bố một phần hoặc toàn phần tiêu chuẩn này để mỗi người cán bộ, công chức cấp huyện, xã, phường, thị trấn có hướng phấn đấu phát triển năng lực cá nhân và năng lực tập thể.
Công tác quy hoạch cán bộ, công chức sẽ đem lại những hiệu quả rõ rệt và chất lượng được nâng cao khi thực thi triệt để các giải pháp gồm:
Thứ nhất, ở tầm vĩ mô và kiến trúc thượng tầng, thì cần thiết phải quán triệt
nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, Cán bộ, Đảng viên và toàn thể tầng lớp nhân dân về vai trò quan trọng và có tính sống còn của công tác quy hoạch cán bộ. Để mỗi người dân, mỗi cơ quan, tổ chức từ lớn đến nhỏ đều phải có trách nhiệm đóng góp cả về ý thức lẫn vật chất và tinh thần cho công việc quan trọng này.
Thứ hai, việc quy hoạch phải được thực hiện bởi những nhà quy hoạch có đủ
kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm không chỉ trong huyện, trong tỉnh mà cần có cả các chuyên gia cấp quốc gia và được đào tạo từ các nền khoa học giáo dục đào tạo từ các nước tiên tiến trên thế giới cùng vào cuộc, cùng thực hiện đồng bộ để đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn khả thi trong công tác quy hoạch. Kết hợp giữa nền khoa học có tính nguyên lý với thực tiễn tại địa phương cùng với việc cấp phát một nguồn lực thỏa đáng cho địa phương.
Thứ ba, phải tăng cường tối đa phát huy dân chủ và dân chủ toàn diện trong
Thứ tư, phải thực hiện đồng bộ tất cả các khâu đã được đề ra trong quy trình
của công tác cán bộ. Tuyệt đối tránh việc vì lý do này lý do khác mà quá chú trọng thực hiện khâu này trong khi buông lỏng thực hiện các khâu khác của một quy trình thực hiện xuyên suốt, khoa học đã được thiết kế chuẩn chỉnh trước đó.
Thứ năm, đưa vào chương trình hành động hàng năm, có cam kết thực hiện
đầu năm và thực hiện tốt vào cuối năm về công tác kiểm tra, đôn đốc nhằm thực hiện tốt quy hoạch cán bộ, công chức, đưa công tác này đi vào nề nếp, nghiêm túc thực hiện và duy trì thực hiện thường xuyên liên tục, coi đây là nhiệm vụ chính trị xuyên suốt quan trọng của tổ chức.
Thứ sáu, triển khai ngay quy hoạch cán bộ, công chức lãnh đạo cấp chiến lược,
đồng thời thực hiện kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách và trưởng thành qua thực tiễn.
Để lựa chọn được cán bộ, công chức vào diện quy hoạch ngắn hạn và dài hạn là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác quy hoạch cán bộ, chỉ cần có những sơ suất nhỏ có thể gây nên những hậu quá khó lường và ảnh hưởng dài hạn, diện rộng mà nhiều năm sau chưa thể khắc phục hết những hậu quả ấy. Sau khi quy hoạch, phải tiếp tục chuẩn hóa, trong sạch hóa, nâng cấp không ngừng chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức công tác và đạo đức xã hội.
Quy hoạch theo tuổi đời và năng lực, cần phải tuân thủ tính chất kế thừa. Cấp phó là cấp có đủ phẩm chất và năng lực để có thể kế thừa công việc của cấp trưởng trong tương lai và trong những tình huống khẩn cấp ngắn hạn và dài hạn. Cấp dưới phải có tuổi đời trẻ hơn cấp trên. Nguồn cán bộ được quy hoạch mới, phải có tuổi đời trẻ hơn nguồn cán bộ đang đương chức. Việc quy hoạch cán bộ phải được chú trọng thực hiện, được định kỳ rà soát bổ sung hàng năm và vào dịp Đại hội nhiệm kỳ. Cần phải có những đổi mới về nội dung và phương pháp để nâng cao chất lượng nguồn cán bộ được quy hoạch. Bên cạnh việc chọn lựa những nguồn cán bộ đang sinh sống và làm việc tại địa phương để thuận tiện trong đời sống và công tác của cán bộ, cũng cần có một số chính sách mở rộng, thu hút nhân tài từ các địa phương khác, các tỉnh thành khác đến cống hiến cho địa phương mình. Trường hợp cán bộ cư trú tại địa phương quá ít, quá mỏng về chuyên môn nghiệp vụ lẫn đạo đức công
vụ, thì UBND thị trấn Phước Bửu sẵn sàng vì đại cục, sẵn sàng vì sự nghiệp chung để đề xuất cấp trên quy hoạch cán bộ ngoài phạm vi sinh sống của thị trấn, tránh trường hợp vì thiếu nhưng cục bộ địa phương nên sử dụng đội ngũ cán bộ non kém về bản lĩnh chính trị, yếu về năng lực chuyên môn. Từ đó hướng đến mục tiêu cao nhất là phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại UBND thị trấn Phước Bửu đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Trong những năm qua, UBND thị trấn Phước Bửu đã ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã được đổi mới cải tiến cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn để không ngừng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng. Cấp ủy đảng và chính quyền các cấp luôn chú trọng đưa công tác quy hoạch cán bộ vào làm nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Các cấp Ủy Đảng, chính quyền có triển khai công tác tổng kết, đánh giá kết quả, tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp thích hợp để góp phần khắc phục những tồn tại hạn chế phát sinh. Việc lựa chọn công chức đưa vào quy hoạch đã được thực hiện một cách thận trọng, kỹ lưỡng, dân chủ, công khai, minh bạch. Luôn coi trọng ý kiến và sự giới thiệu ứng viên từ đội ngũ công chức trong cơ quan, đơn vị.
Các công việc sau đây phải được thực hiện một cách đồng bộ và xuyên suốt để tạo ra sự đổi mới mạnh mẽ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lẫn về lượng trong công tác cán bộ:
Định vị chu kỳ sát hạch cán bộ, công chức để đánh giá năng lực công chức có thể theo hai chặn, chặn thứ nhất đánh giá sơ kết sau 2 năm và chặn thứ hai đánh giá tổng kết sau 5 năm. Chặn thứ nhất có ý nghĩa lớn trong việc mỗi cá nhân và đơn vị có sự nhìn nhận và tiếp tục phấn đấu để đạt được mục tiêu cá nhân đã đề ra cũng như xác định mức độ thành công trong việc thực hiện chiến lược phát triển năm năm của đơn vị. Chặn thứ hai là đánh giá tổng hợp để xác định quy hoạch, tiếp tục bổ nhiệm hay thôi bổ nhiệm đồng thời cũng là dịp để phát hiện những nhân tố mới trong công tác cán bộ của mỗi địa phương.
Thiết lập một bộ tiêu chuẩn, tiêu chí có tham chiếu với các bộ tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới về chuẩn cán bộ, công chức quốc gia. Trong đó xác
định rõ từ kỹ năng, kinh nghiệm đến bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp, những thành công thành quả mà các tổ chức uy tín xã hội đã công nhận.
Có hệ thống văn bản pháp quy quy định rõ ràng và các văn bản hướng dẫn việc thực hiện đào tạo, nội dung cần đào tạo hàng năm nhằm xây dựng được một hệ thống kiến thức, kỹ năng, nhận thức của cán bộ đối với công tác do bản thân đang đảm nhận. Đặc biệt phải có những yêu cầu, quy định chuẩn mực về các kỹ năng thực thi công vụ đặc thù, để loại bỏ dần những tiêu cực trong việc chỉ chạy đua theo học để lấy bằng cấp nhằm đối phó với những quy định còn quá chung chung về kiến thức thông qua bằng cấp mà chưa cụ thể hóa những kỹ năng cần có để thực sự ứng dụng vào làm việc một cách hiệu quả tại đơn vị.
Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu tăng cường chất lượng, tinh giản biên chế hành chính, đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa các chức danh công chức; giữa các độ tuổi, địa bàn, giới tính, dân tộc, lĩnh vực công tác; khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ, công chức.
Trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cũng phải tính đến một yếu tố, đó là: Khi xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho công chức cần quan tâm đến các đặc điểm, thế mạnh riêng của từng địa phương.
Trên cơ sở tiêu chuẩn cụ thể, các UBND, thị trấn xây dựng quy hoạch cán bộ để đưa đi đào tạo chứ không chỉ hạn chế công tác đào tạo, bồi dưỡng theo chỉ tiêu từ trên xuống như hiện nay.
Việt Nam đang đứng trước nhu cầu cấp thiết của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và toàn cầu đã là xu thế tất yếu. Để chủ động hòa nhập vào xu thế ấy một cách có hiệu quả nhất, nhanh nhất, sớm thoát ra khỏi thực trạng chậm phát triển, tụt hậu, cần phải có một đội ngũ công chức có trình độ chuyên môn, năng động, sáng tạo để tác động trực tiếp quá trình chuyển đổi này, nhằm khai thác triệt để các yếu tố tiềm năng đang ẩn ở cơ sở.
Do đó, phải tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ công chức nâng cao trình độ. Cần có sự hỗ trợ về mặt vật chất và sự yên tâm về mặt tinh thần. Trên cơ sở đổi mới
và phát triển kinh tế - xã hội, phải từng bước nâng cao mặt bằng dân trí. Thực tiễn cho thấy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có được thực hiện nghiêm chỉnh, đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc không chỉ vào chất lượng cao hay thấp của đội ngũ công chức mà còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí.