2.1.5 .Sơ đồ ca sử dụng tổng quan của hệ thống
2.5. Giao tiếp và tƣơng tác
Để tạo môi trƣờng học tập liên tục, minh bạch hóa thông tin và gia thêm tính tƣơng tác trong lớp học thì hệ thống cung cấp các kênh tƣơng tác khác nhau, bao gồm các thông báo và kênh trao đổi riêng.
Các thông báo (announcement) và phản hồi (comment) là kênh giao tiếp chính của các lớp học. Thông qua công cụ này, giáo viên đƣa ra các hƣớng dẫn học tập, cung cấp các tài nguyên cũng nhƣ thăm dò học sinh để có thêm thông tin phục vụ việc điều chỉnh hoạt động học tập. Giáo viên có thể gửi một thông báo tới một hoặc nhiều lớp mà mình quản lý cùng một lúc. Học sinh có thể xem các thông báo của tất cả các lớp mà mình tham gia hay của một lớp nhất định. Các tài nguyên đính kèm trong các thông báo nhƣ tài liệu, video, ảnh đều có thể xem trực tiếp mà không cần sử dụng thêm bất cứ công cụ nào khác. Việc này
nhằm giảm sự phụ thuộc vào các công cụ bên ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh không bị sao nhãng mà tập trung vào nội dung chính là học tập. Cơ chế thông báo đƣợc xây dựng dựa trên việc tham khảo cách thức vận hành của một số mạng xã hội phổ biến cũng nhƣ nền tảng Edmodo và giữ ở mức tối giản nhất nhằm tránh sự phức tạp khi sử dụng.
Kênh giao tiếp thứ hai đƣợc hỗ trợ là trao đổi riêng giữa giáo viên với học sinh hoặc giữa học sinh với nhau. Khác với kênh thông báo chung diễn ra dƣới hình thức bất đồng bộ, kênh trao đổi riêng diễn ra dƣới hình thức đồng bộ, giúp cho việc giao tiếp trở nên nhanh chóng hơn, tập trung hơn, phù hợp với các trƣờng hợp cần sự hỗ trợ trực tiếp, tháo gỡ các khó khăn trong quá trình học tập.
Ngoài hai kênh giao tiếp chính ở trên, học sinh có thể quan sát tiến độ học tập của nhau. Đây là hình thức minh bạch hóa thông tin và thúc đẩy học tập nhóm, gián tiếp nâng cao tính động viên trong học tập.
Hình 3.5. Sơ đồ hoạt động trao đổi trực tiếp